YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm học 2021-2022 dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về nội dung:

- Phần Đọc - hiểu tác phẩm văn học: Nắm vững Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, đề tài, cốt truyện, nhân vật, phương thức biểu đạt, ngôn ngữ, các yếu tố nghệ thuật nổi bật...thuộc lòng các tác phẩm thơ. Chú ý thực hành đọc-hiểu, phân tích, bình giá các văn bản tác phẩm.

- Phần Tiếng Việt và Làm văn: Nắm vững tất cả các nội dung lí thuyết đồng thời chú ý phần Thực hành và Rèn luyện kĩ năng.

2. Về hình thức:

- Cần thấy được yêu cầu của tính chất tích hợp của ba phân môn Đọc - hiểu, Tiếng Việt và Làm văn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các phần Thực hành, Rèn luyện kĩ năng của cả ba phân môn.

- Cấu trúc một bài Kiểm tra - Đánh giá cuối học kì gồm hai phần: Trắc nghiệm và Tự luận với tỉ lệ thông thường 3/7 hoặc 4/6.

- Phần trắc nghiệm kiểm tra kiến thức cả ba phân môn.

- Phần tự luận sẽ được chia nhỏ và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

II. GỢI Ý LÀM ĐỀ LUYỆN TẬP GIỮA HỌC KÌ

Phần I. Trắc nghiệm

Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng (phương án in đậm là đáp án đúng)

1. Vì sao đoạn văn trên được coi là một đoạn văn ghị luận?

A. Vì có luận điểm mới mẻ, sắc sảo và có luận cứ giàu sức thuyết phục.

B. Vì có luận cứ giàu sức thuyết phục và cách lập luận chặt chẽ.

C. Vì có lập luận chặt chẽ và có luận điểm mới mẻ, sắc sảo.

D. Vì có đầy đủ các yếu tố luận điểm, luận cứ và luận chứng.

2. Tiêu đề nào sau đây phù hợp nhất với đoạn trích trên?

A. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

B. Hồ Xuân Hương - "Bà chúa thơ nôm"

C. Tính dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương

D. Nội dung thơ Hồ Xuân Hương

3. Ý nào sau đây có thể xem là luận điểm của đoạn văn?

A. Xuân Hương cũng là một "nhà nho", cũng giỏi chữ hán

B. Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, thơ Hồ Xuân Hương có tính dân tộc hơn cả.

C. Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát lên từ đời sống bình dân, hằng ngày.

D. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vớt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn.

4. "Cái đèo ba Dội của Xuân Hương rõ là đèo Ba Dội (...), phong cảnh sống cứ cựa quậy lên, chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, đẹp xinh nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như trong một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ".

Ý chính mà câu văn trên muốn biểu đạt là?

A. Thơ Bà Huyện Thanh Quan không hay.

B. Thơ Hồ Xuân Hương hay hơn thơ Bà Huyện Thanh Quan.

C. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã hơn thơ Hồ Xuân Hương.

D. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã, sống động nhưng không sống động bằng thơ hồ Xuân Hương.

5. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương".

Câu văn trên nên hiểu theo nghĩa nào?

A. Không có thi sĩ nào ở nước ta làm nhiều thơ như Hồ Xuân Hương.

B. ít nhà thơ nào ở nước ta để lại nhiều thơ như Hồ Xuân Hương.

C. Ít có nhà thơ nào viết nhiều về phong cảnh nước ta như Hồ Xuân Hương.

D. Trên đất nước ta đâu cũng thấy hình bóng Xuân Hương.

6. "... khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".

Các chi tiết trên nhằm chứng minh Xuân Hương là người như thế nào?

A. Giỏi chơi chữ

B. Giỏi chữ Hán

C. Giỏi htuốc bắc

D. Giỏi câu đối

7. Trong đoạn văn trên, trơ Hồ Xuân Hương được so sánh với thơ của ai?

A. Chu mạnh Trinh và Bà Huyện Thanh Quan

B. Ôn Như hầu và Chu mạnh Trinh

C. Bà Huyện Thanh Quan và Ôn Như hầu

D. Bà Huyện Thanh Quan

8. "Một khi Xuân Hương đi dạo cảnh Hồ tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới thăm đài Khán Xuân."

Câu văn trên mắc lỗi nào?

A. Dùng sai nghĩa của từ

B. Câu thiếu bộ phận vị ngữ

C. Câu thiếu chủ ngữ

D. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

9. Thay cụm từ ầo cho đúng và hay vào chỗ trống trong câu văn sau:

"Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương ..."

A. luôn đi trước

B. luôn tiêu biểu

C. giành giải nhất

D. hay tuyệt vời

10. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương".

Cách diến dạt nào dưới đây tương đương với câu trên?

A. Không thể có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.

B. Dễ không ít thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên đất nước ta nhiều như Xuân Hương.

C. Kể sao được những thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.

D. Thật ít có thi sĩ nào đã để lại dấu ấn thơ trên nớc ta nhiều như Xuân Hương.

11. "Xuân Hương cũng là một "nhà nho" chẳng kém ai, cũng giỏi chữ hán, khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".

Trong câu văn trên đây, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Liệt kê

C. Điệp ngữ

D. Phóng đại

12. Nội dung chính Xuân diệu muốn làm nổi bật trong đoạn trích là gì?

A. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà tính dân tộc

B. Thơ Hồ Xuân Hương rất tài hoa, uyên bác

C. Thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú, sống động

D. Thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần yêu nước

Đáp án:

1. D

2. C

3. B

4. D

5. C

6. B

7. C

8. D

9. C

10. D

11. B

12. A

Phần II. Tự luận

Câu 1. Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 - 264 TCN) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Bằng một đoạn văn ngắn, giải thích ý nghĩa câu nói trên.

* Mở đoạn:

- Trích dẫn câu nói của Dê-nông “Chúng ta....ít hơn”

* Thân đoạn:

- Giải thích

+ Nghĩa đen: Con người “có hai tai” nhưng chỉ có “một miệng”. Vậy nên cần “nghe nhiều hơn” và “nói ít hơn”.

+ Nghĩa bóng: Con người phải biết lắng nghe và chỉ nói những điều cần thiết.

- Tại sao lại như vậy?

+ Cuộc sống cần sự đồng cảm. Con người phải biết lắng nghe tiếng nói của đồng loại.

+ “Im lặng là vàng” chỉ nói những điều cần thiết và phải suy nghĩ trước khi nói.

+ Phê phán những biểu hiện xấu, chỉ nói mà không làm, khồg chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

* Kết đoạn:

- Rút ra bài học cho bản thân.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF