YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 11 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 11 năm học 2021-2022 phục vụ cho các bạn học sinh khối lớp 11 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương! 

ADSENSE

1.  KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.1. Axít, bazơ và muối

1. Axit khi tan trong nước phân li ra caction H+; Bazơ khi tan trong nước phân li ra anion OH-

2. Chất lưỡng tính vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ.

3. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

4. Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation Hvà anion gốc axit.

5. Tích số ion của nước là KHO= [H+] [OH] = 1,0 . 10-14. Một cách gần đúng có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

Giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường :

- Môi trường trung tính: [H+] = 1,0 . 10-7M hay pH = 7,00

- Môi trường axit : [H+] > 1,0 . 10-7M hay pH < 7,00

- Môi trường kiềm : [H+] < 1,0 . 10-7M hay pH > 7,00

6. Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dịch ở các giá trị pH khác nhau (xem SGK)

1.2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau :

a) Chất kết tủa.

b) Chất điện li yếu.

c) Chất khí.

Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn của phản ứng, người ta lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.

1.3. Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

a) Đơn chất Nitơ

- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p3. Các số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững (N ≡ N) nên nitơ khá trơ ở điều kiện thường.

Hợp chất của nitơ

a) Amoniac: Amoniac là chất khí tan rất nhiều trong nước.

Tính bazơ yếu

b) Muối amoni

- Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh

- Trong dung dịch, ion NH4+ là axit yếu: NH + H2O NH3+H3O

- Tác dụng với dung dịch kiểm tạo ra khí amoniac.

- Dễ bị nhiệt phân hủy.

c) Axit nitric

Là axit mạnh

Là chất oxi hóa mạnh. +4 +2 +1 0 -3

– HNOoxi hóa được hầu hết các kim loại. Sản phẩm của phản ứng có thể là NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3, tùy thuộc nồng độ của axit và tính khử mạnh hay yếu của kim loại.

– HNO3 đặc oxi hóa được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử .

d) Muối nitrat

- Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

- Dễ bị nhiệt phân hủy.

2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1:Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. CH3COOH.

B. C2H5OH.

C. H2O.

D. NaCl.

Câu 2: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3.

B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.

D.H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Câu 3: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu:

A. H2CO3, H2SO3, Al2(SO4)3.

B. H2CO3, H2S, CH3COOH.

C. H2S, CH3COOH, Ba(OH)2.

D. H2S, H2SO3, H2SO4.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây dẫn điện được:

A. Dung dịchmuối ăn

B. Dung dịch ancol

C. Dung dịch đường

D. Dung dịchbenzen trong ancol

Câu 5: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. CH3COOH → CH3COO+ H+.

B. Na2SO  → 2Na+ + SO.

C. Mg(OH)2 →  Mg2++ 2OH.

D. Ba(OH)2 →  Ba2+ + 2OH.

Câu 6: Muối nào sau đây không phải là muối axit?

A. NaHSO4.

B. Ca(HCO3)2

C. Na2HPO3.

D. Na2HPO4.

Câu 7: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Nalà bao nhiêu?

A. 0,23M.

B. 1M.

C. 0,32M

D. 0,1M.

Câu 8: Dung dịch X chứa HCl 0,06M và H2SO4 0,02M. pH của dung dịch X là:

A. 13.

B. 12.

C. 1.

D. 2.

Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X.Giá trị pH của dung dịch X là:

A.7.

B.2.

C.1.

D.6.

Câu 10: Ph­ương trình ion rút gọn H+ + OH-H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?

A. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3+ 3H2O.

B. HCl + NaOH → NaCl + H2O.

C. NaOH + NaHCO3→  Na2CO3+ H2O.

D. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O.

Câu 11: Dãy nào cho dưới đây gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Na+, NH, Al3+, SO, OH-, Cl.

B. Ca2+, K+, Cu2+, NO, OH, Cl.

C. Ag+, Fe3+, H+, Br, CO, NO.

D. Na+, Mg2+, NH, SO, Cl, NO.

Câu 12Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Na+, Mg2+, NO, SO.

B. Ba2+, Al3+, Cl, HSO.

C. Cu2+, Fe3+, SO, Cl– .

D. K+, NH, SO42–, PO.

Câu 13 Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ

A. amoniac.

B. axit nitric.

C. không khí.

D. amoni nitrat.

Câu 14: Axit HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, dễ bị phân hủy khi chiếu sáng vì vậy người ta đựng nó trong bình tối màu. Trong thực tế bình chứa dung dịch HNO3 đậm đặc thường có màu vàng vì nó có hòa lẫn một ít khí X. Vậy X là khí nào sau đây?

A. NH3.

B. Cl2.

C. N2O.

D. NO2.

Câu 15: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

A. KCl

B. NH4NO3.

C. NaNO3.

D. K2CO3.

Câu 16: Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là

A. (1), (2), (4).

B. (1), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 17: Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A. CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3.

B. KOH, NaHCO3, NH3, ZnO.

C. MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2.

D. NaOH, KCl, NaHCO3, H2S.

Câu 18: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.

B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.

C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.

D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 19: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

A. 14,2 gam.

B. 15,8 gam.

C. 16,4 gam.

D. 11,9 gam.

Câu 20: Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch là

A. 40,5 gam.

B. 14,62 gam.

C. 24,16 gam.

D. 14,26 gam.

Câu 21: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

A. 13,32 gam.

B. 6,52 gam.

C. 13,92 gam

D. 8,88 gam.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 11 năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF