YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 năm học 2021-2022 nhằm giúp các em ôn tập kiến thức đã học, cũng như luyện tập và chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GDCD 7

NĂM HỌC: 2021 – 2022

1. Lý thuyết

1.1. Sống giản dị

a. Khái niệm: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

*Biểu hiện của lối sống giản dị.

- Không xa hoa, lãng phí.

- Không cầu kì, kiểu cách.

- Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài.

- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người.

* Trái với giản dị:

- Sống xa hoa, lãng phí.

- Phô trương về hình thức.

- Học đòi ăn mặc.

b. Ý nghĩa:

- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội.

1.2. Trung thực

a. Khái niệm:

- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

* Biểu hiện của tính trung thực

- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)

- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.

- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.

* Trái với trung thực là: dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí.

b. Ý nghĩa:

- Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.

- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

- Được mọi người tin yêu, kính trọng.

1.3. Tự trọng

a. Khái niệm:

- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

* Biểu hiện của tự trọng: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách. Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể...

* Biểu hiện không tự trọng: Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn cúi, không trung thực, dối trá...

b. Ý nghĩa:

- Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người

- Giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, được mọi người tôn trọng, quý mến.

1.4. Đạo đức và kỉ luật

a. Khái niệm

- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. Ví dụ: Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, trồng cây gây rừng…

- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất về hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. Ví dụ: Không uống rượu bia khi tham gia giao thông, không sử dụng tài liệu trong kì thi…

b. Mối quan hệ đạo đức và kỉ luật: 

Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.

c. Ý nghĩa: 

Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.

1.5. Yêu thương con người

a. Khái niệm:

- Yêu thương con người là:

+ Quan tâm giúp đỡ người khác.

+ Làm những điều tốt đẹp.

+ Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Ví dụ: Người thầy thuốc hết lòng cứu chữa cho người bệnh, thầy cô giáo tận tụy bên trang giáo án để dạy học sinh nên người…

b. Biểu hiện:

- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.

- Biết tha thứ, có lòng vị tha.

- Biết hi sinh.

c. Ý nghĩa, phẩm chất của yêu thương con người

- Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

- Được mọi người yêu thương, quý trọng.

2. Bài tập

Câu hỏi 1: 

a. Thế nào là sống giản dị?

b. Ý nghĩa?

Câu hỏi 2: 

a. Thế nào là trung thực?

b. Liên hệ bản thân?

Câu hỏi 3:

a. Tự trọng là gì?

b. Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng?

c. Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?

Câu hỏi 4: 

a. Yêu thương con người là gì?

b. Vì sao phải yêu thương con người?

c. Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?

3. Đáp án

Câu hỏi 1: 

a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hòan cảnh của bản thân,gia đình và xã hội .

b/ Ý nghĩa:

- Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến .

- Ai cũng muốn gần gũi, thông cảm .        

- Giúp con người biết sống đúng mức , thắng thắng dễ chịu .

- Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.

- Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã...

Câu hỏi 2: 

a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b/ Tự liên hệ .....

Câu hỏi 3: 

a/ Tự trọng: Là biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.

b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:

- Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người

- Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

* Ca dao tục ngữ: ....

Câu hỏi 4: 

a/ Yêu thương con người:

Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn

b/ Biểu hiện:

- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.

- Biết tha thứ, có lòng vị tha.

- Biết hi sinh.

c/ Ý nghĩa:

- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.

- Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 năm học 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF