YOMEDIA

Các dạng bài tập cấu tạo nguyên tử

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Các dạng bài tập cấu tạo nguyên tử môn Hóa học 10. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

 

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên

A. electron, proton và nơtron                                                              B. electron và nơtron

C. proton và nơtron                                                                             D. electron và proton

Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

A. Số proton và điện tích hạt nhân                                                      B. Số proton và số electron

C. Số khối A và số nơtron                                                                   D. Số khối A và điện tích hạt nhân

Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:

A. Có cùng số khối A                                                                           B. Có cùng số proton

C. Có cùng số nơtron                                                                          D. Có cùng số proton và số nơtron

Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.

C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).

D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố.                        

(2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.             

(4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.

A. 3 và 4                                 B. 1 và 3                                 C. 4                                    D. 3

Câu 7: Chọn câu phát biểu sai :

1, Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân

2, Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối

3, Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử

4, Số prôton =điện tích hạt nhân

5, Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron

A. 2,4,5                                   B. 2,3                                     C. 3,4                                   D. 2,3,4

Câu 8: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là \({}_{12}^{24}Mg,\,\,{}_{12}^{25}Mg,\,\,{}_{12}^{26}Mg\) .Phát biểu nào sau đây là sai ?

A.Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14  

B.Đây là 3 đồng vị.

C.Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.                                 

D.Hạt nhân của mỗi ngtử đều có 12 proton.

Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:

A. Số khối bằng tổng số hạt p và n                                        

B. Tổng số p và số e được gọi là số khối
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân                      

D. Số p bằng số e

Câu 10: Nguyên tử  \({}_{13}^{27}Al\) có :

A. 13p, 13e, 14n.                                                                    B. 13p, 14e, 14n. 

C. 13p, 14e, 13n.                                                                    D. 14p, 14e, 13n.

Câu 11: Nguyên tử canxi có kí hiệu là \({}_{20}^{40}Ca\) Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng.                      B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.

C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.                            D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40.

Câu 12: Cặp phát biểu nào sau đây là đúng:

1. Obitan nguyên tử là vùng không gian quanh hạt nhân, ở đó xác suất hiện diện của electron là rất lớn ( trên 90%).

2. Đám mây electron không có ranh giới rõ rệt còn obitan nguyên tử có ranh giới rõ rệt.

3. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay giống nhau.

4. Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối đa và các electron phải có chiều tự quay khác nhau.

5. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay khác nhau.

A. 1,3,5.                               B. 3,2,4.                                     C.    3,5, 4.                           D.  1,2,5.

DẠNG 2: TÌM SỐ P, E, N, SỐ KHỐI A - VIẾT KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ

LƯU Ý :

Ngtử X có số hạt ( p, n,e ) nhận thêm a electron →    Ion Xa- có số hạt là ( p, n, e + a)

Ngtử Y có số hạt (p, n, e) nhường (cho) b electron → Ion Yb+ có số hạt là ( p, n, e - b)

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là :

A.  27                                               B. 26                                 C. 28                                 D. 23

Câu 14: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là

A. \({}_{19}^{38}K\)                          B.  \({}_{19}^{39}K\)              C.   \({}_{20}^{39}K\)                            D. \({}_{20}^{38}K\) 

Câu 15: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là

A. 119                                              B. 113                                  C. 112                                D. 108

Câu 16: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là

A. 57                                                B. 56                                    C. 55                                  D. 65

Câu 17: Ngtử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.

1/ Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là :   

A.  10                                                B. 11                                C. 12                                   D.15

2/ Số khối A của hạt nhân là :                        

A . 23                                                B. 24                               C. 25                                    D. 27

Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.Điện tích hạt nhân của X là:

A. 18                                                B. 17                                C. 15                                  D. 16

Câu 19: Nguyên tử nguyên tố X được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Điện tích hạt nhân của X là:

A. 10                                                B. 12                                 C. 15                                 D. 18

Câu 20: Nguyên tử của một nguyên tố có 122 hạt p,n,e. Số hạt mang điện trong nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử trên là:

A. 122                                              B. 96                                C. 85                                   D. 74

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập cấu tạo nguyên tử, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF