YOMEDIA

Các dạng bài ôn tập Chuyên đề Nhóm Halogen năm 2020 môn Hóa học 10

Tải về
 
NONE

Các dạng bài ôn tập Chuyên đề Nhóm Halogen năm 2020 môn Hóa học 10 được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Hóa học 10 một cách hiệu quả, đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ NHÓM HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10

 

Vấn đề 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN

Trạng thái

Flo (F2) khí, màu lục nhạt

Clo (Cl2) khí, vàng lục

Brom (Br2) lỏng, màu đỏ nâu

Iot (I2) rắn, đen tím à khí, tím

Các phản ứng

Là chất oxi hóa mạnh  X2  +  2e → 2X-

Tính oxi hóa giảm dần từ F đến I ( F2 > Cl2 > Br2 > I2)

Với kim loại

Tác dụng với tất cả kim loại kể cả Au, Pt. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh nhất.

Tác dụng với hầu hết kim loại. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt

Tác dụng với hầu hết kim loại. Phản ứng tỏa nhiệt ít hơn clo

Tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao hoặc cần xúc tác

2 Na + X2 →  2NaX

Với H2

Phản ứng nổ mạnh ngay ở -252oC, trong bóng tối

Phản ứng nổ khi chiếu sáng hoặc đun nóng (tỉ lệ 1:1)

Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, không nổ

Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, thuận nghịch

H2 + X2 → 2HX

H2 + I2 → 2 HI

Với H2O

Hơi nước nóng cháy được trong flo

2F+ 2H2O → 4HF + O2

X2 + H2O →  HX + HXO

Phản ứng khó dần từ Cl2 đến I2

Với dd kiềm

2F2 + NaOH (dd20%) → 2NaF +H2O + OF2

pư ở nhiệt độ thấp

Cl+ 2KOH → KCl +   KClO + H2O

3Cl+ 6KOH  → 5KCl + KClO+ 3H2O

3X2 + 6KOH → 5KX + KXO3 + 3H2O

Với muối

halogen

F2 khô khử được Cl-, Br-, I- trong muối nóng chảy:

F+ 2NaCl → 2NaF + Cl2

Khử được Br-, I- trong dung dịch muối

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Khử được I- trong dung dịch iotua:

Br+ 2NaI → 2NaBr + I2

Không phản ứng

Pư X2 thể hiện tính khử

Không có

Br2  + 5Cl2 + 6H2O

→ 2HBrO3 + 10HCl

I2 + 2HClO2HIO3 + Cl2

Nhận xét

F2 > Cl2 > Br2 > I2

Tính oxi hóa giảm dần (tính khử tăng dần)

2. Điều chế trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp

Các phản ứng

Flo (F2)

Clo (Cl2)

Brom (Br2)

Iot (I2)

Trong PTN

không điều chế

Cho dung dịch HX đặc t/d với chất oxi hóa (MnO2, KClO3, KMnO4)

MnO2 + 4HX → MnX2 + X2 + 2H2O

Trong CN

Điện phân hh lỏng gồm KF và HF

2HF  → H2 + F2

Điện phân dd NaCl có màng ngăn

2NaCl + 2H2O → H2 + Cl2 + 2NaOH

Sau phơi nước biển lấy NaCl, còn NaBr

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Rong biển khô đem đốt tạo tro + H2O dd NaI

Cl2+2NaI →2NaCl+I2

3. Các halogenua và axit halogebhiđric (HX)

Tính chất

HF

HCl

HBr

HI

Tính axit của dd HX

Yếu

Mạnh

Mạnh hơn HCl

Mạnh hơn HBr

T/d với dd AgNO3

AgF tan

AgCl  trắng

AgBr vàng nhạt

AgI vàng

T/d với SiO2

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Không phản ứng

T/d với O2

Không phản ứng

Pư ở thể khí có xt

4HCl + O2 → 2H2O + Cl2

Dd HX t/d với O2 của không khí:

4HX + O2  → 2H2O + 2X2

T/d với H2SO4 đặc

Không phản ứng

2HBr + H2SOBr2 + SO2 + 2H2O

8HI + H2SO→ 4I2 + H2S + 4H2O

Nhận xét

HF     →    HCl     →      HBr      →      HI

Tính axit tăng dần, tính khử tăng dần

Điều chế và sản xuất

CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF

* NaCl(r)+ H2SO4(đặc) → NaHSO4 + 2HCl(k)

* H2 + Cl2 → 2HCl

* R–H +Cl2 → RCl + HCl

PX3 + 3H2O → H3PO3 + 3HX

Thực tế:

3X2 + 2P + 6H2O →  2H3PO3 + 6HX

Câu 1 : Chọn nguyên tử có độ âm điện lớn nhất:

a. O (Z=8)           b. F (Z=9)         c. Cl (Z=19)           d. Br (Z=35)            e. I (Z=53)

Câu 2 : Nguyên tố ở chu kì 3 phân nhóm chính nhóm VIIA có Z bằng bao nhiêu?

a.  7          b. 12            c.  15           d.  17                e. 19

Câu 3: Khi xét các nguyên tố thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn theo chiều nguyên tử khối tăng dần, chúng :  

a. Có độ ăm điện tăng dần                              b. Có điểm nóng chảy giảm dần

c. Tạo ion càng nhỏ dần                                  d.  Càng kém hoạt động hóa học dần.

Câu 4:  H có độ âm điện bằng 2.1       

F có độ âm điện bằng 4.0   

Cl có độ âm điện bằng 3.0

Br có độ âm điện bằng 2.8       

I có độ âm điện bằng 2.5

Trong những chất HCl, HI, HF, HBr hãy sắp đặt độ phân cực từ mạnh nhất đến yếu nhất:

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) bằng 180; trong đó tổng các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào sau đây :

a. Iot                                 b. Clo                                      c. Brom                       d. Flo.

Câu 6:  Một ion Mn- có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 3p6, vậy cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử M là: 

a. 3p5 hay 3p4                 b. 4s1 4s2 hay 4p1                  c. 4s2 4p3                    d. 3s1 hay 3p1.

Câu 7:  Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) thuộc

a. Họ Lantan           b. Họ halogen          c. Họ kim loại kiềm     d. Họ kim loại kiềm thổ

Câu 8:  Hai nguyên tử Clo đồng vị 35Cl  và 37Cl  có vị trí như thế nào trong bảng HTTH

a. Cùng một ô                                                      

b. Hai ô kế tiếp nhau và cùng chu kì

c. Hai ô cùng chu kì, cách nhau bởi một ô khác      

d. Hai ô cùng nhóm, cách nhau bởi một ô khác

Vấn đề 2: CLO

Clo trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị Cl (75%)  và Cl (25%)  Cl=35,5

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: Clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, độc, nặng hơn không khí (d = 2,5).

Clo tan ít  trong nước → nước clo. Clo tan nhiều trong dung môi hữu cơ như hexan ...

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:       Cl + 1e  → Cl-

                                              3s23p5         3s23p6

Cl2 có tính oxi hóa mạnh ( yếu hơn F2).

1. Tác dụng hầu hết kim loại: (trừ Au, Pt) à  tạo muối clorua

2Na + Cl2 → 2NaCl                                  

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Cu + Cl2 → CuCl2

2. Tác dụng với phi kim: ( trừ N2, C, O2) (cần có nhiệt độ  hoặc có ánh sáng)    

H2 + Cl2  → 2HCl

2Pthiếu + 3Cl2 → 2PCl3                               

2P+ 5Cl2 → 2PCl5

3. Tác dụng với muối halogen, HX: Cl2 là chất có tính oxi hóa mạnh nên nó có khả năng đẩy Br2 hoặc I2 ra khỏi muối, tác dụng với những chất có tính khử

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2                                      

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2       

Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2                                          

Cl2 +   2HI   →  2HCl + I2     

Cl2 +  NaF → không phản ứng

4. Tác dụng với nước: tạo nước Clo có màu vàng nhạt

Khi hoà tan vào nước , một phần Clo tác dụng chậm với nước:

Cl2  + H2O   →     HCl     +         HClO 

                  Axit clohidric           Axit hipoclorơ

Axit HClO không bền bị phân hủy và giải phóng oxi:  2HClO → 2 HCl + O2

Nước Clo sau một thời gian sẽ mất màu vàng nhạt và chỉ còn axit HCl:  2Cl2 + H2O → 2HCl + O2

Lưu ý: Nước Clo có chứa Cl2, HCl, HClO, H2O

Axit hipocloro HClO là axit yếu ( < H2CO3) nhưng có tính oxi hóa rất mạnh, có khả năng oxi hóa các chất có màu thành chất không màu → nước clo và khí clo ẩm có tính tẩy trắng.

5. Tác dụng với kiềm ( NaOH, KOH)  tạo nước Javen

t0 thường:   Cl2 + 2NaOH(loãng)   →  NaCl + NaClO + H2O  

2Cl2 + 2Ca(OH)2   →   CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O

Cl2 + Ca(OH)2     →   H2O +  CaOCl2   Clorua vôi

Lưu ý: nước Javen, clorua vôi đều có tính oxi hóa mạnh nên có tính tẩy trắng.

t0 cao   3Cl2 + 6NaOH (đặc)     5NaCl + NaClO3 + 3H2O

3Cl2 + 6KOH (đặc)       5KCl + KClO3 + 3H2O

Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

6/ Tác dụng với các chất khử khác:

2FeCl2 +  Cl2 → 2FeCl                                                                        

H2S    +  Cl2 → 2HCl + S

4Cl2     +   H2S +   4H2O →  H2SO4 + 8HCl                         

Cl2     +   SO2  +   2H2O →  H2SO4 + 2HCl  

5Cl2      +   Br2    + 6H2O →  2HBrO3 +10HCl                       

5Cl2      +   I2    + 6H2O →  2HIO3 +10HCl

2NH3 + Cl2    →  N2 + 6HCl

III. ĐIỀU CHẾ: nguyên tắc là khử các hợp chất Cl- tạo Cl0

2KMnO4 + 16HCl  → 2MnCl2 + 2KCl +  5Cl2 + 8H2O

MnO2 + 4HCl    →  MnCl2 +  Cl2 +   2H2O

K2Cr2O7 + 14HCl   →   2KCl  +   2CrCl3 +  3Cl2 + 7H2O

KClO3 +  6HCl  → 3Cl2 +  KCl +  3H2O

CaOCl2  +  2HCl   →  CaCl2  +  Cl2  +  H2O

2NaCl → 2Na + Cl2

 CaCl2 → Ca + Cl2

2 NaCl +  2H2O   → 2NaOH + Cl2 + H2

2KCl +  2H2O   →  2KOH + Cl2 + H2

CaCl2 +  2H2O   →  2Ca(OH)2 + Cl2 + H2

2HCl    →   Cl2 + H2

2AgCl →   2Ag   +   Cl2

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Viết 3 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính oxi hóa, 2 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính khử.

2. Tính oxi hoá của các halogen: F2, Cl2, Br2, I2 giảm dần. dùng phản ứng hoá học để chứng minh.

3. Nước Clo hoặc khí Clo ẩm có tính tẩy trắng cịn khí Clo khơ thì khơng? Vì sao? Viết phương trình phản ứng minh họa.

4. Bằng phản ứng hóa học chứng minh Clo có tính oxi hóa mạnh hơn Brôm và Iôt.

5. Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thốt ra. Hy viết PTHH của cc phản ứng xảy ra.

6. Clo có thể tác dụng với chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Al (to) ; Fe (to) ; H2O ; KOH ; KBr; Au (tO) ; NaI ; dung dịch SO2

7. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

a)  MnO2 → Cl2 → HCl → Cl2 → CaCl2 → Ca(OH)2 → Clorua vôi

b)  KMnO4 → Cl2 → KClO3 →  KCl →  Cl2 → axit hipoclorơ → HCl  → Cl2 → FeCl3

c)  KClO3 → Cl2  →  NaClO →  NaCl → Cl2 →  Br2

d)  NaCl  → NaOH →  NaCl → Cl2 → HClO → HCl → MnCl2

e)  CaO  →  Ca(OH)2 →  CaOCl2 → CaCl2 → Cl2 → Br2 → I2

8. Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:

a)  KMnO4  +  HCl  →  KCl  +  MnCl2  +  Cl2  +  H2O

b)  KClO3  +  HCl  →  KCl  +  Cl2  +  H2O                           

c)  KOH  +  Cl2  →  KCl  +  KClO3  +  H2O

d)  Cl2  + SO2  +  H2O →  HCl  +  H2SO4                             

e)  Fe3O4  +  HCl  →  FeCl2  +  FeCl3  +  H2O

f)   CrO3  +  HCl  →  CrCl3  +  Cl2  +  H2O                           

g)  Cl2  +  Ca(OH)2  →  CaCl2  +  Ca(OCl)2  +  H2O

9. Đốt nhôm trong bình khí Clo thì thu được 26,7g nhôm clorua. Hỏi có bao nhiêu gam khí Clo đ tham gia phản ứng.

10. Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).

a) Viết phương trình hố học của cc phản ứng xảy ra.

b) Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd thay đổi không đáng kể).

11. Cho 10,44g MnO2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2 (M).

a)  Tính thể tích khí sinh ra (đkc).

b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được.

12. Cho 10,44g MnO2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2 (M).

a)  Tính thể tích khí sinh ra (đkc).

b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được.

13. Tính thể tích khí Clo thu được (đkc) khi cho 15,8g KMnO4 tác dụng với axit HCl đậm đặc ( H=100%). Nếu hiệu suất phản ứng là 60% thì thu dược bao nhiếu lít khí Clo

14. Đốt nhôm trong bình đựng khí clo thì thu được 26,7 (g) muối. Tìm khối lượng clo và nhôm đã tham gia phản ứng?                                                                                       

15. Tính thể tích clo thu được (đktc) khi cho 15,8 (g) kali pemanganat (KMnO4) tác dụng axit clohiđric đậm đặc.

16. Cho 3,9 (g) kali tác dụng hoàn toàn với clo. Sản phẩm thu được hòa tan vào nước thành 250 (g) dung dịch.

a)  Tính thể tích clo đã phản ứng (đkc).

b)  Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được. ( H = 100%)                                 

17. Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua.

a. Viết PTPƯ dạng tổng quát.

b. Xác định công thức chất khí X2 đ dng.

c. Tính giá trị m.

18. Cho 19,5g kẽm phản ứng hết với V lít khí Cl2 thu được mg muối kẽm Clorua.

a. Tính gía trị V.

b. Vậy để điều chế V lít khí clo (đktc) thì cần bao nhiu gam MnO2 tác dụng với dd HCl.

19. Cho 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với khí Clo thu được 9,35g hỗn hợp muối clorua.

a. Tính thể tích khí Clo (đktc) đ phản ứng.

b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp X

20. Để phản ứng hết 8,3gam hỗn hợp Nhơm v Sắt thì cần 6,72 lít khí Clo (đktc).

a. Tính khối lượng muối thu được.

b. Tính % khối lượng mỗi kim loại ban đầu.

21. Cho 10,44g MnO2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2 (M).

a)  Tính thể tích khí sinh ra (đkc).

b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được.

...

Trên đây là trích dẫn nội dung Các dạng bài ôn tập Chuyên đề Nhóm Halogen năm 2020 môn Hóa học 10, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF