YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Xoài

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK 2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Xoài có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐỒNG XOÀI

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu 1: Nhận biết

Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Thông hiểu

Trong câu văn in đậm, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3: Vận dụng

Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về tác phẩm này hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu, trình bày cảm nhận của em về cách thưởng thức ca Huế. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân)

Phần II. (5 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau;

Đề 1: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

Đề 2: Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiện thực đen tối thê thảm của người dân đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác, vô lương tâm của giai cấp thống trị xưa.

Hãy chứng minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I (5 điểm)

1.

- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương

- Tác giả: Hà Ánh Minh

2.

- Biện pháp liệt kê

- Tác dụng: cho thấy sự đa dạng trong cách biểu diễn ca Huế

3.

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khẳng định thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã.

* Thưởng thức ca Huế:

- Thời gian: thưởng thức vào đêm, khi ánh trăng đã lên cao.

- Không gian:

+ Trên thuyền rồng, trang trí lộng lẫy.

+ Xuôi dòng sông Hương đầy thơ mộng, trữ tình.

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)  

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏtinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”                                                       

(Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1: Nhận biết

Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)   

Câu 2: Nhận biết

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5đ)                                       

Câu 3: Thông hiểu

Nội dung đoạn trích trên là gì? (1đ)                                                                                              

Câu 4: Thông hiểu

Trong  câu : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,….” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1đ)                                                         

Phần II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. (2 điểm)                                                                                                          

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:  

“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

 - Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !  Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!”

1. Nhận biết

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Nhận biết

Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!” có tác dụng gì?

3. Thông hiểu

Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?

Phần II. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Nhận biết

Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau:

a, ............................................................................. cây cối đâm chồi nảy lộc.

b, ....................................................................... thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 2 (1,0 điểm) Thông hiểu

Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào?

a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó

Phần III. Tập làm Văn (5 điểm) Vận dụng cao

Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

1.

Phương pháp: căn cứ bài Sống chết mặc bay

Cách giải:

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,5 điểm)

Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,5 điểm)

2.

Phương pháp: căn cứ bài dấu câu

Cách giải:

Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn... của nhân vật. (1,0 điểm)

3.

Phương pháp: căn cứ bài Sống chết mặc bay; phân tích

Cách giải:

Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I. (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ

(Ngữ văn 7, NXB Giáo dục)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là gì?

Câu 3: (1 điểm) Thông hiểu

Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

Câu 4: (2 điểm) Vận dụng cao

Viết đoạn văn từ 6-8 câu trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống.

Phần II. (6.0 điểm) Vận dụng cao

Giải thích câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. (5.0 điểm)

1.

Phương pháp: căn cứ bài Đức tính giản dị của bác Hồ

Cách giải:

- Văn bản: Đức tính giản dị của bác Hồ (Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại)

- Tác giả: Phạm Văn Đồng

2.           

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A.Tự sự.               

B. Miêu tả.

C. Biếu cảm.         

D. Nghị luận.

Câu 2: Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” có những đặc điểm nổi bật gì?

A. Bố cục chặt chẽ với 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề.

B. Dẫn chứng cụ thể, phong phú làm nổi bật các đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt.

C. Lập luận sắc bén, giàu sự thuyết phục.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Về ý nghĩa trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” được đặt thêm vào câu để làm gì?

A. Để xác định thời gian.

B. Để xác định nguyên nhân.

C. Để xác định thêm mục đích.

D. Để xác định nơi chốn.

Câu 4: Câu rút gọn "Và để tin tưởng hơn vào tương lai của nó” đã lược bỏ thành phần nào?

A. Chủ ngữ.

B. Chủ ngữ và vị ngữ.

C. Vị ngữ.

D. Trạng ngữ.

Câu 5: Trong câu văn “Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là một, sông có cạn, núi có mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” tác giả đã dùng biện pháp:

A. So sánh.                   

B. Liệt kê.

C. Nhân hóa.                 

D. Điệp ngữ.

Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu “Nếu trong pho lịch sử của loài người xóa các thi nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nào sẽ đến !...” được dùng để làm gì?

A. Tỏ ý còn nhiều sự việc hiện tượng chưa liệt kê hết.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Tất cả đều đúng.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Một số bạn của em có phần lơ là trong học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn ấy tin vào câu châm ngôn: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. D

3. B

4. A

5. B

6. A

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Xoài. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF