YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Tiến

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK 2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Tiến có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

 (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7 tập 2 trang 53)

a. Đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác? (1.0 điểm)

b. Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết thuộc kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm)

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

c. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ? (1.0 điểm)

Câu 2: (2.0 điểm) Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu 3: (5.0 điểm)

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a.

- Đoạn trích trên ca ngợi vẻ đẹp giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt và lối sống.

- Dẫn chứng:

+ Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn.

+ Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.

b.

- Phép liệt kê: “việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”.

- Kiểu liệt kê:

+ Xét theo cấu tạo: liệt kê không theo từng cặp.

+ Xét theo ý nghĩa: liệt kê không tăng tiến.

c.

- Hướng phấn đấu trong năm học mới:

+ Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức hơn nữa.

+ Học tập lối sống giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất…

(…) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Ngữ liệu trên trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hãy cho biết thể loại của tác phẩm trên và nêu nội dung đoạn trích đó. (1.0 điểm)

b. Kết thúc tác phẩm “Sống chết mặc bay” gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy diễn đạt thành 2 - 3 câu văn. (1.0 điểm)

Câu 2: (2.0 điểm)

Trong phần in đậm của đoạn văn trên:

a. Hãy xác định một biện pháp nghệ thuật liệt kê và cho biết xét theo cấu tạo thì đó là kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm)

b. Tìm một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy? (1.0 điểm)

Câu 3: (6.0 điểm)

Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh và giải thích để làm sáng tỏ lời khuyên trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a.

- Thể loại: truyện ngắn hiện đại.

- Nội dung: Đoạn trích tái hiện cảnh tượng thảm sầu của nhân dân khi đối đầu với cảnh đê vỡ.

b.

- Đoạn kết gợi cho em những trăn trở về đời sống người dân trong xã hội cũ, cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công. Xã hội phong kiến khiến đời sống nhân dân đầy rẫy những đau thương, mất mát, luôn bị áp bức, bóc lột. Từ đó em càng trân trọng, biết ơn hơn xã hội hiện đại của đất nước đã cho em cuộc sống ấm no, công bằng.

Câu 2.

a.

- Liệt kê: nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ.

- Kiểu liệt kê (xét theo cấu tạo): kiểu liệt kê không theo từng cặp.

b.

- Học sinh chọn một trong các câu đặc biệt sau đây: Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!.

- Tác dụng: cho thấy được sự gấp gáp của tình huống và nhấn mạnh sự nguy cấp của người dân khi chống chọi với đê vỡ, nước dâng.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.

a. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những đức tính nào? (0.5 điểm)

b. Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (Nêu ít nhất hai biểu hiện). (0.5 điểm)

c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm)

d. Viết 6 đến 8 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. (2.0 điểm)

Câu 2: (6 điểm)

Lòng yêu thương con người, sự đùm bọc, sẻ chia vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a.

- Câu văn nêu luận điểm: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn.

- Câu văn đề cập đến đức tính giản dị và đức tính khiêm tốn.

b.

- Những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật:

+ Các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã.

+ Kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt.

c.

- Trạng ngữ: “từ xa xưa đến nay”

- Ý nghĩa trạng ngữ: thêm vào câu để xác định thời gian cho câu văn.

d.

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ Giới thiệu: lối sống giản dị là một trong những cách sống đẹp của con người.

+ Giải thích: Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

+ Ý nghĩa:

  • Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.
  • Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
  • Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
  • Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I/ VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)

Câu 1:

a. Thế nào là câu đặc biệt? (1.0 điểm)

b. Trong câu sau, đâu là câu đặc biệt? (1.0 điểm)

- Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa, lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

(Khánh Hoài)

Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu sau: (1.0 điểm)

- Hè đến, hoa phượng nở báo hiệu mùa chia li.

Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cho ta hiểu điều gì? (1.0 điểm)

II/ TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)

Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I/ VĂN – TIẾNG VIỆT:

Câu 1.

a.

- Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

b.

- Câu đặc biệt: “Trời ơi!”

Câu 2.

- Trạng ngữ: “Hè đến”.

Câu 3.

- Văn bản cho ta hiểu đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Đó cũng là đức tính đẹp mà mỗi người nên học tập để có một cuộc sống tích cực hơn.

II/ TẬP LÀM VĂN:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài

- Ông cha ta thường dạy con cháu “rừng vàng, biển bạc” là để đề cao vai trò của rừng đối với đời sống con người đồng thời căn dặn mọi người hãy xem rừng là tài nguyên quý hiếm và bảo vệ, giữ gìn.

- Khi cuộc sống của con người đang đứng trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị tàn phá thì vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn nữa.

2. Thân bài

a. Khẳng định rừng là nhân tố quan trọng

- Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậu

+ Rừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khác.

+ Rừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt, rừng ven biển chắn sóng, ngăn cát bay vào làm đất đai bị sa mạc hóa.

+ Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm…

– Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khác

+ Rừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…

+ là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủng.

---(Đáp án đầy đủ của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì?

A. Tự sự.                     

B. Thuyết minh.

C. Biểu cảm.               

D. Nghị luận.

Câu 2: Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học gì?

A. Cách ăn nói lễ độ văn minh lịch sự.

B. Cách ứng xử lịch thiệp, đúng đắn.

C. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, đúng đắn.

D. Cách học làm người có nhân cách, có văn hoá.

E. Gồm A, B, C, D.

Câu 3: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với nghĩa gì?

A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê.

B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước tới nay trước cuộc sống của những người dân quê.

C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.

D. Là một vế của câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Câu 4: Trong đoạn văn “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng...”, tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận nào để nói về sức mạnh của lòng yêu nước qua nước các trang sử vẻ vang do ông cha ta làm nên?

A. Giải thích.

B. Bình luận.

C. Chứng minh.

D. Giải thích và chứng minh.

Câu 5: Bác viết truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” nhằm mục đích chủ yếu nào?

A. Chỉ để ca ngợi phẩm chất, khí phách của Phan Bội Châu.

B. Chỉ để xây dựng hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau.

C. Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa đảo, lố bịch của Va-ren.

D. Chỉ để cho người Việt Nam thấy được thực chất của quá trình “khai hoá văn minh” của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Câu 6: Nếu viết “Bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” thì câu văn sẽ thiếu thành phần nào?

A. Chủ ngữ.               

B. Vị ngữ.

C. Trạng ngữ.             

D. Bổ ngữ.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. E

3. A

4. C

5. B

6. A

II. TỰ LUẬN

Dàn bài:

1. Mở bài

- Giáo dục đạo lí làm người cho con cháu là việc làm thường xuyên, rất được coi trọng của ông cha ta từ trước đến nay. Những bài học sâu sắc ấy được chứa đựng trong ca dao tục ngữ.

- Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Tiến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF