YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Yên Mỹ

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Yên Mỹ dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT YÊN MỸ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

“…Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

…Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản? Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của sách trong đời sống của con người.

PHẦN LÀM VĂN 7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phục trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm” – nguyên tác: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Đoạn văn viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn: Nghị luận

Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”

- Nội dung chính của đoạn văn:

+ Trong thời đại công nghệ số, văn hóa đọc đang có xu hướng bị cạnh tranh lấn át, có nguy cơ bị mất dần đi.

+ Cần thấy được ý nghĩa của việc đọc sách và có thói quen đọc sách.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt!

 (Tố Hữu, Ta đi tới)

Câu 1: Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?( 0.5đ)  Thể hiện qua từ ngữ nào? (0.5đ)

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?(0.5đ) Nêu đặc trưng của phong cách  ngôn ngữ đó? (1.5đ)

Câu 3: Chỉ ra đặc trưng về tính truyền cảm được thể hiện trong đoạn thơ (1.0đ)

PHẦN II.  LÀM VĂN  (6,0 ĐIỂM)

Đề ra: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:

“...Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

 (Trích “Trao duyên” - “Truyện Kiều”- Nguyễn Du).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Câu 1:

- Biện pháp : So sánh

- Từ ngữ biểu hiện: Như

Câu 2:

- Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật

- 3 đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

Câu 3:

Đoạn thơ truyền cho ta cảm xúc tự hào, niềm tin vào sức mạnh, ý chí, sự quyết tâm của quân và dân ta trên con đường cách mạng.

PHẦN II.  LÀM VĂN  (6,0 ĐIỂM)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

 - Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)

 - Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học

 - Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật

 - Có luận điểm, luận cứ rõ ràng

 - Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách nào? (0,5 điểm)

2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích? ( 0,5 điểm)

3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao? (1,0 điểm)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện qua đoạn trích sau:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.

 (Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.

Câu 2:

Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).

---(Đáp án đầy đủ của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

Câu 2:

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.    

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:

...Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”

 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm):   

Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích  Trao duyên  (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Yên Mỹ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF