YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Trần Quang Diệu

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 trường THPT Trần Quang Diệu. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bâu giờ?

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc cắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng đẻ ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở dâu thẳm trong tim bạn có, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 đ)

Câu 2. Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí nào? (1.0đ)

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy.” (1.0đ)

Câu 4. Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nói về ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người. (2.0đ)

II. LÀM VĂN

Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:

…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai…

(Trích “Trao duyên” – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã được học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý

* Cách giải:

- Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí: luôn cảm thấy dằn vặt, day dứt vì đã từ bỏ ước mơ của đời mình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1.

- Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

Câu 2.

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

Phần II: Làm văn (7 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

-  Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.

-  Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.

-  Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc

-  Biết vận dụng nhiều thao thác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.

-  Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều

2. Thân bài:

-  Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:

+ Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là "năng lực tạo ra hạnh phúc", bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một "tế bào hạnh phúc", một "nhà máy hạnh phúc" và sẽ ngày ngày "sản xuất hạnh phúc" cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là "nhỏ bé" trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn "nhỏ bé". Ai cũng có thể trở thành những "con người lớn" bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự "chạm" vào hạnh phúc!.

("Để chạm vào hạnh phúc"- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3: Văn bản trên có nhiều cụm từ in đậm được để trong dấu ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ "nhỏ bé" và "con người lớn"?

Câu 4: Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách "chạm" vào hạnh phúc bằng việc "làm những việc lớn" hay "làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn"? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 7 - 10 dòng)

II. Phần Làm văn: (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương".

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Chinh phụ ngâm, nguyên văn chữ Hán, Đặng Trần Côn, Bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm (?) - SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần Đọc hiểu (4,0 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận. (0.5)

2. Nội dung chính của văn bản trên: (1.0)

- Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.

- Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành "con người lớn" bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.

(Chú ý: HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng chạm vào ý là cho điểm)

3.

- Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý... (0.25)

- Nghĩa hàm ý của hai cụm từ "nhỏ bé": tầm thường, thua kém, tẻ nhạt... và "con người lớn": tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa... (0.75)

(Chú ý: HS nói được 2 đến 3 ý thì cho điểm tối đa).

4. Nêu được lí do khẳng định lối sống theo quan điểm riêng của bản thân. "Làm những việc lớn" gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn "tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn" lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo. (1.5)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi là viên đá mọn không tên

Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt

Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm lá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai

La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi

Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! bông hoa chị cài đầu

Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.

(Trích Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh – Lưu Trùng Dương)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng?

Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ Thị Sáu với Bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa gì?

Câu 4. Từ những tấm gương: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu … anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

CHÂN QUÊ

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Dẫn theo Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học)

Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?

Câu 2 (0,75 điểm). Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Câu 3 (0,75 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm của nhân vật trữ tình trong những câu thơ sau không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ bài thơ, nêu suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1. 

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2. 

- Biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, liệt kê, điệp ngữ "Nào đâu"

- Tác dụng: Góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình: bất ngờ, ngỡ ngàng, xót xa, đau khổ và tiếc nuối trước sự thay đổi cách ăn mặc của người con gái mình yêu.

3.

- Có thể đồng tình hoặc phản đối nhưng phải có lí giải hợp lí. 

- Nội dung câu trả lời phải thể hiện sự trân trọng với cách nói ý tứ, tế nhị và tình yêu tha thiết, chân thành, mộc mạc của chàng trai dành cho người mình yêu và sự trân trọng, giữ gìn truyền thống cha ông.

4. 

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân. Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.

- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng. Đó là sự kết tinh những giá trị văn hoá cơ bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua năm tháng.

- Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hoá không đồng nghĩa với từ chối tiếp nhận văn hoá của dân tộc khác.

- Muốn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải có bản lĩnh văn hoá, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Trần Quang Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF