YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Lý Bôn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Lý Bôn dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÝ BÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4,0 điểm):

Giao thừa ước nguyện cầu an

Ra về để lại bất an cho người.

Chổi tre khua tiếng ngậm ngùi

Mồ hôi nhỏ giọt, cho người du xuân.

Đó là những dòng chia sẻ chân tình, tâm huyết của thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du nhân dịp sinh họat chuyên đề giáo dục học sinh về ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường.

Dựa vào ý thơ trên, anh/chị hãy viết văn bản ( khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.

Câu 2 (6,0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi phường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

(Chí khí anh hùng - Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

Viết một bài văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận.

Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng của người Việt Nam hiện nay.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Học sinh sẽ có nhiều cách làm, sau đây là một vài định hướng:

- Hiện trạng:

+ Là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, được biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.

+ Xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm tụ tập đông người.

+ Học sinh: xả rác ra sân trường, xả rác trong hộc bàn, trong phòng học…

- Nguyên nhân:

+ Khách quan: do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí hoặc thiếu.

+ Chủ quan: do ý thức người dân còn kém; nhiều người vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác, vì “cha chung không ai khóc”…

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ  em xuống cấy…

(Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm)

Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị g ìcủa “hạt gạo làng ta”? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.” (1.0 điểm)

PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh (chị) về mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Câu 1.

- Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy

Câu 2.

- Qua đoạn thơ,  tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoacủa trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

Câu 3.

- Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu.

- Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vấtvả, cơ cực của người nông dân.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1.

HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực:

- Nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động.

- Biết ơn,quý trọng những người đã làm ra những sảnphẩm ấy.

Câu 2.

Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; diễn đạt lưu loát, văn có xúc cảm tự nhiên, sâu sắc; đảm bảo quy định về dung từ, đặt câu, chính tả.

b. Yêu cầu về kiến thức:

1/ Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

2/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần đáp ứng các ý sau đây:

- Mở đầu bằng những lời yêu cầu khẩn thiết:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

+ Lời lẽ hết sức phù hợp và chính xác:

  • Cậy: nhờ, tin tưởng, tin cậy (chỉ có em là chị tin cậy nhất mà thôi)
  • Chịu: nhận vì thông cảm, không thể từ chối -> Kiều vẫn lựa chọn được những từ ngữ thích hợp nhất để thuyết phục em.
  • Vì Kiều hiểu hoàn cảnh hiện tại của mình và sự khó xử của Vân.
  • Lạy, thưa: tạo không khí thiêng liêng khi sắp nói ra một chuyện vô cùng hệ trọng đối với Kiều và cả Vân.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích su và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đâu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là ai? Trong tác phẩm nào?

Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh nào?

Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.

Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...

Câu 2. (3,0 điểm)

Trang Hiffinton Post chia sẻ: Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm trong ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn.

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự tự tin đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cách bức tranh thiên nhiên lúc chuyển mùa trong bài thơ Sang thu. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu năng

Đã vơi dân cơn mưa

Sấm cũng bởi bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2,0 điểm)

Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là Lão Hạc trong tác phẩm Làng của nhà văn Nam Cao. Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh:

- Thành phần biệt lập: Tình thái: chắc còn là khướt lắm

- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Liệt kê

Câu 2. (3,0 điểm)

I. Giới thiệu vấn đề

- Nêu ý kiến của trang Hiffinton Post chia sẻ: Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm trong ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn.

II. Bàn luận vấn đề

1. Giải thích khái niệm tự tin

- Tự tin là gì? Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công.

- Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu.

---(Để xem chi tiết đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo./ Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.

[...] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.

Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Trích Quà tặng cuộc sống , NXB TP.HCM, 2016, tr. 56-57)

Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Ghi lại câu văn có chứa thành phần biệt lập và gọi tên thành phần đó.

Câu 3 (1,0 điểm):

Em hiểu “cuộc sống của các thiên thần” trong câu “Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần” là cuộc sống như thế nào? Câu 4 (1,0 điểm):

Em có đồng tình với ý kiến “Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực” không? Vì sao?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: " Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay!

(Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính.

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. " không? Vì sao?

Câu 2. Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Lý Bôn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF