YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Ngô Quyền

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THCS Ngô Quyền, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm và tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, đó là

A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.

B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.

C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.

D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.

Câu 2. Trong thời kì Bắc thuộc, đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc,… Họ là:

A. Nông dân và thợ thủ công.

B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.

C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

D. Nô tì và thợ thủ công.

Câu 3. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở

A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.

B. Các hoạt động quân sự.

C. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.

D. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.

Câu 4. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta

A. Lòng yêu nước.

B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

D. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 5. Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp

Cột A

Cột B

1. Năm 40

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

2. Năm 248

B. Khởi nghĩa Phùng Hưng

3. Năm 542

C. Khởi nghĩa Lý Bí

4. Năm 722

D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

5. Năm 776

E. Khởi nghĩa Bà Triệu

Câu 6. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Sông Bạch Đằng có tên nôm là (1) … vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc cao, do vậy ảnh hưởng của (2) … lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến (3) … Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến (4) … sâu hơn chục mét.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau. Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Thời gian

Tên nước

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

 

 

Năm 111 TCN

 

 

Đầu thế kỉ III

 

 

Đầu thế kỉ VI

 

 

679 – thế kỉ X

 

 

 

Câu 2. So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt, em thấy thành tựu văn hóa, kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 3. Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

A

C

B

D

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Thời gian

Tên nước

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

tên Âu Lạc bị mất

hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân

Năm 111 TCN

châu Giao

ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

Đầu thế kỉ III

Giao Châu

2 châu: Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)

Đầu thế kỉ VI

Giao Châu

6 châu: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu.

679 - thế kỉ X

An Nam đô hộ phủ

12 châu

 

Câu 2. So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm:

* Những điểm giống nhau:

- Về kinh tế: nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa một năm 2 vụ. Biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá,… Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu, bò. Biết dệt vải, làm đồ gốm. Biết buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước.

- Về văn hóa: có tập quán ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau, theo đạo Phật, có đời sống văn hóa phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Những điểm khác nhau:

- Về kinh tế: người Chăm làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước tưới vào ruộng.

- Về văn hóa: người Chăm có tục hỏa táng người chết, theo đạo Bàlamôn, có chữ viết riêng - chữ Phạn, sáng tạo ra một nền kiến trúc độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng.

Câu 3.

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.

- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiếp cận bãi cọc ngầm lúc thủy triều đang lên.

- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cực không nổi phải rút chạy ra biển.

- Đang lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên đâm thủng thuyền giặc, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công. Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận.

ĐỀ SỐ 2

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào thời gian nào?

A. Năm 40.                   

B. Năm 248.

C. Năm 43.                   

D. Năm 545.

Câu 2: Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là gì?

A. Bóc lột nhiều thứ thuế.

B. Cống nạp sản vật.

C. Thi hành chính sách đồng hóa.

D. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.

Câu 3: Tr.ong thời kỳ Bắc thuộc, đứng đầu Châu và Quận là ai?

A. Người Hán.

B. Người Việt.

C. Cả người Hán và người Việt.

D. Có nơi là người Hán, có nơi là người Việt.

Câu 4: Câu nói dưới đây của ai?

“Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.

A. Trưng Trắc.         

B. Triệu Thị Trinh.

C. Trưng Nhị.          

D. Bùi Thị Xuân.

II - TỰ LUẬN

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Mùa xuân năm ...(1)…, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là …(2).., dựng kinh đô ở vùng cửa sông …(3)…; đặt niên hiệu là …(4)…, thành lập triều đình với hai ban văn võ…(5)… đứng đầu ban văn…(6)… đứng đầu ban võ”

Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542-544)?

Câu 3. Giải thích vì sao giai đoạn từ năm 179 đến thế kỷ X trong lịch sử nước ta được gọi là thời kỳ Bắc thuộc?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần I.Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là

A. Vua Mai.

B. Mai Hắc Đế.

C. Vua Đế.

D. Vua Hắc.

Câu 2: Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là

A. Cao Chính Bình.

B. Cao Tống Bình.

C. Tống Chính Bình.

D. Tống Cao Bình.

Câu 3: Sau khi Phùng Hưng mất, người nối nghiệp là

A. em trai Phùng Hải.

B. con trai Phùng An.

C. không có ai nối nghiệp.

D. tất cả các tướng cùng hợp sức nối nghiệp.

Câu 4: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ loại chữ nào?

A. chữ Hán.

B. chữ Phạn.

C. chữ La tinh.

D. chữ Nôm.

Câu 5: Kinh đô nước Chăm Pa đóng ở đâu?

A. Bạch Hạc (Phú Thọ).

B. Sin-ha-pu-ra ( Trà Kiệu - Quảng Nam).

C. Cổ Loa (Đông Anh).

D. Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội).

Câu 6: Người Chăm có tục táng người đã chết như thế nào?

A. Chôn cất người chết.

B. Hỏa táng người chết rồi rải tro ra sông, suối.

C. Hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò rồi ném xuống sông hay biển.

D. Hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò và chôn xuống đất.

Câu 7: Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm

A. Thái thú.

B. Đô úy.

C. Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

D. Thứ sử An Nam đô hộ.

Câu 8: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán

A. đem quân sang đánh nước ta.

B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.

C. cứ sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.

D. cứ người Hán sang làm Tiết độ sứ.

Câu 9: Ngô Quyền là người thuộc

A. làng Giàng.

B. làng Đô.

C. làng Đường Lâm.

D. làng Lau.

Câu 10: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa như thế nào?

A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.

B. Đây là nơi ông mất.

C. Đây là nơi ông xưng vương.

D. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông.

Phần II. Tự Luận 

Câu 1: Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì?

Câu 2: Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là

A. bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận.

B. bị chia nhỏ để dễ cai trị.

C. bị bóc lột dã man.

D. mở rộng đến mũi Cà Mau.

Câu 2. Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là

A. quan lại người Hán.

B. Lạc tướng người Việt.

C. quan lại cả người Việt và người Hán.

D. Bồ chính người Việt.

Câu 3. Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta là để nhằm mục đích

A. thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt.

B. trực tiếp cai trị xuống tận làng, xã.

C. cai trị gián tiếp thông quan bộ máy chính quyền tay sai.

D. chia sẻ quyền lực với quan lại người Việt.

Câu 4. Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. chính sách cai trị của nhà Hán hết sức thâm độc.

B. chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết chết.

C. Tô Định đánh thuế nặng vào hai mặt hàng muối và sắt khiến nhân dân rất bất bình.

D. chính sách cai trị thâm độc của nhà Hán và muốn trả thù cho Thi Sách.

Câu 5. Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã

A. xóa bỏ tên châu Giao, sáp nhập vào Quảng Châu.

B. đổi tên châu Giao thành Giao Châu.

C. giữ nguyên châu Giao.

D. giữ nguyên châu Giao và đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức Huyện lệnh.

Câu 6. Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc bóc lột nhân dân ta là

A. bắt dân ta đóng thuế ruộng đất bằng thóc.

B. độc quyền về muối và sắt, đánh thuế nặng hai mặt hàng này.

C. bắt dân ta đi lao dịch.

D. bắt dân ta cống nộp các sản vật quý.

Câu 7. Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta nhằm mục đích

A. tăng dân số ở Âu Lạc.

B. tiếp tục chính sách đồng hóa nhân dân ta.

C. đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích.

D. để giúp đỡ nhân dân ta học chữ Hán.

Câu 8. Mục đích mà chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta là

A. để giúp tất cả nhân dân ta biết chữ.

B. giúp con em người Hán ở nước ta biết chữ Hán.

C. đào tạo ra tầng lớp quan lại trung thành với người Hán.

D. phổ biến chữ viết của người Hán ra khắp nơi, ngoài đất Trung Quốc.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm

A. 248 TCN.                 

B. 248.

C. 284 TCN.                 

D. 284.

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại ách đô hộ của

A. nhà Hán.              

B. nhà Nam Hán.

C. nhà Ngô.              

D. nhà Tùy.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

D

C

B

B

C

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

C

A

C

B

C

C

A

A


ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Để xây dựng một chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì? Những việc làm trên của Khúc Hạo có ý nghĩa gì?

Câu 2. Kể tên những cuộc khởi nghĩa và cuộc kháng chiến lớn trong thời kì Bắc thuộc. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó?

Câu 3. Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 983?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Ngô Quyền. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF