YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh nhiều tài liệu ôn tập, HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I – Trắc nghiệm: 

Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành quền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

A. Nhà Đường suy yếu.                            

B. Nhà Nam Hán thành lập.                     

C. Lực lượng quân đội của ta ngày càng mạnh.                          

D. Khúc Thừa Dụ là người có thế lực lớn.

Câu 2. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất, con trai ông là Khúc Hạo lên thay.

A. Đúng.                                            

B.  Sai.

Câu 3. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức vào năm:

A.  936.                   

B.  937.                   

C.  938.                          

D.  939.

Câu 4. Hay tin Ngô Quyền kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc Kiều Công Tiễn đã:

A. Sợ hãi đầu hàng.                                     

B. Cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

C. Cho người cầu cứu nhà Lương.              

D. Cho người cầu cứu nhà Đường.

Câu 5. Ngô Quyền đã làm gì để chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán?

A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều công Tiễn.                        

B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.

C. Bàn bạc với các tướng chủ động đón đánh quân xâm lược.            

D. Các câu A, C đúng.

Câu 6. Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng tự nhiên nào để đánh quân Nam Hán:

A. Lũ lụt.                      

B. Thủy triều.                         

C. Triều cường.

Câu 7: Kế hoạch đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền chủ động độc đáo ở điểm nào?

A. Xây dựng trận địa cọc ngầm có quân mai phục để đón dánh quân Nam Hán.

B. Xây dựng trận địa cọc ngầm.                                       

C.  Chọn dòng sông đẹp.

Câu 8: Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (Hà Nội) cùng quê với Phùng Hưng:

A. Sai.                                                             

B. Đúng.

II. Tự Luận 

Câu 1: Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã  làm những việc gì?

Câu 2: Trình bày tóm tắt diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

Câu 3: Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn chúng ta có Trường tiểu học Ngô Quyền, đường Ngô Quyền, qua đó em có suy nghĩ gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I – TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

A

A

B

B

D

B

A

B

 

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: * Để củng cố chính quyền tự chủ, họ Khúc đã  làm những việc như:

- Đặt lại các đơn vị hành chính.

- Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bái bỏ các thứ lao dịch của chính quyền cũ.

- Lập lại sổ hộ khẩu.

Câu 2: * Diến biến trận Bạch Đằng thắng năm 938:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta.

- Ngô quyền cho toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều lên.

- Lưu Hoàng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

- Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi rút chạy ra biển.

- Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô ra, quân ta đánh mạnh. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc võ tan.

- Quân địch bị thiệt hại đến quá nửa, Lưu Hoằng Tháo cũng tử trận. Vua Nam Hán rút quân về nước, trận Bạch Đằng thắng lợi.

Câu 3:

- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình (tùy mức độ GV cho điểm tối thiểu 0.5 đ).

Yêu cầu nêu được: Để ghi nhớ công lao của Ngô Quyền và nhắc nhở đời sau phải cố gắng học tập để xứng đáng với các anh hùng dân tộc.

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Trắc nghiệm 

Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng ?

1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?

A. đồng hoá dân tộc ta.                                                

B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.                      

C. vơ vét, bóc lột của cải.                                             

D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta.                                              

2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?

A. Lý Bí và Phùng Hưng.                                                      

B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.                                                 

C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục.                             

D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.

3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham Pa là?

A. Trồng cây ăn quả.               

B. Làm gốm.            

C. Trồng lúa nước.                  

D. Khai thác lâm thổ sản.

4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?

A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.

D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.

Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống (….)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước ChamPa độc lập ?

Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1)………………… nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là(2)………………, sau đó đổi tên nước là (3)……………………, đóng đô ở (4)…………………….

Câu 3:  Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng ?

Cột A (Thời gian)

Nối

Cột B  (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)

1. Năm 905

a→…….

a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ

2. Năm 906

b→…….

b Quân Hán sang xâm lượ

 nước ta

3. Năm 930

c→…….

c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

4. Năm 931

d→…….

d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình

 

 

e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ

Phần II: Tự luận

Câu 1: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?

Câu 2: Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?

Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?  Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc  kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm 

Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng?

1. Tự xưng là Bình Định vương và dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Vào 2/1418. Ông là ai?

A. Nguyễn Trãi.                     

B. Lê Lợi.                  

C. Lê Lai.                   

D. Nguyễn Chích

2. Vương Thông rút khỏi nước ta vào ngày tháng năm nào?

A. 8-10-1425.             

B. 10-11-1426.                       

C. 3-1-1428.               

D. 10-12-1427.

3. Người ban hành bộ luật Hồng Đức là ai?

A. Lê Thánh Tông.                 

B. Lê Nhân Tông.                  

C. Lê Anh Tông.                    

D. Lê Thái Tông.

4. Để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Quang Trung đã ra..................Nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi?

A Chiếu lập học.                                                                                

B. Chiếu dời đô.                     

C. Chiếu khuyến nông                                                                       

D. Chiếu cần vương.

Câu 2: Nối mốc thời gian cột A với sự kiện ở cột B cho đúng?

Thời gian A

Nối

Sự kiện B

a. Năm 1418

a→…….

1. Quang Trung đánh tan quân Thanh

b. Năm 1427

b→…….

2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn

c. Năm 1785

c→…….

3. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

d. Năm 1789

d→…….

4. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi

 

 

5. Quang Trung đánh tan quân Xiêm

Phần II:Tự luận 

Câu 1: Nêu những thành tựu khoa học – kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX? Những thành tựu khoa học kĩ thuật đó chứng tỏ điều gì?

Câu 2: Nêu cách đánh giặc sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống  giặc Mông Nguyên? Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến này?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

I.Trắc nghiệm: 

 Câu 1. Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì:

A. Mở rộng lãnh thổ Âu Lạc.                         

B. Tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.

C. Bắt lính tăng lực lượng quân đội.             

D. Biến nước ta thành bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.

Câu 2. Đầm Dạ Trạch là địa danh thuộc tỉnh nào:

A. Hưng Yên                                                

B. Hải Dương   

C. Hà Nội                                                     

D. Quảng Ninh         

Câu 3. Sau khi đánh bại nhà Lương Triệu Quang Phục tự xưng là?

A. Lý Nam Đế                                            

B. Hậu Lý Nam Đế       

C. Triệu Việt Vương                                  

D. Thiên Đức

Câu 4. Đất nước ta dưới thời Đường có tên gọi là gì?

A. An Nam đô hộ phủ                                

B. Giao Châu       

C. Vạn Xuân                                             

D. Châu Giao

Câu 5. Ngô Quyền đã làm gì để chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán?

A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều công Tiễn.

B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.

C. Bàn bạc với các tướng chủ động đón đánh quân xâm lược.

D. Các câu A, C đúng.

Câu 6. Vì sao Ngô Quyền chọn khúc sông Bạch Đằng là nơi tiêu diệt quân Nam Hán ?

A .Hai bờ sông là rừng rậm.

B. Do ảnh hưởng của thủy triều, lên xuống rất mạnh      .                        .        

C. Thuyền của địch to, thuyền của ta nhỏ   

D. Khi thủy triều lên dòng sông đẹp.

II. Tự Luận 

Câu 1: Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc tổ tiên ta đã để lại chúng ta những gì? Em cần phải làm gì để xứng đáng với tổ tiên  ?

Câu 2: Nêu ý nghia lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Dưới ách đô hộ nhà Đường nước ta có gì thay đổi? Tại sao nhà Đường lại chú trọng tu sửa và làm mới các tuyến đường giao thông?

Câu 2: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ và họ Khúc đã xây dựng quyền tự chủ như thế nào?  

Câu 3: Nêu diễn biến, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Tại sao khẳng định chiến Thắng Bạch Đằng là sự chỉ huy sáng suốt của Ngô Quyền và bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa?   

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF