YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Phùng Ngọc Liêm

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Phùng Ngọc Liêm dưới đây. Với tài liệu này, các em sẽ có cơ hội rèn luyện kĩ năng làm bài thi để chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG TH PHÙNG NGỌC LIÊM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 3

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 60 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)

6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHIẾC ÁO RÁCH

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

 

1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan? (0.5 điểm)

A. Vì Lan bị điểm kém.

B. Vì Lan mặc áo rách đi học.

C. Vì Lan không chơi với các bạn.

D. Vì Lan đi học muộn, vi phạm nội quy của nhà trường

2. Thái độ của Lan như thế nào khi bị các bạn trêu chọc? (0.5 điểm)

A. Lan đỏ mặt đánh nhau với các bạn, hôm sau bạn không đến lớp nữa

B. Lan đánh nhau với các bạn rồi bỏ về không tới lớp học nữa.

C. Lan tủi thân ôm mặt khóc nức nở rồi về mách mẹ.

D. Lan đỏ mặt ngồi khóc, hôm sau bạn không đến lớp nữa

3. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì? (0.5 điểm)

A. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.

B. Lan đang học bài.

C. Lan đi chơi bên hàng xóm.

D. Lan đang nằm xem ti vi.

4. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?

A. Mua một tấm áo mới tặng Lan.

B. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan

C. Cô giảng bài cho Lan

D. Tất cả các việc làm trên

5. Trước tình cảm của mọi người, thái độ và hành động của Lan thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)

A. Lan không muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi người

B. Lan quyết định nghỉ học hẳn để tập trung giúp mẹ và gia đình

C. Lan rất cảm động và tiếp tục cùng các bạn tới trường

D. Lan phấn đấu trở thành học sinh giỏi nhất lớp.

6. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? (0.5 điểm)

A. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

B. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.

C. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.

D. Cần cố gắng, chăm chỉ học tập để bố mẹ vui lòng

7. Điền vào chỗ trống ch hay tr? (1 điểm)

- Vô tuyến …uyền hình

- Văn học …uyền miệng

- Chú chim non bay …uyền cành

- Chúng em chơi …uyền.

8. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện chỗ trắng chỗ đen.

9. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: (1 điểm)

a) Một bụi tre.

b) Một dòng sông.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I. Chính tả (4 điểm)

Quê hương ruột thịt

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…

ANH ĐỨC

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về một vùng nông thôn mà em được biết hoặc được nghe kể.

Gợi ý:

- Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?

- Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?

- Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?

- Nêu nhận xét của em về vùng đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Vì Lan mặc áo rách đi học.

2. (0.5 điểm) D. Lan đỏ mặt ngồi khóc, hôm sau bạn không đến lớp nữa

3. (0.5 điểm) A. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.

4. (0.5 điểm) D. Tất cả các việc làm trên

5. (0.5 điểm) C. Lan rất cảm động và tiếp tục cùng các bạn tới trường

6. (0.5 điểm) A. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

7. (1 điểm)

- Vô tuyến truyền hình

- Văn học truyền miệng

- Chú chim non bay chuyền cành

- Chúng em chơi chuyền.

8. (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện, chỗ trắng chỗ đen.

9. (1 điểm)

a. Lũy tre xanh, rợp mát con đường làng.

b. Dòng sông rộng mênh mông, nước chảy hiền hòa.

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?

- Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?

- Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?

- Nêu nhận xét của em về vùng đó.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)

6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đường bờ ruộng sau đêm mưa

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.

Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.

Bạn Hương cầm lấy tay cụ:

- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.

Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:

- Cụ để cháu dắt em bé.

Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:

- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.

Các em vội đáp:

- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)

1. Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? (0.5 điểm)

A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.

B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.

C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.

D. Hai bà cháu đang đứng loay hoay chưa biết phải đi như thế nào vì đường quá trơn.

2. Hương và các bạn đã làm gì?

A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.

B. Nhường đường cho hai bà cháu.

C. Không nhường đường cho hai bà cháu.

D. Lót cỏ lên đoạn đường trơn cho hai bà cháu đi.

3. Trước sự giúp đỡ của các bạn nhỏ, thái độ của bà cụ như thế nào? (0.5 điểm)

A. Bà cụ bối rối không biết phải làm gì trước tình cảm của các bạn nhỏ

B. Bà cụ mời các bạn nhỏ về nhà bà chơi.

C. Bà cụ cho rằng đó là việc hiển nhiên nên không cần cảm ơn

D. Bà cụ cảm động cảm ơn các bạn nhỏ.

4. Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ." được cấu tạo theo mẫu câu? (0.5 điểm)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Cả A và B đều đúng

5. Từ chỉ đặc điểm trong câu “Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.” là? (0.5 điểm)

A. Mưa

B. Đổ

C. Mỡ

D. Trơn

6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (0.5 điểm)

A. Phải chăm học, chăm làm.

B. Đi đến nơi, về đến chốn.

C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

D. Không nên đi vào những đoạn đường khó đi để tránh nguy hiểm

7. Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. (1 điểm)

8. Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong các câu văn sau: (1 điểm)

a. Ánh mặt trời tỏa những tia nắng vàng tươi xuống cánh đồng lúa đang thì con gái.

b. Những cánh hoa hồng đỏ rực lên làm cho cả khu vườn bừng tỉnh.

9. Viết tiếp vào chỗ trống để được câu văn có hình ảnh so sánh: (1 điểm)

a) Những cánh diều của Thảo và các bạn bay trên trời quê hương như ……..

b) Thảo bống ngửi thấy mùi hương thơm như ……..

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I. Chính tả (4 điểm)

Đêm trăng trên Hồ Tây

Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt…

PHAN KẾ BÍNH

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em cho một người bạn ở xa và mời bạn tới thăm.

Gợi ý:

- Quê em ở nông thôn hay thành phố?

- Cảnh vật đáng chú ý nhất ở đó là gì?

- Món ăn đặc biệt nhất ở đó là gì?

- Nếu bạn tới thăm, em sẽ đưa bạn đi những đâu?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.

2. (0.5 điểm) A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.

3. (0.5 điểm) D. Bà cụ cảm động cảm ơn các bạn nhỏ.

4. (0.5 điểm) B. Ai làm gì?

5. (0.5 điểm) D. trơn

6. (0.5 điểm) C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

7. (1 điểm)

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.

8. (1 điểm)

a. Ánh mặt trời tỏa những tia nắng vàng tươi xuống cánh đồng lúa đang thì con gái.

b. Những cánh hoa hồng đỏ rực lên làm cho cả khu vườn bừng tỉnh.

9. (1 điểm)

a) Những cánh diều của Thảo và các bạn bay trên nền trời quê hương như những cánh chim bình yên chao liệng.

b) Thảo bỗng ngửi thấy mùi hương thơm như mùi hương của giàn hoa thiên lí.

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)

6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Kiến Mẹ và các con

Kiến là một gia đình lớn, Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.

Vì thương Kiến Mẹ vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:

- Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.

(Chuyện của mùa hạ)

1. Kiến Mẹ có bao nhiêu con? (0.5 điểm)

A. Chín trăm bảy mươi

B. Một trăm chín mươi

C. Chín nghìn bảy trăm

D. Chín nghìn chín trăm chín mươi chín

 

2. Vì sao Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt? (0.5 điểm)

A. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng trông các con ngủ ngon giấc

B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con

C. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc

D. Vì Kiến Mẹ lo ngày mai không có gì để nuôi đàn con nữa

3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả? (0.5 điểm)

A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói: “Mẹ yêu tất cả con.”

B. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng cuối, các con hôn truyền nhau.

C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.

D. Kiến mẹ mỗi một đêm sẽ rút thăm một chú kiến may mắn để hôn

4. Có những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Kiến Mẹ, kiến con, bác Ve Sầu

B. Kiến Mẹ, kiến con, bác Kiến Càng

C. Kiến Mẹ, bác cú Mèo

D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo

5. Trong các dòng sau đây, dòng nào chỉ gồm từ chỉ hoạt động? (0.5 điểm)

A. gia đình, phòng ngủ, buổi tối

B. Kiến Mẹ, Cú Mèo

C. hôn, ngủ, chợp mắt

D. buổi tối, Kiến Mẹ, ngủ

6. Câu “Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên

7. Viết 1 – 2 câu nói nên cảm nghĩ của em về tình cảm của Kiến Mẹ dành cho Kiến Con. (1 điểm)

8. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện chỗ trắng chỗ đen.

9. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi: (1 điểm)

- …ong chơi

- …ọa nạt

- …óc …ách

- bối …ối

- tranh …ành

- giảng …ải

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I. Chính tả (4 điểm)

Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

 

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

 

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài hè.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em cho một người bạn ở xa và mời bạn tới thăm.

Gợi ý:

- Quê em ở nông thôn hay thành phố?

- Cảnh vật đáng chú ý nhất ở đó là gì?

- Món ăn đặc biệt nhất ở đó là gì?

- Nếu bạn tới thăm, em sẽ đưa bạn đi những đâu?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Chín nghìn bảy trăm

2. (0.5 điểm) B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con

3. (0.5 điểm) C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.

4. (0.5 điểm) D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo

5. (0.5 điểm) C. hôn, ngủ, chợp mắt

6. (0.5 điểm) B. Ai làm gì?

7. (1 điểm)

Kiến Mẹ dành cho kiến con tình yêu thương và sự hi sinh thật lớn lao.

8. (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện, chỗ trắng chỗ đen.

9. (1 điểm)

- rong chơi

- dọa nạt

- róc rách

- bối rối

- tranh giành

- giảng giải

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)

6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bài văn của Tôm-mi

Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.

Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý … Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người …”

(Theo Gian Lin-xtrôm)

1. Gia đình Tôm-mi chuẩn bị có sự thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)

A. Chuyển nhà

B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau.

C. Tôm-mi về quê ở với ông bà ngoại

D. Mẹ Tôm-mi có em bé

2. Vì sao cô giáo gọi bố mẹ của Tôm-mi đến để trao đổi? (0.5 điểm)

A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách

B. Vì Tôm-mi thường ngủ gật trong giờ học

C. Vì Tôm-mi hay đánh bạn

D. Vì Tôm-mi vô lễ với thầy cô giáo.

3. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì? (0.5 điểm)

A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt.

B. Kết quả học tập trong tháng vừa qua của Tôm-mi

C. Bài văn tả gia đình của mình của Tôm-mi

D. Một bức thư được kẹp trong vở bài tập của Tôm-mi

4. Theo em, Tôm-mi viết những điều đó với mong muốn điều gì? (0.5 điểm)

A. Kết quả học tập của mình sẽ tiến bộ để bố mẹ vui lòng

B. Gia đình mình sẽ không phải chuyển nhà nữa

C. Xin lỗi cô giáo và bố mẹ

D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa.

5. Bố mẹ Tôm-mi đã phải ứng như thế nào khi xem những điều Tôm-mi viết? (0.5 điểm)

A. Hai người né tránh, không ai nhìn ai

B. Hai người khóc và im lặng rất lâu

C. Hai người mong cô giáo quan tâm tới Tôm-mi nhiều hơn

D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm

6. Trong những dòng sau đây, dòng nào có chứa những từ ngữ chỉ hành động? (0.5 điểm)

A. Chia tay, học tập, phá phác

B. Mẩu giấy, cô giáo, phụ huynh

C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt

D. Mẩu giấy, chia tay, cô giáo, Thượng Đế

7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: (1 điểm)

gió, lá lành, một lòng, bầy

a. …. đùm lá rách.

b. Ngựa chạy có ……., chim bay có bạn.

c. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung ……

d. Góp …… thành bão.

8. Gạch dưới các câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà Trống.

9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn có phép so sánh: (1 điểm)

a. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như …..

b. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu,… được phơi nhìn như ….

c. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như …..

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I. Chính tả (4 điểm)

Đôi bạn

Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo :

- Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về một vùng nông thôn mà em được biết hoặc được nghe kể.

Gợi ý:

- Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?

- Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?

- Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?

- Nêu nhận xét của em về vùng đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau.

2. (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách

3. (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt.

4. (0.5 điểm) D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa.

5. (0.5 điểm) D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm

6. (0.5 điểm) C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt

7. (1 điểm)

a. lá lành đùm lá rách.

b. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

c. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng

d. Góp gió thành bão.

8. (1 điểm)

Những câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn đó là:

Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà Trống.

9. (1 điểm)

a. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như một người cô đơn trong gió lạnh.

b. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu,… được phơi nhìn như những bảy sắc cầu vồng rực rỡ.

c. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như những chú chim non đang ríu rít bay nhảy trên cành.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)

6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!

Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.

Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.

Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể nhỏ bé ấy chìm đắm vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối của mình để tặng bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

(Sưu tầm)

1. Cậu bé mù được đưa đến phòng khám trong tình trạng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng

B. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở mắt

C. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở tay và cả tính mạng

D. Cậu bị hôn mê sâu vô cùng nguy hiểm

2. Vị bác sĩ đã kiên trì làm việc gì ba lần một tuần? (0.5 điểm)

A. Thăm hỏi sức khỏe của cậu bé và gia đình

B. Cắt bỏ những chỗ bị hoại tử rồi bôi thuốc mà không lấy tiền.

C. Đưa thuốc giảm đau cho cậu bé uống

D.  Lén nhìn cậu bé qua ô cửa kính nhỏ

3. Vị bác sĩ mong muốn điều gì? (0.5 điểm)

A. Bác sĩ mong muốn cậu bé luôn mỉm cười mỗi ngày.

B. Bác sĩ mong muốn đôi mắt cậu bé sáng trở lại.

C. Bác sĩ mong muốn cứu được đôi chân cho cậu bé.

D. Bác sĩ mong muốn bố mẹ cậu bé quan tâm cậu bé nhiều hơn

4. Cậu bé đã tặng vị bác sĩ vật gì? (0.5 điểm)

A. Một tờ giấy nhỏ bên trong là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

B. Một món đồ chơi có hình một gương mặt đang mỉm cười

C. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là một gương mặt đang mỉm cười với dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

D. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là hình ảnh bác sĩ khi chăm sóc cho cậu bé kèm dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

5. Trong các dòng sau đây, dòng nào có chứa các từ chỉ hành động? (0.5 điểm)

A. Bác sĩ, phòng khám, miếng vải

B. Bôi thuốc, mỉm cười, tặng

C. Cậu bé, bôi thuốc, hoại tử

D. Bố, bác sĩ, cậu bé

6. Câu “Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên

7. Em học tập được điều gì ở cậu bé? (1 điểm)

8. Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh: (1 điểm)

a. Những con đường đất đỏ mới được mở ra.

b. Ruộng lúa đã chín vàng.

9. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Bé đưa mắt nhìn quanh: Ông chuối tiêu đang chăm từng quả chuối mập vàng; bà Hồng Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch; cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu bởi ánh nắng mặt trời buổi sớm.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I. Chính tả (4 điểm)

Nhà rông ở Tây Nguyên

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em đã từng đi tham quan một cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Hãy trao đổi trong nhóm rồi viết một đoạn văn ngắn giới thiệu cảnh đẹp đó.

Gợi ý:

- Cảnh đẹp đó ở đâu?

- Cảnh đó có những gì làm em chú ý?

- Nêu cảm nghĩ của em khi đến thăm cảnh đẹp đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng

2. (0.5 điểm) B. Cắt bỏ những chỗ bị hoại tử rồi bôi thuốc mà không lấy tiền.

3. (0.5 điểm) C. Bác sĩ mong muốn cứu được đôi chân cho cậu bé.

4. (0.5 điểm) C. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là một gương mặt đang mỉm cười với dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

5. (0.5 điểm) B. Bôi thuốc, mỉm cười, tặng

6. (0.5 điểm) C. Ai thế nào?

7. (1 điểm)

Qua câu chuyện, em học được ở cậu bé sự lạc quan, ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Sự lạc quan và tình yêu cuộc sống sẽ giúp chúng ta chiến thắng được những nỗi buồn và mất mát.

8. (1 điểm)

a. Những con đường đất đỏ mới được mở ra nhưng những dải lụa đỏ uốn lượn mềm mại.

b. Ruộng lúa đã chín như biển vàng dập dờn trong nắng mới.

9. (1 điểm)

Bé đưa mắt nhìn quanh: Ông chuối tiêu đang chăm từng quả chuối mập vàng; bà Hồng Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch; cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu bởi ánh nắng mặt trời buổi sớm.

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 năm 2021-2022 Trường TH Phùng Ngọc Liêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF