YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Nguyễn Thái Sơn

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 3 cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Nguyễn Thái Sơn dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được cấu trúc đề thi. Từ đó, các em có sự chuẩn bị kĩ càng cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI SƠN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 3

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 60 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Những bài Tập đọc đã học trong Học kì 1.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)

CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

(Theo Phạm Hổ)

* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

A. Để tặng cho sẻ non.

B. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.

C. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?

A. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.

B. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

C. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.

Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?

A. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.

B. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.

C. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.

Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:

A. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.

B. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

C. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.

Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?

Bằng lăng và sẻ non là ............................

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (Nghe - viết)

a) Bài viết: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)

- Giáo viên đọc từ "Cũng như tôi” đến hết. (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng:

- Đọc theo yêu cầu của Gv.

II. Đọc thầm và làm bài tập:

Câu 1. C. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. B. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

Câu 3. C. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.

Câu 4. A. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5đ)

- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.

- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

* Bài mẫu 1: Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Những bài Tập đọc đã học trong Học kì 1.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

CẬU BÉ THÔNG MINH

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.

Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp:

- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.

Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:

- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

(TRUYỆN CỔ VIỆT NAM)

Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

A. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

B. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?

A. Vì gà mái không đẻ trứng được.

B. Vì gà trống không đẻ trứng được.

C. Vì không tìm được người tài giúp nước.

Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?

A. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

B. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật sắc để xẻ thịt chim.

C. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:

A. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

............................................................

B. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

..........................................................

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài "Người lính dũng cảm" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 38 – 39 đoạn từ: "Bắn thêm một loạt đạn...... đến thằng hèn mới chui."

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra Đọc

Câu 1. A. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

Câu 2. B. Vì gà trống không đẻ trứng được.

Câu 3. C. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Câu 4. A. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

Các sự vật được so sánh là: hai bàn tay em và hoa đầu cành

B. Trẻ em như búp trên cành

Các sự vật được so sánh là: trẻ em, búp trên cành

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Những bài Tập đọc đã học trong Học kì 1.

II. Đọc hiểu: 4 điểm

Đọc thầm bài đọc dưới đây

CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI

Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.

Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.

... Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

(Theo Ngô Văn Phú)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Tác giả tả lá rau khúc như thế nào?

A. Cây rau khúc cực nhỏ.

B. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.

C. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.

Câu 2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?

A. Những chiếc bánh màu xanh.

B. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.

C. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh

Câu 3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

Câu 4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?

A. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

B. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

C. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết: “Rừng cây trong nắng”

Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả "Trong ánh nắng... trời cao xanh thẳm"

(Sách Tiếng việt 3 trang 148)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. Kiểm tra Đọc

Câu 1. C. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.

Câu 2. B. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.

Câu 3. C. Ai làm gì?

Câu 4. A. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5đ)

- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.

- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

* Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

+ Người con của Tây Nguyên.

+ Người liên lạc nhỏ.

+ Hũ bạc của người cha.

+ Cậu bé thông minh

* Thời lượng: Khoảng 60 chữ/ phút.

II. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):

CÂY GẠO

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

(Theo Vũ Tú Nam)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu

D. Mùa đông.

Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

A. Ngọn lửa hồng.

B. Ngọn nến trong xanh.

C. Tháp đèn.

D. Cái ô đỏ

Câu 3: Các loài chim làm gì trên cậy gạo?

A. Làm tổ.

B. Bắt sâu.

C. Ăn quả.

D. Trò chuyện ríu rít.

Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào?

A. Đỏ chon chót

B. Đỏ tươi.

C. Đỏ mọng.

D. Đỏ rực rỡ.

Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào?

A. Trở lại tuổi xuân.

B. Trở nên trơ trọi.

C. Trở nên xanh tươi.

D. Trở nên hiền lành.

Câu 6: Em hãy điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:

Hằng năm cứ vào đầu tháng chín các trường lại khai giảng năm học mới.

………………………………………………………………………

Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Là gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Khi nào?

Câu 9: Hãy ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì?” trong câu dưới đây:

Trời sắp mưa, cha nhắc tôi đem theo áo mưa

……………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” (từ Vào những ngày cuối xuân, .... đến một chiếc lá đang rơi như vậy) - (trang 73, sách Tiếng Việt 3- Tập 1).

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến (viết từ 7-10 câu).

Gợi ý: Giới thiệu người định tả.

- Tả ngoại hình và tả tính cách?

- Nghề nghiệp?

- Yêu thích cái gì?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Đọc hiểu:

Câu 1: A. Mùa xuân.(0,5 điểm)

Câu 2: C. Tháp đèn.(0,5 điểm)

Câu 3: D. Trò chuyện ríu rít. (0,5 điểm)

Câu 4: C. Đỏ mọng.(0,5 điểm)

Câu 5: D. Trở nên hiền lành. (0,5 điểm)

Câu 6: Hằng năm, cứ vào đầu tháng chín, các trường lại khai giảng năm học mới.

(1 điểm)

Câu 7: C. Ai thế nào? (0,5 điểm)

Câu 8: B. Làm gì? (1 điểm)

Câu 9: “nhắc tôi đem theo áo mưa” (1 điểm)

---(Để xem tiếp đáp án những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 chữ/phút và trả lời một câu hỏi trong các bài tập đọc đó.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CỬA TÙNG

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

(Theo Thuỵ Chương)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (1đ)

A. Vùng biển.

B. Vùng núi.

C. Vùng đồng bằng.

Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (1đ)

A. 1 sắc màu.

B. 2 sắc màu.

C. 3 sắc màu.

D. 4 sắc màu

Câu 3. Trong câu "Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (1đ)

A. Xanh lơ, xanh lục

B. Nước biển

C. Chiều tà

Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (1đ)

A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.

Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (1đ)

Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (1đ)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe - viết (4đ)

Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142.

II. Tập làm văn (6đ)

Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào?

A. Vùng biển.

Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển?

C. 3 sắc màu.

Câu 3. Trong câu "Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm?

A. Xanh lơ, xanh lục

Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?

B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn?

- Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…

Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học?

B. Ai làm gì?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 năm 2021-2022 Trường TH Nguyễn Thái Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF