YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Thạch Kim

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em nắm vững hơn về kiến thức môn Ngữ văn 6 Cánh diều cùng với cấu trúc đề thi dựa trên chương trình Cánh diều, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Thạch Kim dưới đây. Chúc các em sẽ có một kì thi thật tốt nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS THẠCH KIM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc - hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“… Dẹp giặc tan, Gióng đến chân núi Sóc, cởi áo sắt để lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để cho nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi. Đó là phần thưởng cao nhất, đẹp nhất trao tặng người anh hùng. Hình tượng Gióng đã được bất tử hoá. Bay lên trời, Gióng hoá rồi. Gióng là non nước, đất trời, là mọi người Văn Lang, Gióng sống mãi.

Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật,... Đó là dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít. Nhân dân còn kể chỗ nào Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng; chỗ nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ. Hội Gióng hằng năm cũng dựng lại cảnh không khí dân làng nuôi Gióng, bức tranh Gióng ra trận. Tất cả những chứng tích ấy như những viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hoá về Gióng, như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc.

(SGK Cánh Diều - Ngữ văn 6 - Trang 82)

Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, của ai?

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3 (0,5 điểm) Trong đoạn trích, “phần thưởng cao nhất, đẹp nhất” mà nhân dân trao tặng cho Gióng là gì?

Câu 4 (1,0 điểm) Chép lại câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy được sử dụng trong câu văn đó.

Câu 5 (1,5 điểm) Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (6-10 dòng) bàn về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị”.

Câu 6 (1,0 điểm) Truyền thống quý báu nào của dân tộc được nhắc đến trong đoạn trích? Là học sinh, em cần phải làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống đó.

II. Tập làm văn (5,0 điểm)

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với chúng ta. Tuổi thơ ấu lưu giữ biết bao kỉ niệm, có vui, có buồn nhưng sẽ giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Em hãy kể lại một kỉ niệm khiến em nhớ mãi không quên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc - hiểu (5,0 điểm)

Câu 1

- Văn bản: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

- Tác giả: Bùi Mạnh Nhị.

Câu 2

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 3

Trong đoạn trích, “phần thưởng cao nhất, đẹp nhất” mà nhân dân trao tặng cho Gióng là: sự trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng Gióng, để cho nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi.

Câu 4

- Câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy: Nhân dân còn kể chỗ nào Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng; chỗ nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ.

- Công dụng của dấu chấm phẩy: dùng để đánh dáu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 5

* Hs viết đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng (6-10 dòng), có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị”. Gv chấm trân trọng suy nghĩ, ý tưởng của học sinh và có thể dựa trên những gợi ý sau:

- Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, là “độc nhất vô nhị” trong lòng nhân dân ta.

- Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết mà còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt).

- Xây dựng hình tượng Thánh Gióng còn thể hiện ước mơ hòa bình của nhân dân ta về người anh hùng cứu quốc chống giặc ngoại xâm.

Câu 6

- Truyền thống quý báu của dân tộc: “truyền thống giữ nước”

Hs liên hệ cần phải làm để gìn giữ và phát huy truyền thống giữ nước. Gv chấm trân trọng suy nghĩ, ý tưởng của học sinh và có thể dựa trên những gợi ý sau:

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện để sau này trở thành công dân có ích, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

- Tuyên truyền, phát huy truyền thống yêu nước trong tập thể lớp, nhà trường, cộng đồng,…

- Nhớ ơn các vua Hùng, các vị anh hùng dân tộc, các liệt sĩ, thương bệnh binh,…

II. Tập làm văn

* Yêu cầu về hình thức

- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.

- Trình bày sạch sẽ, khoa học.

- Không mắc lỗi diễn đạt.

- Không viết sai chính tả.

* Yêu cầu về nội dung

- Xác định đúng đối tượng và triển khai đúng vấn đề: kỉ niệm khó quên của em

- Kể theo ngôi thứ nhất: tôi, em,…

- Có thể trình bày theo hướng sau:

a. Mở bài

- Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ em định kể

b. Thân bài

- Địa điểm ở đâu? Xảy ra khi nào? Những ai có liên quan đến câu chuyện?

- Diễn biến của câu chuyện: em và mọi người trong câu chuyện đã nói gì và làm gì? Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào? Vì sao chuyện lại xảy ra như vậy?

---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

(Theo Nguyễn Hiến Lê)

1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng, mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Hồi kí

B: Du kí

C: Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?

A. Câu mở đầu văn bản

B. Câu cuối văn bản

C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản

D. Câu mở đầu các đoạn văn

Câu 3: Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này?

A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua

B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ

C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng

D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe

Câu 4: Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây?

A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả

B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng…

D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ.

Câu 5: Dòng nào chứa cảm xúc của người viết:

A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch

B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ

C…. thế mà đã sáu chục năm qua rồi!

D. … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên?

A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên

B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên

C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên

D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

2. Tự luận (3 điểm)

Câu 7 (1,5 điểm): Trong câu: “Cha tôi dạy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa.

Câu 8 (1,5 điểm): Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?

PHẦN II. VIẾT (4 ĐIỂM)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 (Ca dao)

Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

1. Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1. A

Câu 2. C

Câu 3. A

Câu 4. C

Câu 5. C

Câu 6.

2. Tự luận: 3,0 điểm

Câu 7

- Nghĩa của “chân” trong từ “chân đê”: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

- HS đặt câu đúng ngữ pháp, nội dung hợp lí.

- Giải nghĩa từ “chân” chính xác. Ví dụ: 

+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, …

+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác

Câu 8

- Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác dụng của ngôi kể thứ nhất:

+ Giúp tác giả dễ dàng ghi lại những cảm xúc, tâm trạng, quan sát, … mà chính tác giả đã trải qua trong buổi học đầu tiên…

+ Câu chuyện được kể giản dị, chân thực – gây xúc động cho người đọc.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Về hình thức:

- Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn)

- Dung lượng: khoảng 10 câu (+ - 2 câu).

- Bố cục đủ 3 phần

- Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết câu.

Về nội dung:

* Mở đoạn:

- Giới thiệu bài ca dao.

- Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)  

Biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Cái nón ấy khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (nón mê xưa đứng), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (nay ngồi dầm mưa). Hành động “đứng”, “ngồi dầm mưa” trong phép nhân hóa đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ.

 (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều)

Câu 1 (0.5) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2 (1.5 điểm) Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào.? Có tác dụng gì?

Câu 3 ( 1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)                  

Câu 1: (2,0 điểm):

Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng,  trong đó có sử dụng thành ngữ.

Câu 2 (5,0 điểm):

Kể về một kỉ niệm của bản thân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận

Câu 2

- Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa

- Tác dụng: đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê không chỉ trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ.

Câu 3

Xác định nội dung chính của đoạn trích: Phân tích vẻ đẹp của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”(Trích bài thơ À ơi tay mẹ - Bình Nguyên)

Phần II ( 7.0 điểm)

1. (2 điểm)

HS viết đoạn đảm bảo theo chuẩn kiế thức kĩ năng sau:

 a. Kĩ năng:

- Hình thức đoạn văn.

- PTBĐ chính: Biểu cảm

- Đảm bảo từ 5-7 câu, đánh số câu.

- Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

b. Kiến thức:

* Mở đoạn (C1): Giới thiệu và nêu cảm nhận khái quát về nhà văn Nguyên Hồng.

* Thân đoạn (C2-C6): Trình bày cảm nhận về tác giả Nguyên Hồng trên cơ sở nội dung các văn bản đã học.

+ Nguyên Hồng là người có tính nhạy cảm.

+ Lí do Nguyên Hồng có tính nhạy cảm.

+ Hoàn cảnh sống lam lũ của Nguyên Hồng -> tình thương yêu, cảm thông của Nguyên Hồng với người lao động tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động” rất riêng trong phong cách sống và sáng tác của ông.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Trong bài thơ “À ơi tay mẹ”, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần (ở nhan đề, ở đầu các dòng thơ 4,5,6,8,10,20). “À ơi” là những tiếng đệm trong lời ru. Sự lặp lại này tạo nên âm hưởng lời ru êm đềm, nhịp nhàng, đều đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con. Điệp ngữ cũng gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần mẫn, dịu dàng, mềm mại tựa cánh võng yêu thương nâng giấc cho con. Phía sau nhịp điệu, hình ảnh mà phép điệp ngữ gợi lên là tình cảm yêu thương mẹ dành cho con.

 (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều)

Câu 1 (0.5) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2 (1.5 điểm) Để làm rõ cái hay của bài thơ “À ơi tay mẹ”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3 (1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng trong đó có sử dụng từ mượn.

Câu 2 (5,0 điểm)

Kể về một kỉ niệm của bản thân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Câu 1

 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận

Câu 2

- Để làm rõ cái hay của bài thơ “À ơi tay mẹ”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ

- Tác dụng: Sự lặp lại này tạo nên âm hưởng lời ru êm đềm, nhịp nhàng, đều đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con. Điệp ngữ cũng gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần mẫn, dịu dàng, mềm mại tựa cánh võng yêu thương nâng giấc cho con.

Câu 3

Xác định nội dung chính của đoạn trích: Phân tích một yếu tố tạo nên vẻ đẹp của bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. Nội dung nào trả lời đúng câu hỏi: Truyện truyền thuyết là gì?

A. Là truyện cổ dân gian có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân

 B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương

C. Là những câu chuyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo; kể về các loài vật và được nhân hoá như người; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân

D. Là truyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các nhân vật như nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh; người mang lốt vật,...

Câu 2. Yêu cầu nào không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết?

A. Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì 

B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?

C Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì?

D. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào?

Câu 3. Xác định ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Ý nghĩa ấy còn có giá trị đối với cuộc sống hiện nay như thế nào? 

Câu 4. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Câu 1: 

Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào? 

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.

Câu 2. Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.

b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán.

c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.

d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. 

B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương

Câu 2. 

Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý:

+ Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? 

+ Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo?

+ Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?

Như vậy, đáp án D: Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết

Câu 3. 

Ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng chủ yếu là nêu lên và ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ý nghĩa ấy luôn luôn hiện hữu và cần thiết với dân tộc ta, một dân tộc đã từng chịu nhiều ách xâm lăng, đô hộ. Và ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần nhớ về cội nguồn truyền thống anh hùng của cha ông, phát huy lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Câu 4. 

Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất: yêu nước, dũng cảm và vô tư, không vụ lợi... Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của người kể cũng như là thái độ nhân dân với Thánh Gióng: Thánh (phong Thánh): bậc kí tài bậc nhất, khác thường có công lao to lớn, được nhân dân tôn vinh, lập đền, đình,… thờ cúng. Từ tên truyện là Thánh Gióng có thể thấy thái độ ngưỡng mộ, sùng bái, tôn kinh của người kể. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Thạch Kim. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF