YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồ Thị Bi

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồ Thị Bi dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HỒ THỊ BI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giá trị của thời gian

Một kĩ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được những việc sau đây:

Nếu làm đinh sẽ bán được 10USD.

Nếu làm kim may sẽ bán được 300USD.

Còn nếu làm thành những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25,000USD.

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24 giờ bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi mất đi rồi chúng ra không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.

Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “Giết – Thời – Gian”. Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm chỉ để mong giết thời gian. Thật ra, chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.

(Hạt giống tâm hồn – NXB thành phố Hồ Chí Minh)

Câu 1. Văn bản bàn về vấn đề gì? Tìm 02 thành ngữ hoặc câu nói cùng nội dung (1,0đ)

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5đ)

Câu 3. Người viết dùng hình ảnh "thanh sắt 5kg", có thể "làm đinh", "làm kim" và "làm lò xo đồng hồ" để nói điều gì? Hiệu quả của cách nói này? (1,0đ)

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “Giết thời gian”? Anh/chị có đang “giết thời gian” của bản thân không? (0,5đ)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Văn bản ở phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của thời gian và cách sử dụng chúng? (Viết khoảng 200 chữ)

Câu 2 (5,0 điểm)

Bàn về Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Cảnh ngày hè là một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và đời sống”.

Ý kiến khác lại khẳng định "Cảnh ngày hè chất chứa một tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân”.

Bằng những hiểu biết về bài thơ, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Văn bản bàn về giá trị của thời gian qua cách sử dụng thời gian của mỗi người.

- Thời gian là vàng là bạc (thành ngữ)

- Đời người có một gang tay/Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang (tục ngữ)

- Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình” (Domosthenes)

- Trong mọi sự lãng phí, đáng trách nhất là lãng phí thời gian (Vauvenagues)

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Hình ảnh thanh sắt 5kg có thể làm đinh, làm kim và làm lò xo đồng hồ được dùng để nói: Cách sử dụng nguyên liệu như thế nào sẽ tạo nên giá trị tương ứng như thế.

- Cách nói này là hình ảnh so sánh cụ thể, trực tiếp nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách sử dụng quỹ thời gian của mình sao cho có giá trị nhất.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Học sinh nêu cách hiểu về cụm từ “Giết thời gian”:

- Lãng phí thời gian.

- Sử dụng thời gian vô bổ, không đem lại lợi ích cho công việc, sức khỏe, học tập…

- Dùng thời gian không hợp lý, giờ nọ việc kia…

Anh/chị có đang “giết thời gian” của bản thân không? Học sinh có thể trả lời: Có/Không. Song phải có kiến giải cụ thể thì mới cho điểm.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

* Cách giải:

- Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai lỗi diễn đạt, từ ngữ, ngữ pháp.

- Phải có dẫn chứng cho lập luận.

- Đoạn văn có thể có các ý sau:

+ Thời gian là sự vận động, phát triển liên tục, không ngừng trong tự nhiên.

+ Giá trị của thời gian chính là việc con người tạo ra những tài sản quý báu về vật chất và tinh thần trong một khoảng nhất định.

+ Cách sử dụng thời gian hiệu quả là trong khoảng thời gian ngắn nhất làm ra được giá trị vật chất hoặc tinh thần có ý nghĩa nhất.

+ Có nhiều cách sử dụng thời gian:

- Tích cực: Làm việc có mục đích, luôn phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả, chủ động sắp xếp thời gian  hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, vật chất và tinh thần.

- Tiêu cực: sống không có mục đích, ý lại, đam mê thú vui vô bổ…

- Bài học: Phải ý thức được giá trị và cách sử dụng thời gian, có tinh thần tự giác, chủ động phấn đấu, biết kiềm chế trước những cám dỗ… để thời gian thực sự không trôi đi vô nghĩa.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3.

a. Đọc văn bản:

Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.

Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lô mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm 3 tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ.

Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Singapo hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Malaisia về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.

Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm,… Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau.

(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân chủ nhật)

b. Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (1,0 điểm)

2. Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản trên? (1,0 điểm)

3. Tác giả đã bày tỏ thái độ gì với hiện tượng được đề cập đến? (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe đục đùn đùn tán rợp giương,

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ.

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II – Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:                            

- Văn bản trên tác giả đề cập đến vấn đề: Xin đừng lãng phí nước.

(Mỗi học sinh có thể tự đặt nhan đề khác nhau miễn là phù hợp với nội dung văn bản)

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

- Thái độ của tác giả đối với hiện tượng được đề cập đến là: lo lắng, trăn trở, kêu gọi hành động.

Phần II. Làm văn 

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú trong cả hai mảng văn chính luận và thơ trữ tình.

- Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Bài thơ nằm trong phần Bảo kính cảnh giới và là bài thơ số 43.

2. Phân tích

a. Tình yêu thiên nhiên cuộc sống

* Thể hiện ở câu thơ mở đầu

Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường

⟶ Hoàn cảnh rỗi rãi, thư nhàn

⟶ Ngày nhàn hiếm hoi đã dành cho thiên nhiên.

⟹ Tình yêu thiên nhiên cuộc sống của tác giả.

* Thể hiện ở cách cảm nhận thiên nhiên cuộc sống

- Dù đã đến cuối ngày nhưng mọi vật vẫn căng tràn nhựa sống.

- Rộng mở tất cả các giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                      

Trong một ca phẫu thuật, cô y tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: “Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân”.

Ông bác sĩ khá lớn tuổi nói một cách quyết đoán: “Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!”.

Cô gái vẫn cương quyết: “Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng”.

Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: “Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!”

Cô lập tức kêu lớn lên: “Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!”

Bác sĩ lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói: “Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó”.

Ông đã thử thách phẩm chất cần có cho nghề nghiệp của cô y tá trẻ, và cô đã có được điều ấy.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên. (1 điểm)

Câu 3. Trong văn bản, ông bác sĩ đã “thử thách phẩm chất cần có cho nghề nghiệp của cô y tá trẻ” và cô y tá “đã có được điều đó”. Đó là phẩm chất gì? (0,5 điểm)

Câu 4. Trong khoảng 7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ về một phẩm chất nghề nghiệp mà anh/chị ngưỡng mộ. (vận dụng)

II. Làm văn: (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Sách Ngữ Văn 10, tập một, Chương trình chuẩn, trang 129)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2.

* Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Học sinh có thể có nhiều cách đặt nhan đề cho câu chuyện, dưới đây là vài gợi ý:

- Cô y tá trẻ và vị bác sĩ già/ - Người trẻ và người già/- Miếng gạc thứ mười hai/ Y đức/ - Lòng dũng cảm/ - Thầy nào trò nấy…

Câu 3.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Phẩm chất của một người làm nghề: tinh thần trách nhiệm (học sinh có thể trả lời: lòng dũng cảm, trách nhiệm với công việc, y đức…)

Câu 4.

* Phương pháp: Phân tích, bình luận, tổng hợp

* Cách giải:

- Nêu được phẩm chất đáng quý của một nghề nghiệp cụ thể, trình bày suy nghĩ một cách chân thành, nghiêm túc. Học sinh có thể nêu ra một tấm gương, có thể nêu phản đề về sự vô cảm, các thói xấu cần xoá bỏ. 

II. Làm văn 

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân vật nổi tiếng thời kì trung đại Việt Nam. Ông là người có học vấn uyên thâm, có nhiều học trò nổi tiếng nên được người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông mang đậm chất triết lý, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

- Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi.

2. Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn

* Cảm nhận về cuộc sống của nhà thơ: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

+ Trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một “lão nông tri điền” tìm thấy niềm vui trong công việc: "Một mai, một cuốc, một cần câu"

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

Thế thì làm sao con biết

Là trời có những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con đi tìm

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết Tính mẹ cứ hay là nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế!

(Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó.

Câu 3: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì của người con trong văn bản?

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống của mỗi con người.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân thành nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2: (0,5 điểm)

- Những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ: tình yêu mẹ bằng/(như) ông trời…Hà Nội…con dế.

Câu 3: (1 điểm)

- Người con trong đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm:

+ Suy nghĩ đặc biệt khi thể hiện tình cảm dành cho mẹ: chọn những điều to lớn nhất để so sánh vì những thứ nhỏ bé (trong suy nghĩ của con) không thể bao chứa hết tình cảm dành cho mẹ, song những điều đó lớn quá thì cũng khó đạt tới vì thế người con chỉ muốn lúc nào cũng ở bên mẹ nên so sánh ngộ nghĩnh cuối bài “con yêu mẹ bằng con dế”.

+ Tình cảm cao quý, trong sáng, hồn nhiên qua cái nhìn trẻ thơ, qua cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu mà đi sâu vào lòng người.

Câu 4: (1 điểm)

- Có thể tham khảo các ý kiến sau:

+ Tình mẫu tử (cùng tình phụ tử) là tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người.

+ Là tình cảm đầu tiên con người được tiếp xúc, đi cùng đến hết cuộc đời, giúp con người vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, khơi dậy những giá trị cao cả, giúp con người trưởng thành.

+ Biết và thấu hiểu tình mẫu tử giúp con người sống tốt, có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Gợi ý:

- Hình dung khung cảnh diễn ra sự việc, thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ giữa An Dương Vương và Rùa Vàng.

- Tái hiện diễn biến các sự việc và các chi tiết tiêu biểu:

+ Rùa Vàng xuất hiện từ phương đông như lời báo của cụ già, được An Dương Vương đón vào thành, giúp nhà vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ thần.

+ Rùa Vàng hiện ra sau lời cầu cứu của An Dương Vương, chỉ Mị Châu là giặc, đưa nhà vua đi xuống biển.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

 (Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

“Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”.

Câu 2 (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người tráng sĩ đời Trần qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)của Phạm Ngũ Lão.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.  

Câu 2: (1 điểm)

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3: (0,5 điểm)

Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. 

Câu 4: (1 điểm)

Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

* Gợi ý:

- Giải thích: Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.

- Bình luận: Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:

+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Hồ Thị Bi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF