YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Tạ Quang Bửu

Tải về
 
NONE

HỌC247 mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Tạ Quang Bửu. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận trong chương trình Ngữ văn 7 Cánh diều. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi giữa Học kì 2 sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TẠ QUANG BỬU

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 7 CD

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì?

b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào?

Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm  lay động các khóm hoa.

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.

c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”

Câu 3. Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. HS nêu được khái niệm câu rút gọn:

- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu , tạo thành câu rút gọn. Người ta rút gọn câu nhằm mục đích:

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)

b. HS xác định được câu rút gọn trong các câu văn:

+ Mơn man khắp cánh đồng. Rút gọn là thành phần CN

+ Làm  lay động các khóm hoa. Rút gọn là thành phần CN

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: (2 điểm) Mức độ nhận biết:

Đọc kĩ các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

- Một mặt người bằng mười mặt của.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Thương người như thể thương thân.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

1. (1 điểm) Các câu tục ngữ trên thuộc dòng văn học nào ? Viết theo chủ đề gì ?

- Dòng văn học: …………………

- Chủ đề:………………………

2. (1 điểm) Những phép tu từ nào được sử dụng trong các câu tục ngữ trên ?.

Phần  II: (2 điểm) Mức độ thông hiểu:

1. (1 điểm) Giải thích nghĩa câu tục ngữ:“Đói cho sạch, rách cho thơm”

2. (1 điểm) Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu vừa được giải thích ở trên.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)

1. Từ nào có nghĩa là Dòng sông phía tr­ước?

A. Tam thiên.                              

B. Tử yên.

C. Tiền Xuyên.                           

D. Cửu thiên.

2. Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong truyện ”Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì?

A. Xa ngư­ời anh trai thân nhất.

B. Xa ngôi nhà tuổi thơ.

C. Không đ­ược tiếp tục đến tr­ường.

D. Tất cả các phương án trên.

3. Bài ”Qua Đèo Ngang” thuộc thể thơ nào?

A. Song thất lục bát.          

B. Thất ngôn bát cú.

C. Lục bát.                           

D. Ngũ ngôn.

4. Cảnh ” Qua Đèo Ngang” đ­ược miêu tả trong thời điểm:

A. Buổi trư­a.

B.chiều tà.          

C. Ban mai.          

D. Đêm khuya.

5. Xác định biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau:

”Lom khom dư­ới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

A. Đảo ngữ.                   

B. Nhân hoá.       

C. So sánh.          

D. Điệp ngữ.

6. Thể thơ của bài ”Bạn đến chơi nhà” giống với thể thơ bài nào sau đây?

A. Bài ca Côn Sơn.                

B. Qua Đèo Ngang.

C. Sông núi n­ước Nam.        

D. Sau phút chia li.

7. Bài thơ ”Bạn đến chơi nhà” của tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.                        

B. Nguyễn Du.

C. Nguyễn Đình Chiểu.              

D. Nguyễn Khuyến.

8. Bài thơ “Cảnh khuya” được Bác Hồ viết ở đâu?

A. Miền Bắc.                 

B. Hà Nội.           

C. Việt Bắc.                  

D. Tây Bắc.

II. Tự luận: (8,0 điểm)

1. Nội dung của bài thơ ”Qua đèo ngang” là gì? (3,0 đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nêu ý nghĩa của văn bản “Ý nghĩa của văn chương”

Câu 2: Nêu nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

Câu 3: Nêu nghệ thuật văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Ý nghĩa văn bản “Ý nghĩa văn chương” “ Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương

Câu 2: Nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” : Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc có sức thuyết phục. Lập luận theo trình tự hợp lí

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Thế nào là câu chủ động, câu bị động?

b) Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành hai câu bị động tương ứng theo hai cách đã học?

Một hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.

Câu 2 (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...

(SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?

Câu 3 (5,0 điểm).

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

a. HS trình bày được khái niệm câu chủ động, câu bị động:

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

b. HS chuyển câu chủ động đã cho thành câu bị động theo hai cách:

- Cách 1: Bức tranh này đã được một hoạ sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV.

- Cách 2: Bức tranh này (đã) vẽ vào thế kỉ XV.

Câu 2. 

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Tác giả: Hồ Chí Minh

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận

c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Tạ Quang Bửu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF