YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 2 năm 2021-2022 có đáp án chi tiết

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em học sinh lớp 2 Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 2 năm 2021-2022 có đáp án chi tiết nhằm giúp các em ôn tập những kiến thức trọng tâm đã học, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa Học kì 1 sắp đến. Đây là món quà Hoc247.net và Hoc247 Kids gửi gắm đến các em với hi vọng hỗ trợ thật tốt cho các em trong quá trình học tập. Mời các em xem chi tiết tài liệu ngay bên dưới.

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN TIẾNG VIỆT 2 NĂM 2021-2022

CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Cô giáo lớp em (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 60)

- Đọc khổ thơ 2 và 3.

- Trả lời câu hỏi: Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Người thầy cũ (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 56)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Bố Dũng đến trường làm gì?

A. Thăm các thầy (cô) giáo trong nhà trường.

B. Để gặp thầy chủ nhiệm của Dũng.

C. Để chào thầy giáo cũ của bố Dũng.

D. Để đưa Dũng đi học.

2. Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?

A. Lấy mũ, lễ phép chào thầy.

B. Nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên rồi chào thầy.

C. Tươi cười, vui vẻ khi chào thầy.

D. Xúc động khi chào thầy.

3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?

A. Trèo cửa sổ lớp bị thầy bắt gặp.

B. Thầy không phạt mà chỉ buồn.

C. Thầy khuyên “trước khi làm việc gì, cần phải suy nghĩ”.

D. Tất cả các ý trên.

4. Câu “Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ” thuộc mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Không thuộc các mẫu câu trên.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe - viết): (5 điểm)

Bài viết: Cô giáo lớp em (Khổ thơ 2 và 3)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về bố của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: B

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng việt:

Cho đoạn văn sau:

Mẩu giấy vụn

Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ra giữa lối ra vào.

Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:

Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?

- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.

- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.

Cả lớp yên lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả.

Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:

- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?

- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!

Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”

Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:

- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!

(Theo Quế Sơn)

I. (1,5 điểm) Đọc thành tiếng: Một trong bốn của đoạn văn bản.

II. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút):

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. (0,5 điểm) Có chuyện gì đã xảy ra ở lớp học?

A. Có một tờ giấy nằm ngay giữa lối ra vào.

B. Có một mẩu giấy nằm ngay giữa lối ra vào.

C. Có một nắm giấy nằm ngay giữa lối ra vào.

2. (0,5 điểm) Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

A. Nhìn mẩu giấy đang nằm giữa cửa lớp.

B. Nhặt mẩu giấy đang nằm giữa cửa lớp.

C. Lắng nghe xem mẩu giấy nói gì.

3. (0,5 điểm) Bạn giá nghe thấy mẩu giấy nói gì?

A. Mẩu giấy nói: “ Các bạn ơi! Xin đừng bỏ tôi vào sọt rác!”

B. Mẩu giấy nói: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

C. Mẩu giấy nói: “Các bạn ơi! Tôi rất vui vì được nằm ở giữa lối ra vào!”

4. (0,5 điểm) Vì sao cả lớp lại cười rộ lên thích thú?

A. Vì mẩu giấy không biết nói.

B. Vì bạn gái rất vui tính, hiểu được ý cô giáo và trả lời rất thông minh.

C. Vì bạn gái giỏi nên nghe được tiếng nói của mẩu giấy.

5. (0,5 điểm) Tìm từ chỉ sự vật trong câu: “Bỗng một em gái đứng dậy, tiếng tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác”.

A. đứng dậy, mẩu giấy, bỏ.

B. đứng , tiến, nhặt.

C. em gái, mẩu giấy, sọt rác.

6. (0,5 điểm) Câu: “ Bạn Lan là học sinh chăm chỉ”. Được cấu tạo theo mẫu:

A. Ai là gì?

B. Cái gì là gì?

C. Con gì là gì?

7. (0,5 điểm) Qua bài đọc “Mẩu giấy vụn” em học được đức tính gì của bạn gái trong bài?

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn bài)

I. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn bài “Phần thưởng”. Tài liệu hướng dẫn Tiếng Việt lớp 2 tập 1A, trang 22.

II. Tập làm văn: (3 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (2 – 3 câu kể về giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.

Gợi ý:

- Thầy (hoặc cô) tên là gì, dạy em lớp mấy?

- Thầy (hoặc cô) đã dạy em, giúp em những gì để em tiến bộ

- Em muốn làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy (hoặc cô) giáo?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng việt

Khoanh vào ý đúng nhất mỗi ý được 0,5 điểm

1. (0,5 điểm) Có chuyện gì đã xảy ra ở lớp học?

B. Có một mẩu giấy nằm ngay giữa lối ra vào.

2. (0,5 điểm) Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

C. Lắng nghe xem mẩu giấy nói gì.

3. (0,5 điểm) Bạn giá nghe thấy mẩu giấy nói gì?

B. Mẩu giấy nói: “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

4. (0,5 điểm) Vì sao cả lớp lại cười rộ lên thích thú?

B. Vì bạn gái rất vui tính, hiểu được ý cô giáo và trả lời rất thông minh.

5.(0,5 điểm) Tìm từ chỉ sự vật trong câu: “Bỗng một em gái đứng dậy, tiếng tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác”.

C. em gái, mẩu giấy, sọt rác.

6. (0,5 điểm) Câu: “Bạn Lan là học sinh chăm chỉ”. Được cấu tạo theo mẫu: Ai là gì?

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:

Cây xấu hổ

Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.

Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Qủa nhiên, không có gì lạ thật.

Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.

Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?

Theo Trần Hoài Dương

Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?

A. Cây xấu hổ co rúm mình lại.

B. Cây xấu hổ vẫy cành lá.

C. Cây xấu hổ hé mắt nhìn.

D. Cây xấu hổ xôn xao.

Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?

A. Có con chim lạ bay đến.

B. Một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.

C. Có con chim chích chòe bay đến.

Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?

A. Vì chưa được bắt con chim.

B. Vì cây xấu hổ nhút nhát.

C. Vì chưa được nhìn thấy con chim xanh.

Câu 4: Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào?

A. Róc rách.

B. Lạt xạt.

C. Xôn xao.

Câu 5: Toàn thân con chim thế nào?

A. Lóng lánh.

B. Lập lòe.

C. Líu lo.

Câu 6: Trong câu: “Cây xấu hổ co rúm mình lại.” Từ chỉ hoạt động là:

A. Cây xấu hổ.

B. Co rúm.

C. Co rúm mình lại.

Câu 7: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Nghe - viết:

Em học vẽ

Hôm nay trong lớp học

Với giấy trắng, bút màu

Nắn nót em ngồi vẽ

Lung linh bầu trời sao.

 

Vẽ ông trăng trên sao

Rải ánh vàng đầy ngõ

Vẽ cánh diều no gió

Vi vu giữa trời xanh.

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:

Những quả đào

Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

Câu 1: Người ông giành những quả đào cho ai?

A. Người vợ

B. Các con

C. Những đứa cháu

Câu 2: Trong bài, những bạn nào ăn quả đào ông cho?

A. Xuân và Vân

B. Xuân và Việt

C. Xuân, Vân và Việt

Câu 3: Ông nhận xét gì về bạn Việt?

A. Thích làm vườn

B. Bé dại

C. Người nhân hậu

Câu 4: Các từ “hạt, quả đào, trồng, vườn”. Từ chỉ hoạt động là:

A, Hạt, quả đào

B. trồng

C. vườn, trồng

Câu 5: Từ chỉ đặc điểm trong câu “Còn Việt là người nhân hậu” là:

A, Nhân hậu

B. người

C. Việt

Câu 6: Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

A. Xuân để dành không ăn

B. Ăn xong, Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.

C. Xuân cho bạn bị ốm

D. Xuân để phần cho bà.

Câu 7: Vì sao ông nhận xét Vân bé dại?

A. Vì Vân là em út

B. Vì Vân không thích ăn đào

C. Vì ăn xong Vân vẫn còn thèm

D. Vì ông quý Vân nhất.

Câu 8: Liệt kê những từ dưới đây chỉ sự vật trong câu:

Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò.

II. Phần đọc thành tiếng

Câu 1 (2 điểm ): Nghe - viết:

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi.

Đáp lời “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Câu 2 (5 điểm): Viết 3 - 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.

- Gợi ý:

  • Em đã làm được việc gì?
  • Em làm việc đó thế nào?
  • Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. C

2. A

3. C

4. B

5. A

6. B

7. C

8. Những từ chỉ sự vật là: Xuân, đào, hạt, cái vò.

II. Phần đọc thành tiếng

Câu 1 (2 điểm ): Nghe - viết:

- Mỗi lỗi sai trừ 0,4 điểm

- Các lỗi giống nhau trừ một lần.

- GV tùy từng bài viết của học sinh để trừ điểm.

Câu 2 (5 điểm):

GV tùy từng mức độ để cho điểm học sinh (câu phải đủ ý, học sinh viết đủ số câu đạt điểm tối đa):

Chiều chủ nhật tuần trước, em có một trải nghiệm thú vị. Em đã được giúp mẹ nấu ăn. Mẹ sẽ nấu món sườn xào chua ngọt, canh rau ngót và đậu rán. Em được phân công phụ trách việc nhặt rau. Em đã cẩn thận nhặt rau theo hướng dẫn của mẹ. Sau đó, em còn rửa rau giúp mẹ. Mẹ cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

A. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Trên chiếc bè

Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ, chúng ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.

Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao luôn bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn cá săn sắt và cá thầu dầu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả trả lời đúng nhất:

1. Dế Mèn và Dế Trũi đi xa bằng cách gì?

A. Ngày đi đêm nghỉ cùng say ngắm dọc đường.

B. Bơi theo dòng nước.

C. Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè.

2. Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy những gì?

A. Nước, cỏ cây, làng gần, núi xa, các con vật.

B. Nước, cỏ cây, hòn đá cuội.

C. Những anh gọng vó và những ả cua kềnh giương đôi mắt.

3. Tình cảm của các con vật đối với hai chú dế thế nào?

A. Chê cười, châm biếm.

B. Yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh.

C. bái phục, lăng xăng.

4. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu câu Ai là gì?

A. Dế Mèn và Dế Trũi là đôi bạn.

B. Anh gọng vó đen sạm, gầy và cao.

C. Những ả cua kềnh giương đôi mắt lồi.

5. Trong câu “Đàn cá lăng xăng theo chiếc bè” từ chỉ hoạt động là?

A. Đàn cá.

B. lăng xăng.

C. theo chiếc bè.

B. Bài kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả nghe - viết: (5 điểm)

GV đọc bài cho học sinh viết bài.

II. Chính tả (5 điểm)

Chiếc bút mực

Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.

III. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn (4-5 câu) nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.

Gợi ý:

- Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?

- Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?

- Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)

- Tình cảm của em đối với cô (hoặc thầy) như thế nào?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Mỗi câu khoanh đúng cho 1 điểm (Câu 1 đến câu 3)

1. C

2. A

3. B

4. A

5. B

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 2 năm 2021-2022 có đáp án chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF