YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quỳnh Phú

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quỳnh Phú. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS QUỲNH PHÚ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: “Ngoài ỷ nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ỷ nghĩa phản khảng, tố cáo xã hội phong kiến”, nhận định này nói về nội dung, ỷ nghĩa của những bài ca dao thuộc chủ đề nào?

A. Tình cảm gia đình.

B. Tình yêu quê hương, đất nước, con người.

C. Những câu hát than thân.

D. Những câu hát châm biếm.

Câu 2: Theo em, những câu hát than thân thuộc kiểu văn bản gì?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản miêu tả.

C. Văn bản biểu cảm.

D. Văn bản tự sự, biểu cảm.

Câu 3: Điền từ đúng vào bài ca dao sau:

“Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi... vào đâu”.

A. Biết tấp.

B. Biết trôi.

C. Biết chảy.

D. Trôi nổi.

Câu 4: Nghĩa của thành ngữ “Gió dập sóng dồi” được hiểu là:

A. Gió to, sóng lớn dồn dập xô đẩy.

B. Gió to, tạo những con sóng to.

C. Gió tạo ra sóng dồn dập.

D. Cuộc đời chìm nổi

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Hãy nêu những đặc điếm chung về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao than thân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

1. C

2. C

3. A

4. A

II. TỰ LUẬN: Trên cơ sở những bài ca dao đã học, các em hãy khái quát lại những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật

- Nội dung: Các bài ca dao than thân đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ. Ngoài ý nghĩa than thân còn có ý nghĩa phản kháng.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (4 điểm)

Hãy chép lại bài ca dao số 1 trong chùm ca dao có chủ đề “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”, phân tích nội dung và ý nghĩa của bài ca dao ấy.

Câu 2: (6 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

* Yêu cầu 1: Chép lại bài ca dao đúng hình thức và nội dung. Gợi ý:

- Hình thức: Đủ câu, đúng thể loại, không sai từ ngữ, chính tả.

- Nội dung: Không được dùng bài ca dao có cùng chủ đề thay thế.

- Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

Sông nào bên đục, bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng

Nước sông Thương bên dục bèn trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiền xây.

* Yêu cầu 2: Phân tích nội dung và ý nghĩa của bài ca dao

- Nghệ thuật: Đây là bài ca dao được viết theo hình thức đối đáp; phần đầu là lời của người hỏi (chàng trai) và phần sau là lời của người đáp (cô gái). Người xưa hay dùng hình thức đối đáp để trao đổi, giãi bày hoặc giao duyên cùng nhau.

- Nội dung: Trong bài ca dao, cô gái và chàng trai dùng hình thức hát đối đáp để thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử đồng thời cũng để bộc lộ lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước của mình. Chàng trai đã chọn được nét tiêu biểu của từng địa danh đế hỏi và cô gái đã trả lời rất đúng các địa danh đó. Qua đó, ta thấy chàng trai và cô gái là những người lịch lãm, tế nhị.

- Nội dung đối đáp toát lên nhiều ý nghĩa:

+ Bày tỏ hiểu biết về lịch sử, văn hoá.

+ Tình cảm quê hương đất nước thường trực trong mỗi con người.

+ Niềm tự hào về vẻ đẹp lịch sử, văn hoá dân tộc.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.

- Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.

2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ cụ thể về:

a. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng:

- Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo.

- Điệp từ "lồng" được nhắc lại hai lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo...

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2 điểm)

Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của nhà thơ Nguyễn Trãi ?

Câu 2. (4 điểm)

So sánh nghệ thuật miêu tả “tiếng suôi” trong những câu thơ sau:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(Nguyễn Trãi)

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

(Hồ Chí Minh)

Câu 3. (4 điểm)

Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong bôn câu thơ cuối:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngát một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”?

(Trích Chinh phụ ngâm khúc)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: “Bài ca Côn Sơn” được Nguyễn Trãi viết trong khoảng thời gian bị chèn ép, đành cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Theo một số tài liệu nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi cho biết, Nguyễn Trãi đã sống ở Côn Sơn từ khoảng cuối năm 1428 cho đến ngày bị hại (1442), dù là năm 1434 đã được vua Lê Thái Tông xuống chiếu vời ra giữ chức cũ.

Câu 2: So sánh:

a. Điểm giống nhau: vẻ đẹp của non sông Việt Nam. Hai thi phẩm, hai tâm hồn thi sĩ có nét tương đồng: giao cảm, hòa nhập với thiên nhiên. Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh lắng nghe và miêu tả tiếng suối như tiếng nhạc, lời ca. Đồng thời hai tác giả sử dụng biện pháp so sánh đề miêu tả tiếng suôi như một giai điệu du dương trầm bổng tuyệt vời. Tiếng suối không chỉ là lời thơ mà còn là lời của âm nhạc.

b. Điểm khác nhau:

- Nguyễn Trãi nghe tiếng suối ở Côn Sơn (một thanh âm tự nhiên) gợi nhớ tiếng đàn cầm. Nguyễn Trãi là một ẩn sĩ.

- Bác Hồ nghe tiếng suối ở chiến khu (căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc), nghĩ đến những con người đang chiến đấu cho Tố quốc. Bác không phải là một ẩn sĩ.

- Sự khác nhau trong miêu tả cảnh thiên nhiên còn được quy định bởi đặc trưng thi pháp.

- Thơ ca trung đại dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng. Thiên nhiên là hình tượng trung tâm của cuộc sống. Thơ Bác vẫn mang vẻ đẹp cố điển nhưng con người mới là hình tượng trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc - hiểu: (3đ)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

(“Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1đ)

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn. (1đ)

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:

“Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi” (1đ)

Phần II: Tập làm văn (7đ)

Em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện niềm vui của mình khi được sống trong tình yêu thương của gia đình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc – hiểu:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : tự sự

Câu 2. Nội dung của đoạn trích: Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em Thành và Thủy

Câu 3. Tác dụng: Nhấn mạnh suy nghĩ đau đớn của người anh với một điều sắp xảy ra: sự chia lìa  của  hai anh em; đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy.

Phần II: Tập làm văn

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu  niềm hạnh phúc  của em khi  hưởng tình yêu thương của gia đình.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm)

Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

….

Câu 2: (1.0 điểm)

Nêu ý nghĩa của văn bản Cảnh khuya– Hồ Chí Minh.

Câu 3: (1.0 điểm)

Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nghĩ về bài ca dao:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Chép thơ:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta!

- Tác giả: Nguyễn Khuyến.

Câu 2.

Bài thơ là sự cảm mến và trân trọng trước tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác đối với dân, với nước.

Câu 3.

Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp: Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quý giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy.

PHẦN II. LÀM VĂN

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề, ấn tượng ban đầu về bài ca dao

2. Thân bài:

a. Biểu cảm về hình thức bài ca dao:

- Là lời ru của mẹ nói với con. Được thể hiện bằng những câu lục bát mang âm hưởng ngọt ngào, tha thiết.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 Trường THCS Quỳnh Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF