YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Vạn Ninh

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 Trường THCS Vạn Ninh dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VẠN NINH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.

II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc - hiểu (5 điểm)

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5:

a. Thế giới kì diệu ở đằng sau cánh cổng trường có thể là: Thế giới của tri thức, thế giới của tình thầy trò, tình cảm bạn bè…

b.

- Nội dung: bày tỏ niền vui, hạnh phúc khi được cắp sách tới trường một cách hợp lí. (1,0đ)

- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (0,5đ)

- Gạch chân đúng cặp từ trái nghĩa và từ láy. (0,5đ)

---(Để xem tiếp đáp án những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu … thì …

Tuy … nhưng …

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a.

- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)

- Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)

- Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)

b.

- Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)

- Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)

Câu 2:

a. Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)

b.

* Nghệ thuật: (0,5đ)

- Từ ngữ giản dị, tinh luyện.

- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

- Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3:

* Mở bài: (1,0đ)

- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ

- Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

- Phát biểu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:

+ Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)

+ Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2 điểm)

Đọc câu văn đây và trả lời câu hỏi:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhân chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

(Hồ Chí Minh)

Hãy tìm những từ cùng trường nghĩa trong câu văn trên; cho biết tác dụng của cách sử dụng ấy?

Câu 2. (2 điểm):

Hãy tìm những từ đồng nghĩa với các từ trong câu thơ sau:

"Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

(Nguyễn Du)

Giải thích vì sao tác giả lại dùng từ "cậy", "chịu" mà không dùng từ đồng nghĩa khác?

Câu 3 (6 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Tác giả đã so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng thì các từ ngữ sau cũng nằm trong cùng một trường nghĩa với nó như: nhấn chìm, lướt qua, sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn.

- Cách dùng hệ thống từ ngữ cùng trường nghĩa có tác dụng biểu đạt nội dung ý nghĩa sâu sắc, tăng sức biểu cảm của lời nói.

Câu 2:

- Các em có thế tìm những từ đồng nghĩa với từ “cậy”, “chịu” phân tích hiệu quả của những lần dùng ấy:

+ Có thể thay từ “cậy” bằng, từ “nhờ”, “chịu” bằng từ “nhận”

+ Câu thơ nghĩa là: Nhờ em em có nhận lời

+ Ta thấy từ “cậy” ngoài nét nghĩa của từ “nhờ” còn có ý nghĩa trông cậy, tin tưởng như là chỗ bấu víu duy nhất.

=> “Chịu” ngoài nét nghĩa của “nhận” còn có ý van nài, ép buộc. Vì vậy tác giả không dùng “nhờ”, “nhận” mà dùng “cậy”, “chịu” đế diễn tả một cách hiệu quả thái độ, tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật, nhờ thế mà giá trị thẩm mĩ được phát huy.

Câu 3:

1. Mở bài:

- Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động.

2. Thân bài:

- Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ:

+ Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn .

+ Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân.

- Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc:

+ Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải.

+ Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá, hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy.”

+ Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. (2 điếm)

Hãy xác định xem từ “say sưa” trong hai lần dùng sau đây có phải là từ đồng âm hay không?

"Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa

Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày".

"Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa".

Câu 2. (2 điểm)

Đọc bài hát đố sau và trả lời các câu hỏi.

Trăm thứ dầu, dầu gì không thắp?

Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?

Trăm thứ than, than gì không quạt?

Trăm thứ bạc, bạc gì không mua?

Trai nam nhi đối tặng, gái bốn mùa theo không".

1. Hãy xác định xem chìa khoá để giải những câu đố trên là ở chỗ nào?

2. Điều lí thú trong mỗi câu đố trên là gì?

Câu 3 (6 điểm)

Hãy viết bài văn cảm nghĩ về một người bà (ông) mà em yêu thương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Gợi ý:

- "Say sưa"(1): Chỉ trạng thái bị ngây ngất vì rượu.

- "Say sưa"(2): Chỉ trạng thái ngây ngất vì bị cuốn hút. Như vậy, ở đây không có hiện tượng đồng âm mà là hiện tượng nhiều nghĩa của từ.

Câu 2:

1. Chìa khoá để giải những câu đố trên là phải tìm những từ đồng âm hoặc những nghĩa khác nhau với phần hỏi trong câu đố.

- Dầu không thắp? (giầu không)

- Bắp gì không rang? (bắp chân)

- Than gì không quạt? (than thở)

- Bạc gì không mua? (bạc tình, bạc nghĩa)

2. Cái hay của mỗi câu hát đố là ở cách dùng sự đối lập tính chất của sự vật ở phần trên (nghĩa gốc) với sự thiếu vắng tính chất ở phần đố để tạo nên cách lí giải mới mẻ, bất ngờ mà ngộ nghĩnh trong trò chơi đô chữ.

- Dầu thắp/ dầu không thắp

- Bắp rang/ bắp không rang

- Than quạt/ than không quạt

- Bạc mua/ bạc không mua

Câu 3:

I. Mở bài:  giới thiệu về ông (bà) và gia đình em.

II. Thân bài:

1. Ngoại hình và tính tình của ông (bà)

a. Ngoại hình:

- Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi?

- Ông (bà) thấp hay cao, tả sơ lược về vóc dáng.

- Miêu tả khuôn mặt ông bà (mắt, mũi, miện…)

- Miệng ông (bà) lúc nào cũng cười để lộ hàm răng đen bóng do ăn trầu.

- Mái tóc của ông (bà) đã ngả bạc nhiều.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của ông bà:

- Ông (bà) hiền lành và nhân hậu.

- Ông (bà) yêu thương và luôn quan tâm em; đặc biệt thường bênh vực em mỗi khi làm điều gì sai và bị bố mẹ cho ăn roi.

- Quần áo ông (bà) thường mặc.

- Thói quen ông (bà) hay làm vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối.

- Ông (bà) thường kể đủ thứ chuyện cho em nghe, bởi vậy em thấy ông (bà) như một cuốn bách khoa toàn thư và em rất thích được ngủ với ông bà.

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về ông (bà)

- Em bị ốm sốt ông (bà) thức khuya chăm sóc em.

- Ông (bà) thường mân mê mái tóc để em ngủ thật sâu.

3. Ý nghĩa của ông bà trong cuộc sống của em

- Với em ông (bà) mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho bố mẹ và dành cho em.

- Ông (bà) là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 7 năm 2021-2022 Trường THCS Vạn Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF