YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Cao Thắng

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Cao Thắng có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CAO THẮNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

"Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung."

(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên. Trang 32)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thể loại của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn? Tác dụng của phép tu từ đó? (1,0 điểm)

Câu 3. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên như thế nào qua đoạn văn trên? (1,0 điểm)

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Hãy hóa thân vào nhân vật An Dương Vương và kể lại công cuộc xây dựng thành Cổ Loa.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

1. Yêu cầu về kĩ năng

- Câu hỏi nhằm kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của học sinh.

- Học sinh biết cách trình bày kiến thức sao cho hợp lí theo đúng yêu cầu của đề bài.

- Chú ý kĩ năng diễn đạt, kĩ năng dùng từ.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây"- Sử thi Đăm Săn. Thể loại Sử thi.

Câu 2:

- Các biện pháp tu từ thành công trong đoạn văn là so sánh, phóng đại, điệp.. (múa khiên gió như bão, gió như lốc; quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung....) 0,5

- Tác dụng: Miêu tả tài nghệ múa khiên hùng mạnh của Đăm Săn 0,5

Câu 3: Hình ảnh Đăm Săn hiện lên với uy lực, sức mạnh, tài năng, tầm vóc phi thường của người anh hùng sử thi.

II. Làm văn

1. Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn tự sự, bố cục rõ ràng.

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu nhân vật nhập vai An Dương Vương, ngôi kể thứ nhất (tôi)

- Giới thiệu nội dung kể

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2 điểm):

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu nội dung của bài ca dao trên?

Câu 2. (2 điểm):

Nêu các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? (0,5 điểm)

Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau: (1,5 điểm)

"Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"

Câu 3. (6 điểm):

Cảm nhận của anh (chị) về quan niệm "Nhàn" trong bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2 điểm):

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

- Nghệ thuật: so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ.

- Nội dung: Bài ca dao là hình ảnh người con gái ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình, như "tấm lụa đào". Nhưng cuộc đời của họ "phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". Họ cảm thấy mình như một món hàng bị mua bán... Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ là ở chỗ đó...

Câu 2: (2 điểm)

- Các dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

+ Dạng nói: độc thoại, đối thoại

+ Dạng viết: nhật ký, hồi ức cá nhân.

- Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao:

"Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"

- Từ xưng hô thân mật: mình - ta

- Ngôn ngữ đối thoại: mình về... chăng; ta về ... mình

- Lời nói hằng ngày: mình về, nhớ hàm răng.

- Giọng điệu: thân mật, lưu luyến, bịn rịn....

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (1.0 điểm):

Văn học dân gian Việt Nam có những đặc trưng cơ bản nào?

Câu 2 (4.0 điểm):

Xác định lỗi trong mỗi câu sau và sửa lại để có những câu đúng:

a. Bạn có điểm yếu là chưa tự tin trước đông người.

b. Qua bài thơ "Nói với con" cho ta hiểu thêm về sức sống của một dân tộc ở miền núi.

c. Nguyễn Duy là một nhà thi sĩ tài hoa.

d. Người thợ săn bị một chú hổ tấn công.

Câu 3 (5.0 điểm):

Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ giá trị nhận thức và giáo dục trong một tác phẩm văn học dân gian mà anh/chị ấn tượng nhất.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hai đặc trưng:

- Tính truyền miệng.

- Tính tập thể

Câu 2:

a. Điểm yếu: hiểu sai nghĩa của từ Hán Việt. Sửa: Bạn có điểm yếu/hạn chế...

b. Qua: dùng thừa từ hoặc sai ngữ pháp. Sửa: bỏ từ qua hoặc từ cho hoặc thêm từ tác giả trước từ cho và dùng dấu phẩy phù hợp...

c. Nhà: thừa từ/kết hợp từ không đúng. Sửa: bỏ từ nhà hoặc thay từ thi sĩ bằng từ thơ.

d. Chú: sai phong cách. Sửa: thay bằng từ con.

Câu 3:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết đoạn văn: đảm bảo chủ đề, bố cục...

- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc.

- Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu...

- Đảm bảo nội dung: về giá trị của 1 tác phẩm văn học dân gian

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:

"Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó ăn cùng. Những buổi tối khi lão uống rượu, thì nó ngồi dưới chân lão. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho trẻ."

Câu 1: Đoạn văn bản trên trích trong tác phẩm nào? Của nhà văn nào?

Câu 2: Nó trong đoạn trích là người hay con vật?

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 4: Đoạn trích đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Mấy lần?

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 6: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của ông lão đối với nhân vật "nó" trong đoạn văn bản. (khoảng 3 câu).

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè.

"Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương."

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II – Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII, Sdd)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc - hiểu

Câu 1: Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Câu 2: Nhân vật "nó" trong đoạn văn bản là con chó (con vật)

Câu 3: Phương thức biểu đạt của đoạn văn bản là tự sự.

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh, 3 lần.

Câu 5: Tác dụng: Làm nổi bật tình cảm yêu thương, quý mến của lão Hạc đối với con chó.

Câu 6: HS có thể có nhiều cảm nhận khác nhau song cơ bản phải nêu được những nét sau: Đó là tình cảm của người cha dành cho đứa con đi xa của lão Hạc. Lão coi cậu Vàng chính là đứa con của mình và đối xử với nó không khác gì một con người, một người bạn để hàn huyên tâm sự.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm)

  • Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc, nhận thức của cá nhân.
  • Điểm 0,25: Trình bày đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên, phần thân bài chỉ có một đoạn văn.
  • Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài là một đoạn văn.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

  • Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè.
  • Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có các thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng. (5,0 điểm)

- Điểm 5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.

+ Nêu cảm nhận chung về bài thơ. Sau đó triển khai làm rõ các ý chính về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:

  • Yêu thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, có sự đồng cảm với thiên nhiên mạnh mẽ nhưng tinh tế, sâu sắc.
  • Yêu đời, yêu cuộc sống: Thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sống động, đáng yêu và đầy sức sống. Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Âm thanh "lao xao chợ cá" dội về từ phía làng chài hay chính tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh "dân giàu đủ".
  • Tấm lòng ưu ái với dân, với nước: Yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông thiết tha với con người, với dân, với nước. Câu kết bài thơ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân. Ông mong dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: "khắp đòi phương".

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Cao Thắng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF