YOMEDIA

Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Ngô Tất Tố

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 của trường THCS Ngô Tất Tố có đáp án chi tiết năm 2020. Bộ 3 đề thi này đã được HOC247 biên soạn kĩ càng nhằm giúp các em có tài liệu để ôn tập cho kì thi sắp tới một cách tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu 1: Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

B. Sọ Dừa

C. Thánh Gióng

D. Treo Biển

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

Câu 4: Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Hành động, lời nói

D. Nhận xét

Câu 5: Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến nguồn gốc ra đời của người Việt?

A. Bánh chưng, bánh giầy

B. Con Rồng, cháu Tiên

C. Thành Gióng

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Câu 6: Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống.

Câu 7: Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

Câu 8: Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

Câu 10: Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

Câu 11: Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

Câu 12: Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. Lung linh

B. Tươi tốt

C. Hân hoan

D. Mênh mông

Câu 13: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

Câu 14: Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

Câu 15: Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

Câu 16: Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

II. TỰ LUẬN (6.0 điểm): Viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề bài: Miêu tả con đường đến trường thân thuộc của em.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. C

3. D

4. A

5. B

6. C

7. C

8. D

9. B

-(Để xem tiếp đán án của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Ngôi thứ tư.

Câu 2: Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” bài học mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn là:

A. “Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba”.

B. “Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình”.

C. “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”.

D. “Nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù sau có hối lỗi cũng không thể làm lại được”.

Câu 3: Vì sao trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” tác giả lại không kể về lần thức dậy thứ hai của anh đội viên?

A. Vì tác giả quên không kể.

B. Vì Minh Huệ không muốn câu chuyện lặp lại.

C. Vì lần hai chẳng có gì đáng nói.

D. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả: Làm cho ý thơ tập trung hơn và hình tượng Bác nổi bật hơn.

Câu 4: Nhận xét nào nêu đúng nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?

A. Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.

B. Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.

C. Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật.

D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Tả cảnh sông nước miền Trung.

B. Tả cảnh quan sông nước vùng cực nam của Tổ quốc.

C. Tả cảnh thiên nhiên sông nước.

D. Tả sự hùng dũng và mạnh mẽ của con người.

Câu 6: Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích từ tác phẩm nào?

A. Quê nội.

B. Đất rừng phương Nam.

C. Cây đước Cà Mau.

D. Mũi Cà Mau.

Câu 7: Vẻ hùng vĩ hai bên bờ sông Năm Căn trong văn bản “Sông nước Cà Mau” được thể hiện qua chi tiết:

A. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

B. Con sông rộng hơn ngàn thước.

C. Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

D. Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch.

Câu 8: Nghệ thuật miêu tả của tác giả trong văn bản “Vượt thác’’ là:

A. Miêu tả cảnh thiên nhiên.

B. Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí nhân vật.

C. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và miêu tả tâm lí nhân vật.

D. Miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hoạt động của con người.

II TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm): Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Ngữ văn 6 - tập 2).

Câu 2. (4.0 điểm): Học xong truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6 - tập 2) em hình dung như thế nào về nhân vật Kiều Phương?

Câu 3. (2.0 điểm): Qua văn bản Sông nước Cà Mau (Ngữ văn 6 - tập 2), em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. C

3. D

4. B

5. C

6. B

7. A

8. D

II TỰ LUẬN

Câu 1:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”.

-(Đáp án đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”.

(Thạch Sanh - SGK Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1. (1.0 điểm) Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 2 văn bản khác thể loại truyện “Thạch Sanh” thuộc phần truyện dân gian mà em được học trong chương trình Ngữ Văn 6.

Câu 2. (0.5 điểm) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3. (1.5 điểm) Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết niêu cơm. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

Câu 4. (2.0 điểm) Viết lại chính xác 4 danh từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Hãy viết bài văn kể về người thân mà em yêu quý.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích

Câu 2:

- Tự sự

Câu 3: Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:

- Niêu cơm thần kì làm lui quân 18 nước chư hầu tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc của ông cha ta.

Câu 4:

- Viết đúng 4 danh từ.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN

a. Hình thức:

- Kiểu bài: Tự sự.

- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; Bố cục rõ; thể hiện sự liên kết giữa các phần.

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường.

b. Nội dung:

- Mở bài:

Giới thiệu về người thân em định kể.

- Thân bài:

+ Kể (kết hợp tả) về ngoại hình, tính cách của người thân đó.

+ Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2020 Trường THCS Ngô Tất Tố. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF