YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022 Trường THCS Quang Trung

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022 Trường THCS Quang Trung dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

"Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

Câu 1 (0,5 đ). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (0,5 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 3 (0,75 đ). Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về

Câu 4 (0,75 đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong  đoạn trích trên?

Câu 5 (0,5 đ). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

PHẦN II: VIẾT (7 điểm).

Câu 1 (2,0 đ). Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 (5,0 đ). Phê bình là điều không ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em trưởng thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 3,0 điểm

Câu 1

-  Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính biểu cảm

Câu 2

- Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả.

Câu 3

- Cụm danh từ: dáng mẹ yêu

- Cụm động từ: liêu xiêu đi về

 => Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng làm cho câu thơ miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn hình ảnh người mẹ

Câu 4

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong  đoạn trích trên: so sánh, điệp ngữ (quê hương là..., quê hương là...,...)

- Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người như: lời ru, tiếng ve, dòng sông, góc trời, cánh đồng, dáng mẹ tần tảo sớm hôm,...Qua đó thấy được tình yêu quê hương của tác giả

Câu 5

- Thông điệp: Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Cần biết trân quý, xây dựng quê hương ngày một đẹp, giàu...

II. Viết

Câu 1 (2,0 đ).  

1.Về hình thức, kĩ năng: Học sinh biết cách trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương dưới hình thức đoạn văn, lời văn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết câu hợp lý, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt...     

2. Về kiến thức: Học sinh có nhiều cách cảm nhận khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau

- Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên, là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

- Hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc luôn trong trái tim mỗi người dù có đi đâu chăng nữa.

- Tự hào về quê hương, cần trân trọng, yêu quý và xây dựng quê hương đẹp giàu.

---(Để xem tiếp đáp án phần Viết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

“Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.”

 (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67)

Câu 1. Chỉ ra  phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Xác định hình ảnh so sánh trong câu văn sau: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”.

Câu 3. Xét về cấu tạo, từ học hỏi thuộc từ ghép hay từ láy? Vì sao?

Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến: “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

Câu 5. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Em hãy lí giải (từ 3- 4 câu).

Câu 6. Hãy trình bày ý nghĩa của văn bản?

Phần II.  LÀM VĂN (4,0 điểm)

Trải nghiệm sẽ giúp cho các em nhớ mãi, hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm sâu sắc nhất của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc- hiểu

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

2. Hình ảnh so sánh trong câu văn là: Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức

3. Xét về cấu tạo, từ học hỏi thuộc từ ghép. Vì 2 tiếng có quan hệ về nghĩa

4. Kiến thức là vô hạn, mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chức những bài học đáng trân quý. Mỗi lĩnh vực, ngóc ngách của cuộc sống luôn có những kiến thức mới chờ đợi con người khám phá.

5. Em hoàn toàn đồng ý với quan niệm của tác giả. Lí giải:

- Kiến thức giữa cuộc đời là vô hạn; sự hiểu biết của cúng ta là hữu hạn;

- Kiến thức mới luôn ra đời theo sự phát triển của thời đại;

- Vì vậy chúng ta phải học để biết, để vận dụng vào cuộc sống, để khỏi bị tụt hậu,.., hay nói đúng hơn việc học chẳng bao giờ kết thúc kể cả khi chúng ta đã có nhiều bằng cấp.

6. Ý nghĩa: Đoạn trích khuyên chúng ta hãy cố gắng học hỏi mọi nơi, mọi lúc, mọi kênh của cuộc sống; nỗ lực học tập suốt đời để tồn tại, để thành công,...

Phần II. Làm văn

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm sâu sắc nhất của em.

1. Yêu cầu cần đạt.

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài văn tự sự; diễn đạt lôgic, mạch lạc, văn phong trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, …

- Đảm bảo bố cục 3 phần.

b. Yêu cầu kiến thức. HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

* Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ. Lần lượt kể lại trải nghiệm đó theo trình tự như sau:

- Hoàn cảnh: Trải nghiệm diễn ra khi nào? ở đâu?,...

-  Kể lại mở đầu, diễn biến, kết thúc của trải nghiệm

- Tâm trạng, cảm xúc của trải nghiệm đó,...

* Cảm nghĩ về trải nghiệm nhớ đó; hứa hẹn, mong ước,..

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

“… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh  để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …”

(Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Câu 1. Nêu nội dung đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (từ 5-7câu) bày tỏ tình cảm về hình ảnh cây tre nơi em ở.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn về một cảnh sinh hoạt của người dân nơi em sống hoặc từng đến.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)

Câu 1.

Đoạn văn nói về vai trò, tác dụng của cây tre trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 2.

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa: Tre xung phong, Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh

Câu 3.

Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng, kiên trung. Người dân Việt Nam ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre , đồng thời trân trọng và đề cao  những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày. Chẳng biết từ bao giờ, cây tre đã gắn liền với xóm làng Việt Nam. Hình ảnh lũy tre xanh vươn mình trong gió đã trở thành nét đẹp trong đời sống người dân quê. Với thân hình gầy guộc, lá mong manh, tre mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng lên trong nắng chiều. Có một đặc tính rất nổi bật của tre là tre không hề kén chọn đất. Ở bất cứ đâu, trên bất cứ loại đất nào, ngay cả đó là những vùng đất cằn khô sỏi đá, tre vẫn vươn mình đứng thẳng. Rễ tre đâm sâu xuống tận cùng của bề mặt đất, hút chất dinh dưỡng từ lòng đất  lên nuôi cây khôn lớn. Và khi đã vươn mình lên khỏi không gian nhỏ bé của bức tường làng, tre kiêu hùng đứng thẳng  trong không gian rộng lớn của vũ trụ . Sự ngay thẳng ấy của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. Đó cũng là những đực tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta ai nấy đều phải ngợi ca.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)

Đối với mỗi đứa trẻ chúng em, quê hương chính là nơi gắn bó nhất. Từng con đường, căn nhà hay góc làng đều đầy ắp những kỉ niệm. Nhưng cánh đồng mới là nơi em cảm thấy yêu thích nhất.

Những ngày hè được về quê thăm ông bà ngoại. Em thường dậy rất sớm và cùng ông ngoại đi dạo trên con đường ven cánh đồng. Khi ấy, ánh mặt trời của ngày mới chỉ vừa bắt đầu ló rạng cũng đủ khiến mọi vật dường như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Không khí buổi sáng ở cánh đồng thật trong lành mát mẻ làm sao.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2021-2022 Trường THCS Quang Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF