YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 lớp 10 năm 2018-2019 môn Ngữ văn

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi giữa HK2 lớp 10 năm 2018-2019 môn Ngữ văn được Học247 tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Với bộ đề này, các em sẽ có thêm một tư liệu tham khảo hay và bổ ích. Đồng thời, với bộ đề có lời giải chi tiết này, các em sẽ dễ dàng nắm được cách trình bày một bài thi chặt chẽ, hợp lí. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 3 ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ 1:

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

…   Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015, trang 7 - 8)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2. Câu thơ “Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tên hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10 có sử dụng địa danh Bạch Đằng. (1.0 điểm)

Câu 3. Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn nào? Điểm nhìn ấy cho anh chị nghĩ gì về Tổ quốc chúng ta? (1.5 điểm)

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Lấy chủ đề Tổ quốc nhìn từ biển, anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (10 – 15 dòng).

Câu 2. (7.0 điểm) Bàn về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn viết: “Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà” (Lã Nhâm Thìn - Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục, 2009, trang 7).

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

ĐỀ 2:

I. PHẦN 1 (5.0 điểm)

Câu 1. Điền dấu thích hợp vào dấu ( ) và sửa lỗi chính tả có trong đoạn văn sau (2.0 điểm):

 ( ) Ăn rau không chú ơi ( )

 Một giọng khàng khàng ( ) rung rung làm gã dật mình ( ) Trước mắt gã một bà cụ già yếu ( ) lưng  còng cố ngước lên nhìn gã ( )  bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho  cũng không ai thèm lấy ( )

 ( ) Ăn hộ tôi mớ rau ( )

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoảng ( ) Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn ( ) Gã cụp mắt ( ) rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người ( ) Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi ( ) đáp nhanh ( ) Dạ cháu không bà ạ ( ) Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn ( )  Gã chợt cảm thấy có  lỗi nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh ( ) ( ) Mình thương người thì ai thương mình ( ) ( ) cái  suy nghĩ ích kỉ ấy lại nhen lên trong đầu gã ( )

(Trích theo Internet)

Câu 2. Từ nội dung đoạn văn, em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) nêu quan điểm của em về vấn đề gợi ra từ đoạn văn trên. (3.0 điểm)

II. PHẦN II (5.0 điểm)

Sông Bạch Đằng là dòng sông của những chiến công, của thơ ca, nhạc họa. Hãy trình bày cảm nhận của em về cảnh sắc sông Bạch Đằng và tâm trạng của tác giả qua đoạn phú sau:

Bát ngát sóng kình muôn dặm

…………………………………

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

(Trích “Phú sông Bạch Đằng” - Trương Hán Siêu)

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

Đề 3:

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1: (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện dữ dìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu,  việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người an nam nào vứt bõ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khướt từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng  mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

(Trích “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” -  Nguyễn An Ninh)

a/ Nêu nội dung của  đoạn trích

b/ Chỉ ra các lỗi sai về chính tả trong đoạn trích?

c/ Viết đoạn văn ngắn (theo thao tác diễn dich hoặc qui nạp) bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Câu 2: (1 điểm)

Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ sau:

“Người nắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm)

Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI

ĐỀ 1:

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2:

  • Biện pháp tu từ nhân hóa: “Bạch Đằng cảm tử”.
  • Tác phẩm nhắc đến địa danh Bạch Đằng: Phú sông Bạch Đằng, Đại cáo Bình Ngô.        

Câu 3:

  • Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn từ biển, đề cập đến những hiểm họa và mất mát của Tổ quốc.
  • Từ điểm nhìn ấy, có thể nhận thấy:
    • Trong lịch sử, đất nước Việt Nam luôn bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm, chịu rất nhiều mất mát đau thương.
    • Dù phải đổ máu xương suốt ngàn đời, dân tộc ta vẫn luôn bất khuất, kiên cường bảo vệ từng tấc đất, mặt biển quê hương.

Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; giáo viên linh hoạt trong đánh giá.         

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: Lấy chủ đề “Tổ quốc nhìn từ biển”, anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (10 - 15 dòng).

  • Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.
  • Yêu cầu về kiến thức:     
    • Trình bày đúng chủ đề “Tổ quốc nhìn từ biển”, có thể triển khai một trong số các luận điểm:
      • Niềm tự hào về biển Việt Nam: lịch sử, địa lí, tài nguyên, vẻ đẹp;
      • Biển là một phần không thể thiếu của Tổ quốc.
      • Cần thấu hiểu, tự hào, bảo vệ biển.

Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; giáo viên linh hoạt trong đánh giá.         

Câu 2: Bàn về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn viết: “Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà” (Lã Nhâm Thìn - Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục, 2009, trang 7). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

  • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
    • Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
    • Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để làm rõ ý kiến: “Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà”.
  • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận cá nhân và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật, nhận định.
    • Làm sáng tỏ nhận định qua nhân vật Ngô Tử Văn: Tính cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà của Ngô Tử Văn thể hiện qua:
      • Lời kể xuất hiện ở đầu câu chuyện của nhà văn
      • Hành động đốt đền trừ hại cho dân.
      • Tinh thần dũng cảm đấu tranh bảo vệ chính nghĩa khi ở Minh ti.
      • Việc nhận chức phán sự đền Tản Viên.
    • Đánh giá:
      • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa tính cách nhân vật qua thái độ, lời nói, hành động của nhân vật; sử dụng kết hợp thành công hai yếu tố “kì” và “thực”.
    • Ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật Tử Văn: Khẳng định niềm tin vào công lý: chính nghĩa thắng gian tà; tự hào về kẻ sĩ đất Việt, cũng là cách thể hiện lòng yêu nước.
  • Sáng tạo
    • Ý mới mẻ, sâu sắc
  • Chính tả, dùng từ, đặt câu

ĐỀ 2:

I. PHẦN 1 (5.0 điểm)

Câu 1: Điền đúng dấu câu

Sửa đúng chính tả

(-) Ăn rau không chú ơi (?)

 Một giọng khàn khàn (,) run run làm gã giật mình (.) Trước mắt gã một bà cụ già yếu (,) lưng  còng cố ngước lên nhìn gã (,)  bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy (.)

(-) Ăn hộ tôi mớ rau (!)

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản (.) Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn (.) Gã cụp mắt (,) rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người (.) Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi (,) đáp  nhanh (:) Dạ cháu không bà ạ (!) Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn(.) Gã chợt cảm thấy có  lỗi nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh (.) (“) Mình thương người thì ai thương mình (“)(,) cái suy nghĩ ích kỉ ấy lại nhen lên trong đầu gã (.)

(Trích theo Internet)

Câu 2: Từ đoạn văn trên, em hãy viết bài nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của mình về thói ích kỉ

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề
  • Thân bài:
    • Giải thích: người chỉ lo lợi ích của mình.
    • Phân tích: vô tâm,  khinh người, ỷ lại, lợi dụng lòng tốt…
    • Chứng minh: Gã đàn ông công sở vô cảm trước hoàn cảnh đáng thương của bà lão, có suy nghĩ sai lệch…
    • Bình luận:
      • Nguyên nhân: thiếu giáo dục, tư cách không tốt, ảnh hưởng từ những nhận thức sai…
      • Tác động: phá vỡ khối đoàn kết, suy bì, tị nạnh…
      • Mở rộng: tình cảm chân thành, hài hòa lợi ích cá nhân với cộng đồng…
    • Bài học: việc gì có lợi thì làm, hài hoà lợi ích bản thân và mọi người, luôn tu dưỡng bản thân, cống hiến…
  • Kết bài: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân

II. PHẦN II (5.0 điểm)

Sông Bạch Đằng là dòng sông của những chiến công, của thơ ca, nhạc họa. Hãy trình bày cảm nhận của em về cảnh sắc sông Bạch Đằng và tâm trạng của tác giả qua đoạn phú sau:

Bát ngát sóng kình muôn dặm

…………………………………

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

(Trích “Phú sông Bạch Đằng” - Trương Hán Siêu)

  • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu đề, trích đoạn phú
  • Thân bài:
    • Cảm nhận chung: giới thiệu về sông Bạch Đằng, thể loại, sơ qua ý trên.
    • Cảnh sắc:
      • Từ láy gợi hình, hình ảnh ước lệ, liên tưởng thú vị, không gian bao la  hùng vĩ, tráng lệ.
      • Nhịp chẵn đều, dấu hai chấm, hai vế cân đối -> mùa thu thơ mộng, lãng mạn.
      • Hình ảnh, từ láy → hoang tàn, đìu hiu.
    • Tâm trạng:
      • Tự  hào về cảnh đẹp non sông, chiến công oai hùng.
      • Buồn thương vì sự đổi thay, hoài niệm quá khứ hào hùng.
  • Kết bài:
    • Nghệ thuật, nội dung
    • Suy nghĩ của bản thân

ĐỀ 3:

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1:

a. Học sinh nêu được nội dung đoạn trích: Vai trò của tiếng nói dân tộc trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

(Giáo viên căn cứ cách trình bày và diễn đạt của học sinh để cho điểm phù hợp)

b. Học sinh chỉ ra được  các lỗi sai và đề xuất được cách chữa

  • Không viết hoa tên riêng: an nam      → Sửa:  An Nam 
  • Viết sai âm đầu: dữ dìn                      → Sửa: giữ gìn
  • Viết sai âm cuối: khước từ                 → Sửa: khước từ
  • Viết sai dấu: vứt bõ                             → Sửa: vứt bỏ

(Nếu học sinh không chỉ rõ nguyên nhân sai hoặc không chỉ ra cách sửa chữa thì Giáo viên chỉ cho nửa số điểm/1 yêu cầu)

c. Đoạn văn cần đảm các yêu cầu sau:

  • Viết đúng đoạn văn theo thao tác diễn dịch, qui nạp. Trình bày sạch đẹp, đúng hình thức một đoạn văn. Diễn đạt gãy gọn, rõ ràng. Viết câu, dùng từ chính xác. Văn có cảm xúc…
  • Nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
    • Giải thích rõ về tiếng nói dân tộc và vai trò của tiếng nói dân tộc trong đời sống.
    • Phân tích tình hình sử dụng tiếng nói dân tộc hiện nay (Nhấn mạnh vào các hiện tượng sử dụng lạm dụng tiếng nước ngoài, pha tạp tiếng nói dân tộc, thay đổi cách viết, cách phát âm...).
    • Giải pháp cho vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc.

Câu 2:

  • Học sinh chỉ ra phép tu từ nhân hóa.
  • Tác dụng: Làm cho thiên nhiên trở nên có hồn,  sống động và gắn bó với con người hơn.

II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm)

Giáo viên tùy bài làm của học sinh mà linh động cho điểm

  • Yêu cầu về kĩ năng (1,0 điểm)
    • Biết cách làm bài văn nghị luận
    • Kết cấu 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc,
    • Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…
    • Chữ viết rõ ràng, cẩn thận
  • Yêu cầu về kiến thức:
    • Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)
    • Học sinh phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều
      • Hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy (1,0 điểm)
        • Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. (Phân tích rõ  từ “Cậy”, từ “Chịu” để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời).
        • Khung cảnh “Em” - “ngồi”, “chị” - “lạy”, “thưa”. Ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc.
        • Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.
      • Sáu câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình (0,5 điểm)
        • Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình:
          • Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng
          • Nàng nhắc đến các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.
        • Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.
      • Bốn câu cuối: Lời thuyết phục. (1,0 điểm)
        • Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:
          • Nhờ vào tuổi xuân của em
          • Nhờ vào tình máu mủ chị em
          • Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.
        •  ⇒ Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. Giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái trang trọng.
    • Nghệ thuật: (0,5 điểm)
      • Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật
      • Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.  
    • Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả. (0,5 điểm)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF