YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 5 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Trần Quốc Toản

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 5 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Trần Quốc Toản dưới đây nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho kì thi giữa kì sắp tới thật tốt. Hoc247 hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN

Mùa xuân đã tới.

Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

                                                                                             Theo Tô Hoài

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, 2, 3, 4,7:

Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là:

A. Mưa rào.

B. Mưa rào, mưa ngâu

C. Mưa bóng mây, mưa đá

D. Mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân?

A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?

A. Mưa phùn đem mùa xuân đến

B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.

C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác...

Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?

A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.

B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?

Câu 6: Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với "mưa phùn"?

A. Mưa bụi.

B. Mưa bóng mây.

C. Mưa rào.

Câu 8: Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti.

Câu 9: Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (3 điểm) (15 phút)

Bài: Kì diệu rừng xanh

(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu")

II. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút)

Đề bài: Viết bài văn tả cơn mưa rào ở quê em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Đọc theo yêu cầu của GV.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Các câu 1,2,3,7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: Các cây: mạ, khoai, cà chua, cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng.

Câu 6: Cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh.

Câu 7: A

Câu 8: 

- Đồng nghĩa với “li ti”: lí tí, ti tí.

- Trái nghĩa với “li ti”: to lớn, khổng lồ.

Câu 9: 

- Nghĩa gốc: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

- Nghĩa chuyển: Cô ấy đã ba mươi cái xuân xanh rồi mà vẫn chưa có chồng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ "Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu"

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn,... trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (7 điểm.)

- Điểm 7: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.

- Điểm 6: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.

- Điểm 5: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.

- Điểm 1- 4: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.

Dàn bài tham khảo:

1. Mở bài:

- Tả cơn mưa mùa hạ

- Mưa vào buổi chiều, em đang ở hiệu sách

2. Thân bài:

- Lúc sắp mưa:

  • Mây đen kéo về, những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời
  • Gió ào ào, thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng mạnh
  • Cảm giác oi ả, ngột ngạt

- Lúc bắt đầu mưa:

  • Những giọt mưa lác đác rơi: lẹt đẹt....lẹt đẹt, lách tách
  • Không khí mát lạnh, dễ chịu

- Lúc mưa to:

  • Mưa ù xuống, mưa rào rào trên sân gạch, sầm sộp, rào rào, mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, tiếng giọt ranh đổ ồ ồ
  • Nước mưa chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, lao xuống,.... lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt ngửa, giọt bay, tỏa trắng xóa, nước chảy đỏ lòm bốn bề sân, quần quận rồi vào các rãnh cống, mưa xối nước
  • Tiếng sấm, chớp

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc thầm bài:

Cái gì quý nhất

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở

trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống

được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn

Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như

vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn

vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc! ”

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau,

ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó

rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng

thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có

lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi

qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH

II. Làm các bài tập sau:

Câu 1 (0.5 điểm): Hùng, Quý và Nam, tranh luận với nhau về vấn đề gì?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. cái gì đắt nhất. 

B. cái gì quý nhất. 

C. cái gì quan trọng nhất.

Câu 2 (0.5 điểm): Thầy giáo có thái độ như thế nào trước ý kiến của Hùng, Quý và Nam? 

(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. Có cách giải thích khác hợp lý hơn.

B. Cho rằng cả 3 bạn đều nói sai.

C. Thống nhất hoàn toàn với ý kiến của 3 bạn.

Câu 3 (0.5 điểm): Vì sao bạn Nam lại cho rằng thì giờ là quý nhất?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. Vì thầy giáo nói thế.

B. Vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo.

C. Vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

Câu 4 (0.5 điểm): Trong cuộc tranh luận, bạn Quý đã đưa ra ý kiến của mình như thế nào? 

(Viết câu trả lời xuống dòng dưới)

Câu 5 (1 điểm): Thầy giáo đã đưa ra lí lẽ như thế nào để thuyết phục các bạn Hùng, Quý và Nam? 

(Viết câu trả lời xuống dòng dưới)

Câu 6 (1 điểm): Ý nghĩa được khẳng định qua cuộc tranh luận là gì? Em rút ra được bài học gì trong khi trao đổi, tranh luận một đề nào đó với bạn? 

(Viết câu trả lời xuống dòng dưới)

Câu 7 (0.5 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các danh từ nói về chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em? 

(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng)

A. Tổ quốc; quê hương; đất nước.

B. Bảo vệ; quê hương; đất nước.

C. Gìn giữ; đất nước; non sông.

Câu 8 (0.5 điểm): Thành ngữ “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen” thuộc chủ điểm nào?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng)

A. Việt Nam - Tổ quốc em.

B. Con người với thiên nhiên.

C. Cánh chim hòa bình.

Câu 9 (1 điểm): Viết lại các cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ “Mưa tránh trắng, nắng tránh thâm” xuống dòng dưới.

Câu 10 (1 điểm): Tìm 3 từ đồng nghĩa chỉ màu xanh. Đặt câu với 1 trong 3 từ vừa tìm được. 

(Viết câu trả lời xuống dòng dưới)

B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)

1. Viết chính tả (2 điểm)

- GV viết tên bài: Cái gì quý nhất, lên bảng; đọc cho học sinh viết đoạn:

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!”

2. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy tả cảnh sân trường em trước buổi học hoặc trong giờ ra chơi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Tiến hành trong các tiết ôn tập. (GV làm các phiếu ghi tên bài; đoạn cần kiểm

tra và số trang; cho học sinh bốc thăm đọc bài và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đoạn-

bài đọc, thuộc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9)

* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm:

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0.25 điểm

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0.25 điểm 

+ Đọc vừa đủ nghe: 0.25đ (Đọc nhỏ, lúc to lúc nhỏ: 0 điểm)

+ Đọc rõ ràng: 0.25đ (đọc ê a, kéo dài: 0 điểm)

* Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ.

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0.5 điểm. 

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; 0.5 điểm.

* Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 

+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

2. Đọc hiểu: 7 điểm

1 - B

2 - A

3 - C.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

NHỮNG CON NGƯỜI ANH DŨNG

Những làng mạc êm đềm, bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài...Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy, chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất...

Và cũng từ những thôn ấp xa xôi, bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên, những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ... Họ đã vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những con người đã dời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới!

"Tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!

Non nước tan nát vì quân thù xâm lấn.

Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh

Đi...đi...nước mất sao ta nỡ đành...

Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui

Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời..."

Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào, tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như thúc giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ...Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ lúc tâm trạng buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa!

Theo ĐOÀN GIỎI - ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

Em hãy khoanh vào chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. Tác giả nhận thấy gì khi đi qua các làng mạc, thôn ấp?

A. Bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa.

B. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài.

C. Làng quê không còn sự bình yên, không khí chiến tranh đã tràn về.

2. Tinh thần chiến đấu ngoan cường của những con người ở làng quê được miêu tả qua chi tiết nào?

A. Họ đã cầm lấy vũ khí thô sơ.

B. Họ vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc.

C. Họ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những người đã rời bỏ đô thị trước khi giặc đến.

3. Tiếng hát của đoàn quân chiến đấu được miêu tả như thế nào?

A. Vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi.

B. Vờn bay như một cơn gió, âm vang khắp mọi nơi.

C. Vờn bay như một cơn mưa, âm vang khắp mọi nơi.

4. Đoạn văn nói lên điều gì?

5. Chọn thành ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp?

a. Dân tộc Việt Nam có truyền thống..................................................................

b. Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn luôn nhớ về...................................

c. Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ......................................................của mình.

(non sông gấm vóc, yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ)

6. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. Tuấn rất .....................................(yêu thích, quí mến) các môn học nghệ thuật như Mĩ thuật, Âm nhạc.

b. Bác đã đi khắp.........................................(năm châu, non sông) để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

c. Dù có đi đâu xa, ông tôi vẫn luôn đau đáu nhớ về....................................(quê quán, quê cha đất tổ) của mình.

d. Lan có nước da ......................................(đen giòn, đen nhánh) trông rất khỏe mạnh.

7. Gạch dưới các đại từ có trong đoạn văn sau:

(1) Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

- (2) Cậu có bao nhiêu trí khôn?

- (3) Mình chỉ có một thôi.

- (4) Ít thế sao? (5) Mình có hàng trăm.

(6) Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. (7) Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (5 điểm)

Múa rối nước Việt Nam

Tôi nghe văng vẳng tiếng đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của Việt Nam, một món quà của tiên nữ! Khi người nhạc công rung cái cần mềm mại được gắn liền với một sợi dây đơn, những nốt nhạc thánh thót, trầm bổng vang lên, miêu tả tất cả sự chia ly và nỗi buồn. Tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng. Nhớ lắm! Vì một phần đời tôi đã để lại Việt Nam...

Tôi đã được xem múa rối nước ở Hà Nội... Những nghệ sĩ điều khiển con rối đã mê hoặc các khán giả Mĩ.

Theo LÂY-ĐI BO-TƠN

II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Hãy tả một buổi trong ngày (sáng, trưa hoặc chiều, tối) ở một vườn cây (hoặc trên cánh đồng, nương rẫy, núi đồi, xóm làng....) của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc theo yêu cầu của GV.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Câu 1. C

Câu 2. B

Câu 3. A

Câu 4. Lòng yêu nước và tinh thần chiến đâu anh dũng của nhân dân ta.

Câu 5.

a. yêu nước thương nòi

b. quê cha đất tổ

c. non sông gấm vóc

Câu 6.

a. yêu thích

b, năm châu

c. quê cha đất tổ

d. đen giòn

Câu 7.

Các đại từ: cậu - mình - mình - chúng

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (5 điểm)

Múa rối nước Việt Nam

Tôi nghe văng vẳng tiếng đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của Việt Nam, một món quà của tiên nữ! Khi người nhạc công rung cái cần mềm mại được gắn liền với một sợi dây đơn, những nốt nhạc thánh thót, trầm bổng vang lên, miêu tả tất cả sự chia ly và nỗi buồn. Tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng. Nhớ lắm! Vì một phần đời tôi đã để lại Việt Nam...

Tôi đã được xem múa rối nước ở Hà Nội... Những nghệ sĩ điều khiển con rối đã mê hoặc các khán giả Mĩ.

Theo LÂY-ĐI BO-TƠN

II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Hãy tả một buổi trong ngày (sáng, trưa hoặc chiều, tối) ở một vườn cây (hoặc trên cánh đồng, nương rẫy, núi đồi, xóm làng....) của em.

Bài viết tham khảo:

Nhân dịp nghỉ hè về thăm ngoại, em mới được chiêm ngưỡng cảnh vườn chiều thật thơ mộng và cuốn hút.

Chiều là giây phút đẹp đẽ nhất trong ngày. Ánh nắng chói chang đã tắt, sương lạnh chiều hôm buông xuống cánh đồng còn nóng hổi và đình đồi nắng xém. Chỗ mặt trời vừa lặn xuống một cách bình dị không gợn một áng mây, tỏa ra một vùng đỏ ối hùng vĩ, sáng chói màu ngọc đỏ thắm và màu lửa rực cháy, tập trung ở một điểm trên đỉnh đồi và tỏa rộng ra đến nửa vòm trời, màu sắc nhạt dần. Phương đông có một vẻ đẹp riêng của nó, nền trời xanh thẳm, nổi lên một viên ngọc bình dị, một ngôi sao cô đơn mới mọc, lát nữa, nó sẽ khoe sáng với chị Hằng Nga, song nàng còn lẩn dưới chân trời.

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 5 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Trần Quốc Toản. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF