YOMEDIA

Bài tập ôn tập chương hiđrocacbon thơm

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập ôn tập chương hiđrocacbon thơm. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG HIĐROCACBON THƠM

I. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10; C9H12.

Bài 2: Viết công thức cấu tạo các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

a, 3-etyl-1-isopropylbenzen                                

b, 1,2-đibenzyleten

c, 2-phenylbutan                                                 

d, điphenylmetan

Bài 3: Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho isopropylbenzen  lần lượt tác dụng với các chất sau:

a, Br2/ánh sáng                                                      

b, Br2/Fe

c, H2/Ni, t0                                                                                      

d, dung dịch KMnO4, to.

Bài 4: Viết phương trình hoá học (nếu có) khi cho stiren lần lượt tác dụng với các chất sau: dung dịch brom, dung dịch KMnO4 loãng, đậm đặc đun nóng, H(xúc tác Pb ở 250C), đồng trùng hợp với butađien.

Bài 5: Từ axetilen viết phuơng trình hoá học điều chế stiren.

Bài 6: Chất hữu cơ A có công thức phân tử C9H8. A có khả năng làm mất màu dung dịch Br2, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng được axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Bài 7: Từ toluen viết phương trình hoá học tạo thành:

a, metylxiclohexan              

b, axit m-nitrobenzoic                   

c, axit- nitrobenzoic

Bài 8: Viết phương trình hóa học của phản ứng:

a, Isopropylbenzen + Br2/Fe

b, Propylbenzen + KMnO4

Bài 9: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng : stiren, phenylaxetilen, toluen, bezen

Bài 10: Cho 3 chất : benzen, toluen và stiren

a, Nêu cách nhận ra các lọ mất nhãn đựng từng chất riêng biệt.

b, tinh chế  benzen có lẫn một lượng nhỏ toluen và stiren.

c, Tách stiren ra khỏi hỗn hợp với toluen và benzen.

Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng dẳng liên tiếp X và Y thu được 4,928 lít CO2 (đktc). Hơi của 7,25 gam hỗn hợp này chiếm thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện to, p)

a, Xác định công thức phân tử và % khối lượng từng chất  trong hỗn hợp.

b, Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất có thể có. Biết X không làm mất màu nước Brom

c, Xác định công thức cấu tạo đúng của Y, biết khi Y tác dụng với dd KMnO4 đun nóng thu được axit benzoic.

d, Từ benzen viết phương trình hoá học điều chế Y theo 2 cách. Cho biết cách nào thuận lợi hơn.

Bài 12: Hiđrocacbon X tác dụng với nước brom dư tạo thành dẫn xuất tetrabrom chứa 75,8% brom về khối lượng. Còn khi cộng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được một cặp đồng phân cis-trans.

1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X

2. Viết các phương trình phản ứng khi cho X tác dụng với :

a. Dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng.

b. Hiđrat hoá trong môi trường H2SO4 lõang.

Bài 13:  A, B là hai hiđrocacbon  có cùng CTPT . Đốt cháy hoàn toàn một ít chất A thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 5:2. Cho m gam chất A bay hơi thì thu được một thể tich hơi bằng ¼  thể tích của m gam khí O(đo ở cùng điều kiện). Xác đinh CTCT của A và B biết A tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1:3, B không tác dụng với dung dịch brom.

Bài 14: Có một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa hai nguyên tố, A có phân tử khối  150 < M< 170. Đốt cháy hoàn toàn m gam A sinh ra m gam H2O. A không làm mất màu nước brom cũng không tác dụng với brom khi có mặt bột sắt, nhưng lại phản ứng với brom khi chiếu sángtạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất.

Đun nóng A với một lượng dư dung dịch KMnO4, rồi axit hoá bằng axit HCl.

a. Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A

b. Xác đinh công thức cấu tạo của A, viết các phương trình phản ứng

c. Nêu phương pháp điều chế A xuất phát tùe khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết.

Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, tỉ lệ mol của CO2 và H2O tạo thành sau phản ứng là 9:4. Khi hoá hơi 116 gam A thì thể tích hơi chiếm 22,4 lit nếu quy về điều kiện tiêu chuẩn. Mặt khác A tác dụng với dung dịch Brom theo tỉ lệ 1: 2 về số mol, tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và khi oxi hoá A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tạo được axit thơm chứa 26,23% oxi về khối lượng. Tìm CTPT, CTCT. Víết phương trình phản ứng

Bài 16:  Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hỡp gồm ba hiđrocacbon đồng phân A, B, C không làm mất màu dung dịch brom. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 575 ml dung dịch Ca(OH)2 2M, thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng thêm 50,8 gam, cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa của hai lần là 243,05 gam.

a. Xác định CTPT của ba hiđrocacbon

b. Xác định CTCT của A, B, C biết:

- Khi đun nóng với dung dịch KMnO4 dư trong H2SO4 loãng A và B cho cùng sản phẩm C9H6O6; C cho sản phẩm C8H6O4.

- Khi đun nóng với brom có mặt bột sắt A chỉ cho một sản phẩm monobrom. Còn B, C mỗi chất cho hai sản phẩm monobrom.

c. Viết phương trình phản ứng ở câu b

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập ôn tập chương hiđrocacbon thơm, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF