YOMEDIA

Bài tập kim loại phản ứng với nước môn Hóa 12 năm 2018 - 2019

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Bài tập kim loại phản ứng với nước môn Hóa 12 năm học 2018 - 2019. Với cấu trúc gồm 5 phần được trình bày chi tiết rõ ràng, chi tiết tư liệu này sẽ giúp các em ôn luyện lại kiến thức đã học trước khi làm bài kiểm tra 1 tiết trên lớp. Chúc các em có thêm những kiến thức bổ ích!

ADSENSE

BÀI TẬP KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI NƯỚC MÔN HÓA 12 NĂM 2018 - 2019

 

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

• Kim loại M hóa trị n phản ứng với H2O:

M   +   nH2O   →   M(OH)n   +   n/2 H2

Chúng ta luôn có:  nM = 2/n. nH2

nH2O = nOH- = 2nH2

n là hóa trị của kim loại, n = 1 hoặc 2.

Kim loại M là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ (Ca, Ba).

   • Một số kim loại có hiđroxit lưỡng tính có khả năng tan trong các dung dịch bazơ mạnh:

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + 2H2O + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 3H2

Zn + Ba(OH)2 → BaZnO2 + H2

Zn + NaOH  → Na2ZnO2 + H2

Bản chất là những kim loại này tan trong nước tạo hidroxit của chúng, lớp màng hidroxit bền hình thành ngăn không cho kim loại phản ứng tiếp với nước Trong môi trường kiềm, lớp hidroxit này bị phá hủy, nên kim loại tiếp tục phản ứng nước

   • Cần chú ý đến kết tủa BaSO4 trong phản ứng của Al2(SO4)3 với dung dịch Ba(OH)2. Tuy cách làm không thay đổi nhưng khối lượng kết tủa thu được gồm cả BaSO4.

   • Trong trường hợp cho  tác dụng với dung dịch chứa cả  và    thì  sẽ phản ứng với  trước sau đó mới phản ứng với

   • Cần chú ý các dung dịch muối như Na[Al(OH)4], Na2[Zn(OH)4]... khi tác dụng với khí CO2 dư thì lượng kết tủa không thay đổi vì:  Na[Al(OH)4] + CO2 → Al(OH)3↓ + NaHCO3

Còn khi tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng thì lượng kết tủa có thể bị thay đổi tùy thuộc vào lượng axit:

HCl + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3↓+ NaCl + H2O

Nếu HCl dư:                     Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

B. NHẬN BIẾT

Bài 1. Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít H2 ở (đktc). Giá trị của V là:

   A. 8,96 lít                          B. 2,24 lít                          C. 4,48 lít                          D. 6,72 lít

Bài 2. Lấy 20 gam hỗn hợp bột Al và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH (dư), phản ứng xong người ta thu được 3,36 lít khí hidro (đktc). Khối lượng Fe2O3 ban đầu là:

   A. 13,7 gam                      B. 17,3 gam                       C. 18 gam                         D. 15,95 gam

Bài 3. Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 kim loại Na và Ba tác dụng với một lượng nước dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng bazơ sinh ra là:

   A. 2,1 g                             B. 2,15 g                           C. 2,51g                            D. 2,6 g

Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là

   A. 0,55                              B. 0,60                              C. 0,40                              D. 0,45

Bài 5. Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu ki kế tiếp, . X phản ứng hết với H2O cho ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong X là:

   A. \({m_{Na}} = 4,6{\rm{ }}gam;{\rm{ }}{m_K} = 3,9{\rm{ }}gam\)                             

   B.   \({m_{Na}} = 2,3{\rm{ }}gam;{\rm{ }}{m_K} = 7,8{\rm{ }}gam\)  

   C.   \({m_{Na}} = 2,3{\rm{ }}gam;{\rm{ }}{m_K} = 3,9{\rm{ }}gam\)                             

   D.  \({m_{Li}} = 0,7{\rm{ }}gam;{\rm{ }}{m_{Na}} = 4,6{\rm{ }}gam\)

Bài 6. Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần trung hòa dung dịch Y là:

   A. 120 ml                          B. 60 ml                            C. 150 ml                          D. 200 ml

Bài 7. Một kim loại A tan trong nước cho ra 22,4 lít khí H2 (đktc). Dung dịch thu được sau khi cô cạn cho ra chất rắn B có khối lượng 80 gam. Khối lượng của A là:

   A. 23 gam                         B. 46 gam                          C. 39 gam                         D. 78 gam

Bài 8. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

   A. 10,8                              B. 5,4                                C. 7,8                                D. 43,2

Bài 9. Cho m gam kim loại Na vào 200 gam dung dịch Al2(SO4)3 31,71%. Sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. m có giá trị là

   A. 0,69 gam                      B. 1,61 gam                       C. Cả A và B đều đúng    D. đáp án khác

Bài 10. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho , , , , )

   A. Be và Mg                     B. Mg và Ca                      C. Sr và Ba                       D. Ca và Sr

C. THÔNG HIỂU

Bài 11. Hỗn hợp X gồm Mg và Al được chia làm hai phần bằng nhau.

   Phần 1: tan hết trong dung dịch HCl, thấy thoát ra 5,376 lít khí (đktc).

   Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH 1M thấy có 80 ml dung dịch đã phản ứng.

   Thành phần % theo số mol của Al trong hỗn hợp là

   A. 40,00%                         B. 68,32%                         C. 57,14%                         D. 42,86%

Bài 12. Hòa tan Ba, Na có tỉ lệ mol 1:1 vào nước dư thu được dung dịch X và 0,672 lít H2 (đktc). Thêm m gam NaOH vào dung dịch X được dung dịch Y. Thêm 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Giá trị m để khối lượng kết tủa Z bé nhất và khối lượng kết tủa đó lần lượt là

   A. m <= 4,5g và 4,66 g                     B. m <= 4,0g và 3,495 g                   C. m >=3,2g và 4,66 g                       D. m>=4g và 4,66 g

Bài 13. Hòa tan hoàn toàn 31,8 gam hỗn hợp Na, Al4C3, CaC2 vào nước thu được 13,44 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỷ khối so với H2 là 8,5. Cho X qua Ni nung nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Y làm mất màu tối đa m gam brom trong dung dịch. Giá trị m là

   A. 80 g                              B. 48 g                              C. 16 g                              D. 24 g

Bài 14. Một hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ mol Na và Al tương ứng là 5:4) tác dụng với H2O dư thì thu được V lít khí, dung dịch Y và chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 0,25V lít khí (các khí đo ở cùng điều kiện). Thành phần % theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:

   A. 14,4%                           B. 33,43%                         C. 34,8%.                          D. 20,07%

Bài 15. Cho 17,15 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch Y và 3,92 lít H2 (đktc). Cho khí CO2 vào dung dịch Y. Tính thể tích CO2 (đktc) cần cho vào dung dịch X để kết tủa thu được là lớn nhất?

   A. \(2,24{\rm{ }}l\'i t \le V \le 4,48{\rm{ }}l\'i t\)                                          

   B.  \(2,24{\rm{ }}l\'i t \le V \le 5,6{\rm{ }}l\'i t\)

   C.  V = 2,24 lít hoặc V = 5,6 lít                              

   D. \(3,36{\rm{ }}l\'i t \le V \le 5,6{\rm{ }}l\'i t\) 

Bài 16. Trộn hỗn hợp X có 0,2 mol K và 0,1 mol Al với 9,3 gam hỗn hợp Y chứa a mol K và b mol Al được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho dung dịch B. Thêm HCl vào dung dịch B thì ngay giọt đầu tiên dung dịch HCl thêm vào đã có kết tủa. Giá trị của a, b là:

   A. nK = 0,1 mol; nAl = 0,2 mol                                 B.  nK = 0,15 mol; nAl = 0,1 mol

   C. nK = 0,15 mol; nAl = 0,1 mol                                D.  nK = 0,15 mol; nAl = 0,1 mol

Bài 17. Chia chất rắn X gồm Al, Zn và Cu làm 2 phần bằng nhau:

+ Cho phần 1 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thấy còn 12,4 g rắn.

+ Cho phần 2 vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M sau phản ứng được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 8 gam chất rắn T. Tính m:

   A. 60                                 B. 66                                 C. 58                                 D. 54

Bài 18. Hòa tan hết 4,667 gam hỗn hợp Na, K, Ba và ZnO (trong đó oxi chiếm 5,14% khối lượng) vào nước, thu được dung dịch X và 0,032 mol khí H2. Cho 88 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

   A. 0,990                            B. 0,198                            C. 0,297                            D. 0,495

Bài 19. Một hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng là 10,5 gam. Hòa tan X trong nước thì hỗn hợp X tan hết cho ra dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A. Khi bắt đầu không có kết tủa. Kể từ thể tích dung dịch HCl 1M thêm vào là 100ml thì dung dịch A bắt đầu cho kết tủa. Số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp X là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

   A.  nK = 0,1 mol; nAl = 0,2 mol                                B. nK = 0,2 mol; nAl = 0,1 mol

   C.  nK = 0,2 mol; nAl = 0,15 mol                              D. nK = 0,15 mol; nAl = 0,1 mol

Bài 20. Hòa tan hết 4,35 gam hổn hợp gồm Al và hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước dư thu được dung dịch X và 3,92 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đến khi khối lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 3,9 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trong hỗn hợp ban đầu là

   A. Na, K.                          B. Rb, Cs.                         C. K, Rb.                          D. Li, Na.

D. VẬN DỤNG

Bài 21. Cho hỗn hợp X gồm Ba và Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí H2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết 40 ml dung dịch HCl 0,5M vào Y thì thấy trong Y bắt đầu xuất hiện kết tủa. Nếu thêm tiếp vào đó 360 ml dung dịch H2SO4 0,5M rồi lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là:

   A. 14,66 gam                    B. 15,02 gam                     C. 13,98 gam                    D. 12,38 gam

Bài 22. X, Y là hai nguyên tố kim loại kiềm. Cho 17,55 gam X vào H2O thu được dung dịch Q. Cho 14,95 gam Y vào H2O được dung dịch P. Cho dung dịch Q hoặc P  vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3 đều thu được y gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại Y và giá trị của y là

   A. K và 15,6                     B. Na và 15,6                    C. Na và 11,7                    D. Li và 11,7

Bài 23. Cho mẫu kim loại Ba vào 500 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X, kết tủa Y và khí Z. Khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng dung dịch ban đầu là 19,59 gam. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X thì thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

   A. 1,60                              B. 2,30                              C. 3 10                              D. 4,0

Bài 24. Hỗn hợp X gồm Na và Al Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được V lít H2 (đktc) và còn 0,182m gam chất rắn không tan. Cho 0,3075 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,982V lít H2 (đktc). Giá trị của m là

   A. 11,36                            B. 11,24                            C. 10,39                            D. 10,64

Bài 25. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, K, Ba, Al vào nước được dung dịch X và 8,512 lít H2 (đktc). Cho X phản ứng với 200 ml dung dịch H2SO4 1,25M và HCl 1M thu được 24,86 gam kết tủa và dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và sunfat trung hòa. Cô cạn Y được 30,08 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Ba có trong hỗn hợp ban đầu là:

   A. 44,16%                         B. 60,04%                         C. 35,25%                         D. 48,15%

E. VẬN DỤNG CAO

Bài 26. Cho 82,05 gam hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 (có tỷ lệ mol là 2,3:1) tan hoàn toàn trong dung dịch B chứa H2SO4 và NaNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa 3 muối và m gam hỗn hợp khí D (trong D có 0,2 mol khí H2). Cho BaCl2 dư vào C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác cho 23 gam Na vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra thì thấy khối lượng dung dịch giảm 3,1 gam và không còn muối amoni. Giá trị m gần nhất với

   A. 12                                 B. 13                                 C. 15                                 D. 16

Bài 27. Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ hoàn toàn 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là:    

   A. 25,5                              B. 27,5                              C. 24,5                              D. 26,5

Bài 28. Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

   A. 32,3                              B. 38,6                              C. 46,3                              D. 27,4

Bài 29. Hỗn hợp X gồm Na, Al, Mg. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

   Thí nghiệm 1: Hòa tan m gam X vào nước dư thu được V lít khí.

   Thí nghiệm 2: Hòa tan 2m gam X vào dung dịch NaOH dư thu được 3,5V lít khí.

   Thí nghiệm 3: Hòa tan 4m gam X vào dung dịch HCl dư thu được 9V lít khí.

   Các thể tích đều đo ở đktc và coi như Mg không tác dụng với nước và kiềm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Ở thí nghiệm 1, Al bị hòa tan hoàn toàn.               B. Số mol Al gấp 1,5 lần số mol Mg.

   C. Phần trăm khối lượng của Na là 23,76%.              D. Trong X có 2 kim loại có số mol bằng nhau.

Bài 30. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 45,45 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 60 gam kết tủa, đồng thời khối lượng bình tăng thêm 54,75 gam. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, khi hết V lít hoặc 2V lít thì đều thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

   A. 44,46                            B. 39,78                            C. 46,80                            D. 42,12

 

---(Để xem nội dung chi tiết phần đáp án vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập kim loại phản ứng với nước môn Hóa 12 năm 2018 - 2019, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF