YOMEDIA

Bài tập định tính về cacbohydrat

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bài tập định tính về cacbohydrat năm học 2018 - 2019 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây, với cấu trúc 38 câu trắc nghiệm có đáp án đi kèm sẽ giúp các em ôn tập, nâng cao kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VỀ CACBOHYĐRAT

 

Câu 1: Phát biểu KHÔNG đúng là

A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, t°) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

C. Thủy phân (xúc tác H+, t°) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.

D. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2.

Câu 2: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân.             

B. tráng gương.          

C. trùng ngưng.          

D. hòa tan Cu(OH)2.

Câu 3: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là

A. tinh bột.                 

B. mantozơ.               

C. xenlulozơ.              

D. saccarozơ.

Câu 4: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là        

A. 5.               

B. 3.               

C. 6.                           

D. 4.

Câu 5: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol.         

B. xeton.        

C. ete.             

D. anđehit.

Câu 6: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là

A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.         

B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.                   

D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.                

B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.

C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.         

D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

B. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.

C. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.

D. Glucozơ tác dụng được với nước brom

Câu 9: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton            

B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic

C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic             

D. glixerol, axit axetic, glucozơ

Câu 10: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ.             

B. mantozơ.               

C. glucozơ.                 

D. saccarozơ

Câu 11: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số câu phát biểu đúng là        

A. 5.               

B. 6.               

C. 4.                           

D. 3.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).

Số câu phát biểu đúng là        

A. 4.                           

B. 3.                           

C. 5.                           

D. 2.

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng

(a) X + H2O → Y

(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3.

(c) Y → E + Z

(d) Z + H2O → X + G

X, Y, Z lần lượt là     

A. Tinh bột, glucozơ, etanol.                                     

B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.

C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.                   

D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Số câu phát biểu đúng là  

A. 4.                B. 5.                C. 3.                D. 2.

Câu 15: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.

(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.

(c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.

(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.

Số câu phát biểu đúng là        

A. 3.                B. 4.                C. 1.                D. 2.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 30 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 30:Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch),đó là loại đường nào?

 A.Glucozơ             

B.Mantozơ           

C.Saccarozơ                

D.Fructozơ

Câu 31: thuốc thử dung để phân biệt glucozo và fructozo là

A. Cu(OH)2              

B. Dung dịch AgNO3/NH3              

C.H2 (xt Ni, t0)                    

D. Nước brom

Câu 32: Một hợp chất cacbohiđrat (X) có các phản ứng theo sơ đồ sau: X + Cu(OH)2 → dung dịch xanh lam → kết tủa đỏ gạch.

Vậy X không phải là chất nào dưới đây? 

A. Glucozơ       

B. Fructozơ        

C. Saccarozơ           

D. Mantozơ.

Câu 33: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là

A. saccarozơ.             

B. glucozơ.                 

C. fructozơ.                

D. mantozơ.

Câu 34: Các chất glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), Axetandehit (CH3CHO), metylfomiat (HCOOCH3), trong phân tử đều có nhóm –CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng:

A. C6H12O6                   

B.HCOOCH3                        

C. CH3CHO                 

D. HCHO

Câu 35: Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết có đủ chỉ dùng tối đa 3 phản ứng có thể điều chế được chất nào sau đây?    

A.Polietilen                

B.Cao su buna              

C.Etyl axetat            

D.Canxi axetat

Câu 36: Để xác định glucozơ có trong nước của người bị bệnh tiểu đường người ta có thể dùng thuốc thử nào dưới đây?    

A.CH3COOH            

B.CuO            

C.NaOH                     

D.Cu(OH)2

Câu 37 . Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?

A.Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.                

B.Tráng gương, tráng phít.

C.Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.                                     

D.Nguyên liệu sản xuất P.V.C

Câu 38: Thuốc thử nào trong các thuốc thử dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau: glucozơ, glixerol, fomanđehit, propan-1-ol?

A.dd AgNO3/NH3       

B.Na   

C.Nước Br2    

D.Cu(OH)2/NaOH,to

 

Trên đây là trích đoạn nội dung Bài tập định tính về cacbohydrat năm 2018 - 2019 . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF