YOMEDIA

6 Dạng bài tập cơ bản ôn tập chuyên đề kim loại - Ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa Trường THPT Na Hang

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bài tập trắc nghiệm 6 Dạng bài tập cơ bản ôn tập chuyên đề kim loại - Ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa được tổng hợp từ Trường THPT Na Hang sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ADSENSE
YOMEDIA

6 DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI – ÔN THI THPT QG NĂM 2020 MÔN HÓA TRƯỜNG THPT NA HANG

 

A. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1. Cấu hình electron nguyên tử và vị trí trong bảng tuần hoàn

Bài 1: Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của Na (z=11), Mg(z=12), Al(z=13), Fe(z=26), Fe3+, Na+, Mg2+, Al3+...

Bài 2: Liên kết kim loại là gì? So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị và liên kêt ion?   

Dạng 2.  Rèn kỹ năng viết PTHH

Bài 1 Ngâm một lá niken trong những dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Hãy cho biết muối nào có phản ứng với Ni ? Giải thích và viết phương trình hoá học.

Dạng 3. Sự ăn mòn kim loại và phương pháp bảo vệ kim loại

Bài 1.  Để bảo vệ vỏ tầu biển bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào? Áp dụng phương pháp gì để bảo vệ vỏ tàu?

Bài 2. Cho lá sắt kim loại vào :

a) Dung dịch H2SO4 loãng.

b) Dung dịch H2SO4 loãng có cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.

Dạng 4. Điều chế kim loại

Bài 1 Bằng những phương pháp nào có thể điều chế được Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2 ? Viết các phương trình hoá học.

Dạng 5 . Xác định tên kim loại

Bài 1.  Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước  thấy có 2,24 lít khí H2 (đktc) bay ra.

a, Khối l­ượng hiđroxit kim loại tạo ra trong dung dịch ?

b. Xác định tên hai kim loại kiềm trên?

Bài 2. Cho 1,38g kim loại X hóa trị I tác dụng hết với n­ước cho 2,24 lít H2 ở đktc.Xác định tên X ?

Dạng 6. Bài tập định lượng

Bài 1. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị của m ?

Bài 2. Cho 12,2 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, thu đ­ược 2,24lít khí (đktc). Tính khối l­ượng muối tạo ra sau phản ứng ? (p2 ĐLBTKL)

Bài 3. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dung dịch thì lượng AgNO3 trong dd giảm 17%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng ?

Bài 4. Ngâm một lá Zn trong 100 ml dd AgNO3 0,1M khi phản ứng kết thúc khối lượng lá Zn tăng hay giảm bao nhiêu gam? (p2 tăng, giảm khối lượng)

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

NHẬN BIẾT

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e).

B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7.

C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim.

D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau.

Câu 2: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:

1) 1s22s22p63s1          2) 1s22s22p63s23p64s2         3) 1s22s1          4) 1s22s22p63s23p1

Các cấu hình đó lần lượt là của những nguyên tố

A. Ca (Z=20), Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13)

B. Na(Z=11), Ca(Z=20), Li(Z=3), Al(Z=13

C. Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13), Ca(Z=20)

D. Li(Z=3), Na(Z=11), Al(Z=13), Ca(Z=20)

Câu 3: Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag;Cu2+/Cu. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy chất nào?

A. Fe2+/Fe; ;Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag                 B. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu

C. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe                   D. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag

Câu 4: Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự

A. Ag, Cu, Au, Al, Fe                                               B. Ag, Cu, Fe, Al, Au   

C. Au, Ag, Cu, Fe, Al                                               D. Al, Fe, Cu, Ag, Au

Câu 5: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao

B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim

C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim

D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

Câu 6: Mạng tinh thể kim loại gồm có

A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.

B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.     

C. nguyên tử kim loại và cácelectron độc thân .

D. ion kim loại và electron độc thân

Câu 7: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau:

(I): Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng

(II): Tất cả các nguyên tố nhóm B (phân nhóm phụ) đều là kim loại.

(III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể

(IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và  ion  kim loại và lớp electron tự do.

Những phát biểu đúng

A.( I )              B.( I ), (II )                  C. (I), (III), (IV)                      D. (I), (II), (III), (IV)

Câu 8: Những tính chất vật lí chung quan trọng của kim loại là: tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện và ánh kim. Nguyên nhân những tính chất vật lí chung đó là

A. trong kim loại có nhiều electron độc thân .                      

B. trong kim loại có các ion dương chuyển động tự do.

C. trong kim loại có nhiều electron chuyển động tự do.                   

D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại.

Câu 9: Dãy kim loại nào sau đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử?

A. Al, Mg, Ca, K                    B. K, Ca, Mg, Al         C. Al, Mg, K, Ca                     D.Ca, K, Mg, Al

Câu 10: Tính chất hoá học chung của kim loại là

A. tính khử                                          B. tính dễ nhận electron                     

C. tính dễ bị khử                                 D. tính dễ tạo liên kết kim loại

Câu 11: Điều khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng?

A.Trong hợp kim có liên kết kim loại hoặc liên kết cộng hóa trị       .

B.Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim.

C. Hợp kim có tính chất hoá học khác với tính chất hóa học của kim loại tạo ra chúng       .

D.Hợp kim có tính chất vật lí và tính cơ học khác nhiều so với kim loại tạo ra chúng

Câu 12: Cho hợp kim Zn-Mg-Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là

A.Zn, Mg, Cu                         B.Zn, Mg, Ag                         C.Mg, Ag, Cu                         D. Zn, Ag, Cu

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?

A. Ăn mòn kim loại là sự hủy hoại kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hóa học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí ẩm.

C.Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hóa thành ion kim loại của nó.

D. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa?

A.Thép bị gỉ trong không khí ẩm.                             

B.Na cháy trong không khí    

C.Zn tan trong dung dịch H2SO4 loãng         

D. Zn bị phá hủy trong khí Clo

Câu 15: Đặt một vật bằng hợp kim Zn-Cu trong không khí ẩm. Quá trình xảy ra ở cực âm là

A. Zn – 2e → Zn2+                                          B. Cu – 2e → Cu2+                

C. 2H+ + 2e → H2                                           D.2H2O + 2e → 2OH- + H2

Câu 16:Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những là Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

A. Dùng hợp kim chống gỉ                                        

B. Phương pháp  bao phủ bề mặt

C. Phương pháp biến đổi hóa học lớp bề mặt            

D.Phương pháp điện hóa

THÔNG HIỂU

Câu 17: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách

A. Điện phân dung dịch MgCl2.

B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO …

C. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.

D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch.

Câu 18: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.

B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.

C. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa.

D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 19: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua

A. Fe                                   B. Ag                             C. Cu                             D. Zn

Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.                  

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây Fe trong khí O2.                                     

D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 21: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì

A. Nguyên tử kim loại thường có 5,6,7 electron lớp ngoài cùng.

B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.

C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.

D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

Câu 22: Có phản ứng hoá học: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu. Phương trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hoá của phản ứng hóa học trên?

A. Mg2+ + 2e → Mg                B. Mg → Mg2+ + 2e                C. Cu2+ + 2e → Cu     D. Cu → Cu2+ + 2e

Câu 23: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 một thời gian

A. Bề mặt thanh kim loại có màu đỏ                         

B.Dung dịch bị nhạt màu

C. Dung dịch có màu vàng nâu                                 

D.Khối lượng thanh kim loại tăng

Câu 24: Những kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?

A. K, Na, Mg, Ag                     B. Li, Ca, Ba, Cu                   

C. Fe, Pb, Zn, Hg                    D. K, Na, Ba, Ca

Câu 25: Có dung dịch FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất là

A. cho một lá đồng vào dung dịch      B. cho một lá sắt vào dung dịch        

C. cho một lá nhôm vào dung dịch     D.cho một lá bạc vào dung dịch        

Câu 26: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau?

A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.            

B.Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.

C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.    

D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.

Câu 27: Trong quá trình điện phân ở catot xảy ra

A. quá trình khử                                  B. cả quá trình oxi hoá và quá trình khử       

C. quá trình oxi hoá                            D. quá trình oxi hoá kim loại

Câu 28: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm

A. Al2O3, FeO, CuO, Mg                                            B. Al2O3, Fe, Cu, MgO          

C.Al, Fe, Cu, Mg                                                        D. Al, Fe, Cu, MgO

Câu 29: Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy?

A. Ở cực âm, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử ion Na+; ở cực dương đều có quá trình oxi hoá ion Cl-.

B. Ở cực âm đều là quá trình khử ion Na+; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.

C. Ở cực âm, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử nước; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.

D. Ở cực âm đều là quá trình khử nước; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.

Câu 30: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Thí nghiệm 2: nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Thí nghiệm 3: nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. Thí nghiệm 4: cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A.3                              B.1                              C.2                                D.4      

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung 6 Dạng bài tập cơ bản ôn tập chuyên đề kim loại - Ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa Trường THPT Na Hang, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF