YOMEDIA
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online Đề thi thử môn Lý lần 1- Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
20 câu 25 phút 84
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Dao động điều hòa 1 câu 5%
  • Con lắc lò xo 1 câu 5%
  • Sóng dừng 1 câu 5%
  • Đại cương về dòng điện xoay chiều 1 câu 5%
  • Các mạch điện xoay chiều 2 câu 10%
  • Công suất dòng điện xoay chiều 1 câu 5%
  • Động cơ điện xoay chiều 1 câu 5%
  • Mạch dao động LC 1 câu 5%
  • Điện từ trường – Sóng điện từ 1 câu 5%
  • Tán sắc ánh sáng 1 câu 5%
  • Giao thoa ánh sáng 2 câu 10%
  • Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại 1 câu 5%
  • Tia X 1 câu 5%
  • Hiện tượng quang điện 1 câu 5%
  • Mẫu nguyên tử Bo 1 câu 5%
  • Sự phóng xạ 1 câu 5%
  • Phản ứng hạt nhân 1 câu 5%
  • Phản ứng phân hạch – Phản ứng nhiệt hạch 1 câu 5%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online Đề thi thử môn Lý lần 1- Sở GD&ĐT Hà Tĩnh” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 84

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

Hướng dẫn làm bài TRẮC NGHIỆM

  • Chọn câu trả lời đúng
  • Đánh dấu câu trả lời chưa chắc chắn để xem lại
  • Chuyển qua câu kế tiếp
  • Quay lại câu trước
  • Preview Xem lại các câu đã làm và sửa đáp án
  • Kết thúc Xem Preview và nộp bài
  • Lưu ý:

    - Những câu chưa chọn đáp án sẽ được tính là câu trả lời sai.

    - Nếu bạn thoát ra trong lúc chưa hết thời gian làm bài thì kết quả sẽ không được tính.

  • Câu 1:

    Cho phản ứng hạt nhân \(n + {}_{92}^{235}U \to {}_{39}^{95}Y + {}_{53}^{138}I + 3{}_o^1n\) . Đây là

  • Câu 2:

    Ở nước ta, mạng điện sử dụng trên đường dây truyền tải là 500kV là mạng điện

  • Câu 3:

    Kết luận sau đây không đúng? Tia tử ngoại

  • Câu 4:

    Giới hạn quang điện của natri là 0,5µm. Công thoát electron khỏi đồng và công thoát electron của natri khác nhau 1,67 lần. Giới hạn quang điện của đồng là:

  • Câu 5:

    Biểu thức  cường độ i của dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch vào thời gian t là \(i = {I_o}c{\rm{os(50}}\pi {\rm{t - }}\frac{\pi }{{\rm{2}}}{\rm{)(A)}}\) . Trong thời gian một phút, dòng điện qua mạch đổi chiều:

  • Câu 6:

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 20cm, lò xo có độ cứng k=20N/m. Gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Năng lượng dao động của con lắc bằng:

    • A. 0,05J
    • B. 0,025J
    • C. 0,075J
    • D. 0,1J        
  • Câu 7:

    Chiết suất của nước đối với tia sáng vàng nv=4/3. Chiếu chùm sáng trắng song song hẹp từ mặt nước tới mặt thoáng với không khí dưới góc tới i, với sini=3/4. Chùm sáng ló ra không khí là chùm sáng

  • Câu 8:

    Trên sợi dây có chiều dài 30cm, 2 đầu cố định đang có sóng dừng với  3 bụng sóng. Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là:

  • Câu 9:

    Trong chuỗi phóng xạ : \({}_Z^AG \to {}_{Z + 1}^AL \to {}_{Z - 1}^{A - 4}Q \to _{Z - 1}^{A - 4}Q\) các tia phóng xạ được phóng ra theo thứ tự

  • Câu 10:

    Trong  tượng sét, điện từ trường xuất hiện tại chỗ xảy ra tia chớp vào lúc nào:

    • A. Vào lúc ta nhìn thấy tia chớp
    • B. Trước lúc ta nhìn thấy tia chớp một khoảng thời gian rất ngắn
    • C. Sau lúc ta nghe tiếng sấm ( hay tiếng sét đánh) một khoảng thời gian rất ngắn
    • D. Đúng lúc ta nghe thấy tiếng sấm ( hay tiếng sét)
  • Câu 11:

          Đại lượng U được đo gián tiếp thông qua 3 đại lượng X, Y, Z cho bởi hệ thức: \(U = \frac{{XY}}{Z}\) . Các phép đo X, Y, Z lần lượt có giá trị trung bình là Xtb, Ytb, Ztb và sai số tuyệt đối \(\Delta \)X, \(\Delta \)Y, \(\Delta \)Z. Sai số tương đối của pháp đo U là:

    • A. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}} + \frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}} - \frac{{\Delta Z}}{{{Z_{tb}}}}\)
    • B. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}}.\frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}}.\frac{{\Delta Z}}{{{Z_{tb}}}}\)
    • C. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}}.\frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}}.\frac{{{Z_{tb}}}}{{\Delta Z}}\)
    • D. \(\frac{{\Delta X}}{{{X_{tb}}}} + \frac{{\Delta Y}}{{{Y_{tb}}}} + \frac{{\Delta Z}}{{{Z_{tb}}}}\)
  • Câu 12:

    Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng  đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe S1S2 bằng 0,20cm, khoảng cách từ hai khe đến màn hứng vân giao thoa là D=2,0m. Khoảng vân trên màn đo được là i=0,40mm. Lấy c=3.108m/s. Bức xạ được dùng trong thí nghiệm có tần số bằng :

    • A. 7,5.1014Hz               
    • B. 6. 1014Hz                        
    • C. 5. 1014Hz                    
    • D. 4,5. 1014Hz         
  • Câu 13:

    Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ là 1,0nC. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 0,6µA thì điện tích của bản tụ là:

    • A. 800pC
    • B. 600pC 
    • C. 200pC 
    • D. 400pC 
  • Câu 14:

    Trong ống Cu-lít-giơ, electron của chùm tia catot khi đến anot (đối catot) có vận tốc cực đại là 6,6.107 m.s-1. Biết rằng năng lượng của mỗi phô tôn chùm tia X có được là nhờ sự chuyển hóa một phần động năng của electron. Lấy me=9,1.10-31 kg. Bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra từ ống này là

    • A. 0,1nm
    • B. 1nm
    • C. 1,2pm  
    • D. 12pm
  • Câu 15:

    Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Các điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch U=120V, hai đầu cuộn dây là Ud= \(120\sqrt 2 \)V, hai đầu tụ C là 120V. Tỉ số giữa hệ số công suất toàn mạch và hệ số công suất cuộn dây bằng:

    • A. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
    • B. \(\sqrt 3 \)
    • C. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
    • D. \(\sqrt 2 \)
  • Câu 16:

    Một vật dao động điều hòa trên một đoạn thẳng giữa hai điểm giới hạn M và N, với chu kỳ T. Gọi O là vị trí cân bằng. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua trung điểm I của đoạn MO theo chiều từ M đến N. kêt từ t=0, gia tốc của vật bằng không lần thứ hai vào thời điểm:

    • A. \(\frac{{7T}}{{12}}\)
    • B. \(\frac{{11T}}{{12}}\)
    • C. \(\frac{{2T}}{{3}}\)
    • D. \(\frac{{T}}{{3}}\)
  • Câu 17:

    Hạt nhân \(^{234}U\) đứng yên, phân rã α biến đổi thành hạt nhân X. Biết khối lượng của các hạt nhân mU=233,9905u, mα=4,0015u, mX=229,9838u. Lấy 1u=931,5MeV. Hạt nhân X giật lùi với động năng bằng

  • Câu 18:

    Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc. Trên màn giao thoa, trong khoảng giữa hai vân sáng cách nhau 3,0mm có 11 vân sáng khác. Điểm M trên màn giao thoa cách vân sáng trung tâm 0,75mm là vị trí

    • A. vân tối thứ 5 (tính từ vân trung tâm)
    • B. vân sáng bậc 2
    • C. vân sáng bậc 3
    • D. vân tối thứ 4 ( tính từ vân trung tâm)
  • Câu 19:

    Hai cuộn dây có điện trở và độ tự cảm tương ứng là R1, L­1 và R2, L­2 mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, tần số góc \(\omega \), gọi U1 và U2 là điện áp hiệu dụng trên các cuộn dây. Điều kiện để U=U1+U2

    • A. R21 = R12
    • B. \({R_1} + {R_2} = \omega ({L_1} + {L_2})\)
    • C. \({R_1}{R_2} = \omega {L_1}{L_2}\)
    • D. L1R1=L2R2
  • Câu 20:

    Khi electron ở các quỹ đạo bên ngoài chuyển về quỹ đạo k, các nguyên tử Hiđro phát ra các photon mang năng lượng từ 10,2eV đến 13,6eV. Lấy h=6,625.10-34J.s, c=3.108m/s, e=1,6.10-19C. Khi các electron ở các quỹ đạo bên ngoài chuyển về quỹ đạo L, các nguyên từ phát ra các photon có bước sóng lớn nhất ứng với bước sóng

    • A. 122nm
    • B. 91,2nm            
    • C. 365nm
    • D. 656nm
AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF