YOMEDIA
Thi trắc nghiệm Online
Thi Online Đề thi môn Hóa học tốt nghiệp THPT QG 2017 - Mã đề 202
20 câu 25 phút 511
CẤU TRÚC CÂU HỎI
  • Este 1 câu 5%
  • Lipit 2 câu 10%
  • Cacbohidrat 3 câu 15%
  • Amin 1 câu 5%
  • Phản ứng với dd HCl , H2SO4 loãng 1 câu 5%
  • Điều chế và Ăn mòn 1 câu 5%
  • Kim loại kiềm - kiềm thổ 3 câu 15%
  • Nhôm và hợp chất của Nhôm 3 câu 15%
  • Crom và hợp chất của Crom 1 câu 5%
  • Sắt và hợp chất của Sắt 1 câu 5%
  • Đồng và hợp chất của đồng 1 câu 5%
  • Tổng hợp hóa vô cơ 2 câu 10%
NHẬN XÉT, GÓP Ý Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ đưa ra những nhận xét, góp ý dựa trên kết quả kiểm tra nhằm giúp em thấy được những thiếu sót để kịp thời khắc phục

Nội dung đề thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm “Thi Online Đề thi môn Hóa học tốt nghiệp THPT QG 2017 - Mã đề 202” có cấu trúc 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao với độ khó tăng dần theo từng câu hỏi. Cấu trúc ra đề được biên soạn theo định hướng mới của Bộ GD & ĐT giúp các em có những trải nghiệm thực tế.
Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 20 câu Số lượt thi: 511

1. Tất cả các đề thi và kiểm tra trắc nghiệm Online trên HỌC247 đều có hướng dẫn giải chi tiết.

2. Các em lựa chọn đáp án đúng nhất và mỗi đáp án có thể lựa chọn lại nhiều lần.

3. Đáp án chỉ được tính khi các em bấm vào nút “Nộp bài”.

4. Bảng xếp hạng chỉ áp dụng cho những thành viên thi lần 1, không tính thi lại.

5. Bạn có thể làm lại nhiều lần nhưng điểm không tính vào điểm thành tích cũng như bảng xếp hạng.

Lưu ý: Thời gian làm bài là 25 phút. Hãy tính toán đưa ra chiến thuật hợp lý để hoàn thành tốt bài làm của mình.

Hướng dẫn làm bài TRẮC NGHIỆM

  • Chọn câu trả lời đúng
  • Đánh dấu câu trả lời chưa chắc chắn để xem lại
  • Chuyển qua câu kế tiếp
  • Quay lại câu trước
  • Preview Xem lại các câu đã làm và sửa đáp án
  • Kết thúc Xem Preview và nộp bài
  • Lưu ý:

    - Những câu chưa chọn đáp án sẽ được tính là câu trả lời sai.

    - Nếu bạn thoát ra trong lúc chưa hết thời gian làm bài thì kết quả sẽ không được tính.

  • Câu 1:

    Crom(VI) oxit (CrO3) có màu gì ?

    • A. Màu vàng.
    • B. Màu đỏ thẫm
    • C. Màu xanh lục.
    • D. Màu da cam.
  • Câu 2:

    Hoà tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

    • A. 11,2.
    • B. 5,6.
    • C. 2,8.
    • D. 8,4.
  • Câu 3:

    Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: SO2, CO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây ?

    • A. NaCl.
    • B. HCl.
    • C. Ca(OH)2.
    • D. CaCl2.
  • Câu 4:

    Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là

    • A. C2H5ONa.
    • B. C2H5COONa.
    • C. CH3COONa. 
    • D. HCOONa.
  • Câu 5:

    Quặng nào sau đây có chứa thành phần chính là Al2O3?

    • A. Hematit đỏ.
    • B. Boxit.
    • C. Manhetit.
    • D. Criolit.
  • Câu 6:

    Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

    • A. KCl.
    • B. KNO3.
    • C. NaCl.
    • D. Na2CO3.
  • Câu 7:

    Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

    • A. Metylaxetat.
    • B. Glyxin.
    • C. Fructozơ.
    • D. Saccarozơ.
  • Câu 8:

    Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là

    • A. 20%
    • B. 40%
    • C. 60%
    • D. 80%
  • Câu 9:

    Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là

    • A. Mg, Cu và Ag.
    • B. Zn, Mg và Ag.
    • C. Zn, Mg và Cu.
    • D. Zn, Ag và Cu.
  • Câu 10:

    Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

    • A. C2H5OH C2H4(k) + H2O.  
    • B. C2H4(k) + H2O. CH4(k)  + Na2CO3
    • C. 2Al + 2 NaOH + 2 H2O  2NaAlO2 + 3H2(k)
    • D. Cu + 4HNO3(đặc) Cu(NO3)2 + 2NO2 (k) + 2H2O
  • Câu 11:

    Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V khí H2 (đktc). Giá trị của V là

    • A. 4,032.
    • B. 0,448
    • C. 1,334
    • D. 2,688.
  • Câu 12:

    Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    • A. 19,15
    • B. 20,75
    • C. 24,55
    • D. 30,10.
  • Câu 13:

    Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối.  Giá trị của V là

    • A. 160
    • B. 720.
    • C. 329.
    • D. 320.
  • Câu 14:

    Đốt cháy hoàn hoàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc) thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị m là

    • A. 5,1.
    • B. 7,1.
    • C. 6,7.
    • D. 3,9.
  • Câu 15:

    Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ?

    • A. Cho BaSO4 vào dung dịch HCl loãng.
    • B. Cho kim loại Fe vào dung dịch FeCl3.
    • C. Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH.
    • D. Cho CaO vào dung dịch HCl.
  • Câu 16:

    Cho các chất sau: Saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

    • A. 1.
    • B. 4.
    • C. 3.
    • D. 2.
  • Câu 17:

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.

    (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.

    (c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH.

    (d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.

    (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư.

    (f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).

    Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

    • A. 4.
    • B. 5.
    • C. 3.
    • D. 2.
  • Câu 18:

    Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?

    • A. Glyxin.
    • B. Tristearin.        
    • C. Metyl axetat.
    • D. Glucozơ.
  • Câu 19:

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Dùng Ba(OH)2 để phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.

    (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.

    (c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

    (d) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

    (e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.

    Số phát biểu đúng là

    • A. 2.
    • B. 1.
    • C. 4.
    • D. 3.
  • Câu 20:

    Cho các phát biểu sau:

         (a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

    (b) Aminoaxit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

    (c) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc.

         (d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t0) thu được tripanmitin.

         (e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.

          (g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

    Số phát biểu đúng là

    • A. 4.
    • B. 5.
    • C. 6.
    • D. 3.
AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF