Ôn tập Hóa học 11 Chương 7 Hiđrocacbon Thơm. Nguồn Hiđrocacbon Thiên Nhiên. Hệ Thống Hóa Về Hiđrocacbon
Nhằm giúp các em học sinh có thật nhiều tài liệu hay và bổ ích phục vụ cho việc học tập HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Ôn tập Hóa học 11 Chương 7. Với nội dung biên soạn bám sát chương trình SGK hiện hành, tài liệu cung cấp cho các em hệ thống công thức đầy đủ của chương và các bài tập minh họa phân loại theo từng dạng bài được trình bày rõ ràng, cụ thể về Benzen và đồng đẳng của Benzen, hệ thống hóa về Hidrocacbon. Ngoài ra, Học247 còn giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi thông qua các dạng đề trắc nghiệm online, các đề kiểm tra 1 tiết được sưu tầm từ nhiều trường THPT khác nhau trên cả nước để các em có thể đánh giá được năng lực của bản thân mình và có được phương pháp ôn thi thật hiệu quả. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu bổ ích trong quá trình ôn luyện của các em. Mời các em cùng tham khảo!
Đề cương ôn tập Hóa học 11 Chương 7
A. Tóm tắt lý thuyết
1. CTPT và đặc điểm cấu tạo của hidrocacbon
|
ANKAN |
ANKEN |
ANKIN |
ANKYLBENZEN |
CTPT |
CnH2n+2 (n ≥ 1) |
CnH2n (n ≥ 2) |
CnH2n - 2 (n ≥ 2) |
CnH2n - 6 (n ≥ 6) |
Đặc điểm cấu tạo |
- Chỉ có liên kết đơn. |
- Có 1 liên kết đôi C=C.
|
- Có một liên kết ba C≡C.
|
- Có vòng benzen.
|
Đồng phân |
- Mạch cacbon. |
- Mạch cacbon. - Vị trí liên kết đôi - Hình học. |
- Mạch cacbon. - Vị trí liên kết ba.
|
- Mạch cacbon của nhánh ankyl - Vị trí tương đối của các nhóm ankyl. |
Lí tính |
- Ở điều kiện thường; từ C1 đến C4 là chất khí, C5 đến C17 là chất lỏng và còn lại là chất rắn. - Không màu. - Không tan trong nước. - Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng dần khi phân tử khối tăng. |
2. Tính chất hóa học của Hidrocacbon
ANKAN | ANKEN | ANKIN | ANKYLBENZEN | |
Phản ứng thế | Phản ứng thế với halogen | Phản ứng thế bằng ion kim loại | Phản ứng thế halogen, nitro hóa | |
Phản ứng tách | Phản ứng đehiđro hóa, crackinh | |||
Phản ứng cộng | Phản ứng với halogen, HX, H2 | Phản ứng với halogen, HX, H2 theo 2 giai đoạn | Phản ứng với H2, Cl2 | |
Phản ứng trùng hợp |
phản ứng
|
Phản ứng đime hóa, trime hóa | ||
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (phản ứng với KMnO4) | Phản ứng | Phản ứng |
Benzen: không làm mất màu Ankylbenzen: làm mất màu khi đun nóng |
|
Phản ứng cháy | nCO2 = 2nH2O | nCO2 = nH2O | nCO2>nH2O | nCO2 > nH2O |
3. Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon
Hình: Sơ đồ chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon
B. Bài tập minh họa
Bài 1:
Crackinh hoàn toàn V lít ankan X thu được hỗn hợp Y gồm 0,1V lít C3H8; 0,6V lít CH4; 1,8V lít các hidrocacbon khác. Tỉ khối của Y so với H2 là 14,4. Dẫn 1 mol Y đi qua bình chứa dung dịch Brom dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng bình tăng m gam. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện, chỉ có ankan tham gia phản ứng crackinh. Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
Do tỉ lệ mol cũng bằng tỉ lệ thể tích ở cùng điều kiện nên nếu xét 1 mol Y
\(\Rightarrow n_Y = n_{C_3H_8} + n_{CH_4} + n_{HC khac} = 0,1n_X + 0,6n_X + 1,8n_X\)
⇒ nX = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng: mX = mY = 2 × 14,4 × 1 = 28,8 g
⇒ MX = 72 g ⇒ X là C5H12
Các phản ứng cracking xảy ra:
+/ C5H12 → CH4 + C4H8
+/ C5H12 → C3H8 + C2H4
+/ C5H12 → C2H6 + C3H6
+/ C3H8 → CH4 + C2H4 (*) ⇒ C5H12 → CH4 + 2C2H4
⇒ ở PT (*) có: \(n_{C_2H_4} = 2(n_Y - 2n_X )= 0,4\ mol\)
\(\Rightarrow n_{C_4H_8} = 0,04\ mol;\ n_{C_3H_8} = 0,04\ mol\)
\(\Rightarrow n_{C_2H_4} = 0,44\ mol \Rightarrow n_{HC\ khac} = n_{C_4H_8} + n_{C_2H_4} + n_{C_2H_6} + n_{C_3H_6}\)
\(\Rightarrow n_{C_2H_6} = n_{C_3H_6} = 0,12\ mol\)
⇒ Brom phản ứng được với C4H8; C3H6; C2H4.
⇒ mtăng \(= m_{C_4H_8} + m_{C_2H_4} + m_{C_3H_6} = 19,6\ g\)
Bài 2:
Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Cho: H = 1; C = 12; O = 16; thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Hướng dẫn:
Gọi CTPT trung bình 2 anken là \(C_{\bar{n}} H_{2\bar{n}}\)
(\(\Rightarrow\) ancol tương ứng \(C_{\bar{n}} H_{2\bar{n} +2}O\))
+ Đốt cháy: \(C_{\bar{n}} H_{2\bar{n}+2}O\ +\frac{3\bar{n}}{2}O_2\rightarrow \bar{n}CO_2+(\bar{n}+1)H_2O\)
+ Do sản phẩm cháy đi vào NaOH sau đó còn dư bazo nên CO2 tạo muối Na2CO3:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
\(\Rightarrow 0,5\times n_{NaOH \ pu} = n_{CO2} = 0,5\times 2\times (0,1 - 0,05) = 0,05\) (mol)
\(\Rightarrow C_{\bar{n}} H_{2\bar{n}+2}O=\frac{0,05}{\bar{n}}\) (mol)
\(\Rightarrow M_{C_{\bar{n}} H_{2\bar{n} +2}O}=14\bar{n}+18=\frac{1,06}{\frac{0,05}{\bar{n}}}\Rightarrow \bar{n}=2,5\)
\(\Rightarrow\) Mà 2 anken là đồng đẳng liên tiếp
\(\Rightarrow\) chúng là C2H5OH và C3H7OH
Bài 3:
Hấp thụ vừa đủ hỗn hợp khí X gồm etilen và propilen vào dung dịch KMnO4 31,6% ở nhiệt độ thấp thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 chất tan là etilenglicol, propan-1-2-điol, kali hidroxit và kết tủa Z. Trong dung dịch Y nồng độ % của etilenglicol là 6,906%. Phần trăm hối lượng prpilen trong X là:
Hướng dẫn:
Gọi khối lượng anken hấp thụ là m g có x mol etilen và y mol propen.
⇒ m = 28x + 42y
Giả sử có 100g dung dịch thuốc tím ⇒ n\(\tiny KMnO_4\) = 0,2 mol
Các quá trình:
+ Cho e: anken → diol + 2e
+ Nhận e: MnO4- + 2H2O + 3e → MnO2 + 4OH-
⇒ n e trao đổi = 2x + 2y = 0,2 × 3 = 0,6 mol (1)
⇒ m rắn không tan = 17,4 g
⇒ m dd sau = m dd thuốc tím + m anken – m rắn = 82,6 + m
⇒ C% etilenglicol = \(\frac{62x}{82,6 +28x + 42y}\) = 0,06906 (2)
Từ 1 và 2 ⇒ x = 0,104 mol; y= 0,196 mol
%m propilen (X) = 73,75%
Bài 4:
Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là:
Hướng dẫn:
\(m_{\downarrow} = 39,4 \ gam\)
Khối lượng dung dịch giảm bớt 19,912 gam
\(\\ \Rightarrow m_{\downarrow} - (m_{CO_{2}} + m_{H_{2}O}) = 19,912 \\ \Rightarrow m_{CO_{2}} + m_{H_{2}O} = 19,488 \\ m_{C} + m_{H} = m_{hh} = 4,64 \\ X: C_{x}H_{y} \\ \left\{\begin{matrix} 12x+y = 4,64 \ \ \ \ \ \ \ \\ 44x + 18.\dfrac{y}{2} = 19,488 \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} x = 0,348 \\ y = 0,464 \end{matrix}\right. \\ x : y = 0,348:0,464 = 3:4 \Rightarrow C_{3}H_{4}\)
Trắc nghiệm Hóa học 11 Chương 7
- Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 35 Benzen và đồng đẳng
- Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 36 Luyện tập
- Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 37 Hidrocacbon thiên nhiên
- Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 38 Hệ thống hóa Hidrocacbon
Đề kiểm tra Hóa học 11 Chương 7
Trắc nghiệm online Hóa học 11 Chương 7 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.
Đề kiểm tra Hóa học 11 Chương 7 (Tải File)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- 80 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm Hóa 11 có đáp án
- 80 Bài tập nâng cao về hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên (có đáp án)
- Củng cố kiến thức chương Hidrocacbon không no, hidrocacbon thơm
- Bài tập ôn tập chương hiđrocacbon thơm
- Bài tập định tính chương 7 Hóa học 11
- 80 Bài tập về hiđrocacbon thơm có đáp án
- Ôn tập chương 7, 8 môn Hóa 11 - Trường THPT Lại Sơn, Kiên Giang
- Lý thuyết ôn tập về Ankan Hóa học 11
- Các dạng bài tập về Benzen và đồng đẳng của Benzen
Lý thuyết từng bài chương 7 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Hóa học 11 Chương 7
- Lý thuyết Hóa 11 Bài 35 Benzen và đồng đẳng
- Lý thuyết Hóa 11 Bài 36 Luyện tập
- Lý thuyết Hóa 11 Bài 37 Hidrocacbon thiên nhiên
- Lý thuyết Hóa 11 Bài 38 Hệ thống hóa Hidrocacbon
Giải bài tập SGK Hóa học 11 Chương 7
- Giải bài tập Hóa 11 Bài 35 Benzen và đồng đẳng
- Giải bài tập Hóa 11 Bài 36 Luyện tập
- Giải bài tập Hóa 11 Bài 37 Hidrocacbon thiên nhiên
- Giải bài tập Hóa 11 Bài 38 Hệ thống hóa Hidrocacbon
Trên đây là nội dung đề cương ôn tập Hóa 11 Chương 7. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại kiến thức thật tốt. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !



