YOMEDIA
NONE

Soạn bài Câu ghép - Ngữ văn 8

Qua bài học giúp các em nắm được đặc điểm của câu ghép, câu ghép có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cum C-V này được gọi là một vế câu. Ngoài ra giúp các em làm tốt các bài tập liên quan về câu ghép.

ADSENSE
 

1. Tóm tắt nội dung

  • Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cum C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cum C-V này được gọi là một vế câu.
  • Có hai cách nối vế câu
    • Dùng những từ có tác dụng nối: Nối bằng một  quan hệ từ. Nối bằng một cặp quan hệ từ và nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau.
    • Không dùng từ nối trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

2. Soạn bài Câu ghép

Câu 1. Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào. 

a) - Dần buông chị ra, di con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy. 

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. 

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) 

c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chằm nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. 

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) 

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :

- Lão làm bộ đấy! 

(Nam Cao, Lão Hạc)

  • Các câu ghép trong ví dụ a:
    • (1) U van Dần, u lạy Dần!
    • (2) Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!
    • (3) Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.
    • (4) Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy. 
  • Các câu ghép được nối với nhau
    • ​Câu 1,2,3 không dùng từ nối.
    • Câu 4 nối bằng quan hệ từ "nếu".
  • Các câu ghép trong ví dụ b:
    • (1) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
    • (2) Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. 
  • Các câu ghép được nối với nhau
    • ​Câu 1 không dùng từ nối.
    • Câu 2 nối bằng quan hệ từ "giá".
  • Các câu ghép trong ví dụ c:
    •  Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

    • Câu ghép không dùng từ nối để nối các vế câu.

  •  Các câu ghép trong ví dụ d:

    • Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.

    • Câu dùng quan hệ từ "bởi vì" để nối các vế câu.

Câu 2. Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép. 

a) vì... nên... (hoặc hởi vì... cho nên...; sở dĩ... là vì...) 

b) nếu... thì ... (hoặc hễ... thì ...; giá ... thì ...) 

c) tuy... nhưng... (hoặc mặc dù... nhưng...) 

d) không những... mà... (hoặc không chỉ... mà...; chẳng những... mà...) 

  • a) Vì Kiên đạt kết quả học tập tốt nên bố mua tặng cho chiếc cặp mới. 
  • b) Nếu trời không mưa thì chúng ta sẽ đi công viên. 
  • c) Mặc dù mọi người không bảo nhưng nó vẫn làm. 
  • d) Không những nó học giỏi mà nó còn biết giúp đỡ bạn bè.

Câu 3. Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau: 

a) Bỏ bớt một quan hệ từ. 

b) Đảo lại trật tự các vế câu.

  • Bỏ bớt một quan hệ từ.
    • Kiên đạt kết quả học tập tốt nên bố mua tặng cho chiếc cặp mới.
    • Nếu trời không mưa chúng ta sẽ đi công viên.
    • Mọi người không bảo nhưng nó vẫn làm.
    • (Những câu này không thể áp dụng biện pháp bỏ bớt quan hệ từ)
  • Đảo lại trật tự các vế câu.
    • Bổ mua tặng Kiên chiếc cặp mới vì nó đạt kết quả học tập tốt.
    • Chúng ta sẽ đi công viên nếu trời không mưa.
    • Nó vẫn làm mặc dù mọi người không nói.
    • (Những câu này khống thể áp dụng biện pháp đảo trật tự các vế câu)

Câu 4. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây: 

a) ...vừa... đã... (hoặc... mới... đã...; ... chưa... đã...) 

b) ... đâu... đấy... (hoặc... nào... nấy...; ... sao... vậy...) 

c) ... càng ... càng...  

  • a) Chị vừa đi được một quãng, chân đã thấy mỏi nhừ. 
  • b) Người nào làm, người nấy chịu. 
  • c) Trời càng mưa to, nước càng dâng cao.

Để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn và nắm bài kĩ hơn các em tham khảo bài giảng Câu ghép.

3. Hỏi đáp về bài Câu ghép

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF