YOMEDIA
NONE

Trên các hành tinh khác trong hệ mặt trời có sinh vật không?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất ra, các hành tinh khác có sinh vật không? Đây là vấn đề được loài người từ xưa đến nay rất quan tâm.

    Nguồn gốc của sự sống, sự sinh tồn và phát triển của sinh vật đều phải có điều kiện nhất định và môi trường thích hợp. Ví dụ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp là nhũng nhân tô không thê thiếu đối với các sinh vật sống trên Trái đất. Chúng ta hãv rà soát lại các thiên thể trong hệ Mặt trời xem chúng có đủ điều kiện và môi trường cho các sinh vật tồn tại không?

    Mặt trời là một quả cầu lừa, nhiệt độ bề mặt Mặt tròi nóng tới 6.000 độ c. Rõ ràng là trên Mặt trời không thể có sinh vật tồn tại.

    Vậy còn 7 hành tinh ngoài Trái đất thì sao đây? Trước tiên ta hãy xét tới sao Thủy là sao ở gần Mặt trời gần nhất. Bề mặt sao Thủy là một thế giới hoang vu đầy rẫy các dãy núi tròn lớn nhỏ, ở đó khô hạn tói mức không có một giọt nước và hầu như không có không khí. Vì sao Thùy ở rất gần Mặt tròi và không có tầng khí quyển bảo vệ, nên ban ngày nhiệt độ trên sao Thủy lên tới trên 400 độ c, nóng tới mức kim loại chì cũng chảy thành nước. Nhưng màn đêm vừa buông xuống, nhiệt lượng tiêu tan rất nhanh và trong phút chốc sao Thủy lạnh tói -173 độ c. Những yếu tố nóng quá, lạnh quá, bức xạ Mặt trời quá cao và bị các tia vũ trụ tàn phá khiến bề mặt sao Thủy chìm trong cảnh hoang tàn, không có sức sống và không thể tìm ra được dấu vết của sự sống.

    Sao Kim là hành tinh ở gần Trái đất của chúng ta nhất, kích thước cũng suýt soát bằng Trái đất. Sao Kim có lóp khí quyến khá dày giống như tấm mạng che "khuôn mặt" thật của nó. Kết quả đo đạc bằng những máy móc thiên văn vô tuyến điện trong thập kỷ 60, nhất là sau 18 lần phóng máy thăm dò không gian của sao Kim vào năm 1961 và 1978 đã giúp con người hiểu biết thêm về sao Kim - chị em của Trái đất. Trong số nhũng máy thăm dò kể trên, có máy đã bay sát sao Kim, có máy bay xuyên qua tầng mây dày đỗ xuống bề mặt sao Kim khảo sát tại chỗ. Kết quả cho thấy bề mặt sao Kim rất khắc nghiệt, hoàn toàn khác vói phong cảnh sơn thủy hữu tình, bầu trời trong xanh trên Trái đất. Quang cảnh trên sao Kim xứng đáng gọi là "địa ngục ngoài Trái đất". Do tâng khí quyển dày đặc sinh ra hiệu úng nhà kính khiến bề mặt sao Kim bất kể đêm ngày đều nóng 465 - 485 độ c. Vì vậy trên sao Kim không có bâ't kỳ sự sống nào.

    Sao Hóa cũng là "láng giêng" của Trái đất. Sao Hòa cách xa Mặt trời hơn Trái đất nên cũng lạnh hơn Trái đất, nhung buổi trưa mùa hè trên sao Hóa nhiệt độ lên tới trên 20 độ c. Sao Hỏa cũng có khí quyển nhung mỏng hơn khí quyên Trái đất. Sao Hỏa không có nước chảy, có thể có một chút băng. Nói tóm lại, môi trường trên sao Hòa không tốt lắm, nhung cũng không xấu lắm. Nhiêu năm qua mọi người đều thừa nhận sao Hỏa là hành tinh có nhiều khả năng xuất hiện sự sống nhất. Tuy vậy, thời gian trôi qua, hy vọng có sự sống trên sao Hòa ngày càng mỏng manh. Năm 1976, hai khoang máy thăm dò sao Hỏa đã đổ bộ lên "thế giói màu đò" này. Trạm thí nghiệm không người điều khiển đã tiến hành các thí nghiệm sinh hoá tại chỗ đê tìm hiểu có sự sống tồn tại ò đó không và kết luận là: ít nhất ở khu vực đô bộ chưa có bất kỳ dấu hiệu gì về sự sống và sinh vật sống. Ngày 8 tháng 6 năm 1979, các nhà thiên văn học Mỹ phát hiện ở phía nam đường xích đạo sao Hỏa có hai châu lục lớn màu xanh; đồng thời dựa vào nhũng tư liệu đo đạc do phi thuyền vũ trụ bay quanh sao Hỏa thu thập được cho thấy ở gần đường xích đạo sao Hỏa có hai khu vực có hơi nước bốc lên, lượng hơi nước ở đó gấp 15-20 lần các khu vực khác trên sao Hỏa. Vì thế có nhà khoa học cho rằng dưới lòng đất ờ hai khu vực trên có thê có sự sống. Đây là một phát hiện quan trọng cần được nghiên cứu kỹ hơn nữa.

    Sao Mộc, sao Thổ, và sao Hải Vương là "3 người khổng lồ" trong hệ Mặt trời. Đặc điếm chung của chúng là không có bề mặt kết cấu bằng nham thạch mà là khí hyđro và khí heli ở thể lỏng hoặc thể rắn; trên bề mặt các hành tinh đó là các tầng mây dày tới mây nghìn kilomet. Nhiệt độ trên các hành tinh đó lạnh từ -220độ -140 độ c, như vậy không thể có môi trường cho các sinh vật tồn tại.

    Hệ Mặt trời có ít nhất 40 vệ tinh thiên nhiên, ngoài ra còn có hàng vạn tiểu hành tinh, ớ những noi đó có sự sống không? Nói chung chúng đều là những thiên thể nhỏ, không thích hợp là nơi để sinh vật sinh sống và tồn tại. Nhưng trong đó cũng có một số hành tinh có kích cỡ tương đối. Trước hết ta hãy xem xét Mặt trăng: tù’ năm 1969 -1972 đã có 12 nhà du hành vũ trụ chia thành 6 nhóm đô bộ lên Mặt trăng, ở trên đó trơ trụi không có sinh vật gì. Sao Mộc có 4 vệ tinh lớn trong đó có 3 vệ tinh lớn hơn Mặt trăng; sao Thổ và sao Hải Vương mỗi sao cũng có 1 vệ tinh lớn hơn Mặt trăng. Trong các vệ tinh đó cũng có vệ tinh có khí quyển và không loại trừ khả năng có sự sống; nhưng có rất ít khả năng tồn tại sinh vật trên các vệ tinh đó.

    Xem ra trong hệ Mặt trời chỉ có Trái đất là nơi "lạc viên" duy nhất có sinh vật sinh sống và phát triển đông đúc. Tuy vậy chúng ta cần nhớ rằng, trong dải Ngân hà có thể có hàng vạn hệ hành tinh. Bởi vậy, xuất hiện sự sống không phải là hiện tượng hiếm có và có thê chúng ta sẽ không sống cô độc trong vũ trụ.

      bởi hà trang 06/04/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF