YOMEDIA
NONE

Sao diêm vương có phải là một hành tinh không?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Mặc dù xét về cấu tạo của vũ trụ thì tù’ trước đến nay chúng ta đều cho rằng sao Diêm Vương được coi là một hành tinh trong hệ Mặt trời. Tuy nhiên, cách đây 5 năm, saư một thời gian dài tranh cãi không dứt của những nhà thiên văn học hiện đại, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế thông báo tiêu chí mới đê đánh giá một thiên thể là hành tinh thì sao Diêm Vương đã bị loại khỏi danh sách này.

    Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã quả quyết rằng sao Diêm Vương không nên được coi là một hành tinh. Trung tâm Rose vê Trái đất và Vũ trụ tại Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New York (Mỹ) cho biết, sao Diêm Vương giống với sao chổi hơn là hành tinh, do nó có kích cỡ tương đối nhỏ và được cấu tạo từ băng.

    Theo các nhà khoa học thì tiêu chí để được gọi là một hành tinh đích thực, không phải một vệ tinh, một thiên thể cần phải:

    Thiên thể phải nằm trong quỹ đạo Mặt Trời. Thiên thể phải có khối lượng đủ lớn đê lực hấp dẫn cùa chính nó có thể tạo nên hình dạng tròn hoặc gần tròn.
    Quy đạo bay của thiên thể phải tách biệt và không cắt với bất kì vật thể nào khác có cùng kích thước hay các đặc điểm tương tự. Nếu thiên thể chi đạt hai điêu kiện đầu, nó được xếp vào "hành tinh lùn". Nếu thiên thế chi thỏa mãn một tiêu chí, nó được định nghĩa là "thiên thế nhỏ của hệ Mặt Trời" (SSSB).

    Sao Diêm Vương được bao quanh bởi vài thiên thể không phải vệ tinh khác, vì thế nó không thỏa mãn điều kiện thứ ba. Thêm nữa, có bốn hành tinh lùn khác được biết đến là: Ceres, Eris, Haumea và Makemake (cho dù chỉ có sao Diêm Vương và Ceres được quan sát đủ chi tiết đế xác nhận việc nó là hành tinh lùn).

    Khi sao Diêm Vương được khám phá ra năm 1930, nó được mong đợi là sẽ to hơn sao Thủy. Điều đó đã thay đổi vào năm 1978, khi các nhà thiên văn tìm ra mặt trăng Charon của nó, giúp đo được chính xác khối lượng sao Diêm Vương, thu lại khoảng bằng 1/20 khối lượng sao Thủy.

    Điều này, cùng với các ý kiến kỳ quặc khác về sao Diêm Vương đã khiến các nhà thiên văn nói về chuyện hạ cấp sao Diêm Vương. Trong những năm 2000, các nhà thiên văn bắt đầu khám phá ra những thiên thế khác trong vành đai Kuiper và xa hơn nữa, chúng còn to hơn cả sao Diêm Vương - như trường hợp của Eris, và có chung những đặc tính quỹ đạo với nó.

    Vào năm 2006, trong Hội nghị IAƯ, các nhà thiên văn kiến nghị đưa Charon, Eris và Ceres vào danh sách các hành tinh. Điều này không đi đêh đâu, và sau vài lần tranh cãi nảy lửa, IAƯ đưa ra định nghĩa về hành tinh và sao Diêm Vương bị tuyên bố là hành tinh lùn. Các nhà thiên văn học ước tính có trên 200 thiên thê trong hệ Mặt trời đạt được tiêu chí của hành tinh lùn. Cho tới nay, đã có 40 thiên thể như thế được biết đến.

    Các nhà thiên văn học đã từng gặp vấn đề về tái phân loại này trước đây. Khi Ceres được khám phá ra năm 1801, nó được công bố là 'hành tinh mất tích" giữa sao Hỏa và sao Mộc. Cho dù vậy trong vòng ít năm, các nhà thiên văn học đã khám phá ra có hơn 2 thiên thể với kích cỡ tương tự. Cuộc tìm kiếm tiếp tục, và trước năm 1851 bộ đếm "hành tinh" đã lên đến số 23. Các nhà thiên văn học khăng định rằng họ sẽ tiếp tục tìm kiếm các thiên thể có kích cỡ tương đương và quyết định định nghĩa lại hành tinh; Ceres và các thiên thể khác trở thành "tiểu hành tinh".

      bởi truc lam 06/04/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF