YOMEDIA
NONE

Trình bày phương án làm thí nghiệm đo lực đẩy Ác-si-mét khi vật chìm xuống nước ?

trình bày phương án làm thí nghiệm đo lực đẩy Ác-si-mét khi vật chìm xuống nước

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (37)

  • giúp mình nha, mình cần gấp lắm, cảm ơn nhìu!!!

      bởi phan thị loan loan 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bài 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.

    Bài 2: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.

    a) Người nào đi nhanh hơn.

    b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km?

    Bài 3: Một ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 54km/h. Một tàu hoả chuyển động thẳng đều cùng phương với ôtô với vận tốc v2 = 36km/h. Tìm vận tốc của ôtô so với tàu hoả trong hai trường hợp sau:

    a) Ôtô chuyển động ngược chiều với tàu hoả.

    b) Ôtô chuyển động cùng chiều với tàu hoả.

    Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 300km. Cùng một lúc, ôtô xuất phát từ A với vận tốc 55km/h, xe máy xuất phát từ B với vận tốc 45km/h ngược chiều với ôtô. Hỏi:

    a) Sau bao lâu hai xe gặp nhau?

    b) Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

    Bài 5: Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 6km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường?

    Bài 6: Biểu diễn các vectơ lực sau đây:

    a) Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 5kg. Tỉ xích tuỳ chọn

    b) Lực kéo một vật là 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích tuỳ chọn

    c) Lực kéo của xà lan là 20000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 5000N.

    d) Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 25000g theo tỉ xích tùy chọn.

    Bài 7: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt liên tiếp của vật đó lên mặt sàn nằm ngang. Biết khối lượng của vật đó là 0,84kg. Tính áp lực và áp suất mà vật đó tác dụng lên mặt sàn trong ba trường hợp?

    Bài 8: Một thùng cao 1,6m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên điểm cách đáy 0,4m lên điểm cách mặt thoáng 0,6m.

    Bài 9: Một người thợ lặn, lặn ở độ sâu 40m so với mặt nước biển.

    a) Tính áp suất ở độ sâu đó.

    b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 180cm2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này. Biết trọng lượng riêng của nước biển 10300N/m3.

    Bài 10: Một đầu tàu hoả kéo toa tàu chuyển động đều với lực kéo là 5 000N. Trong 5 phút đã thực hiên được một công là 1 200kJ. Tính vận tốc của đoàn tàu.

      bởi Lê Văn Duyệt 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi nửa quãng đường 1 là S1

    nửa quãng đường thứ 2 là S2

    ta có S1=S2

    quãng đường thứ 1 đi được là

    S1=V1.t1 = 12.\(\dfrac{1}{2}\)=6(km)

    quãng đường thứ 2 đi được là

    S2=V2.t2 = 6.\(\dfrac{1}{2}\)=3(km)

    vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là

    Vtb=\(\dfrac{S_{1_{ }}+S_2}{_{ }t_1+t_2}\)= \(\dfrac{6+3}{\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}}\)=9(km/h)

      bởi Nguyen Hoang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 quả cầu sắt có khối lượng 5kg được nhúng trong nước. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu biết trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3 , trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

     
      bởi Bo Bo 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể tích của quả cầu là :

    V = \(\frac{m}{D}=\frac{5}{\frac{d}{10}}=\frac{5}{7800}=\frac{1}{1560}\left(m^3\right)\)

    Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu:

    FA = d x V = 10000 x \(\frac{1}{1560}=6,4\left(N\right)\)

      bởi Nguyễn Kim Ngọc 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 8cm có khối lượng riêng D1=0.75g/cm3 được thả vào trong nước có D2=1g/cm3

    tìm chiều cao phần chìm trong nước của khối gỗ

      bởi My Hien 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Vì khúc gỗ nổi nên: P=FA

    <=> Dgỗ.S.h=Dnước.S.h1

    => h1=6cm

    S.h là V

    h là 8cm

    h1 là phần chìm, thế số zô là ra

      bởi Nguyễn thị Phượng 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu1: một gầu bằng nhôm có khối lượng 540g, dung tich là 5 lít. Để kéo gầu nước từ đáy giếng lên thì phải mất một công tối thiểu là bao nhiêu? Biết khoảng cách từ đáy giếng đến mặt nước là 5m, từ mặt nước đến miệng giếng là 10m (lực để kéo gầu nước lúc ở trong nước được coi là không đổi). Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 của nước là 1000kg/m3

    câu 2: Hai quả cầu một quả bằng sắt, một quả bằng đồng có thể tich như nhau. Qủa cầu bằng sắt bị rỗng ở giữa. Nhúng chìm cả hai vào nước. So sánh lực đẩy Ác- si- mét tác dụng lên hai quả cầu.

    Câu 3: Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao là 100 cm. Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống là 88cm

    a) Tính áp suất của thủy ngân lên đáy ống, biết trọng lượng riêng của htủy ngân là 136000N/m3

    b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì có thể tạo được áp suất lên đáy bình như trên không, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

    Câu 4: Hai vật A, B có thể tích bằng nhau được nhấn chìm trong một chất lỏng. Vật A nổi lên, còn vật B chìm xuống. Em hãy so sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật và so sánh trọng lượng của hai vật A và B.

     

      bởi Lê Nhi 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2: Vì lực đẩy Acsimet chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố là thể tích phần chất lỏng vật chiếm chỗ và trọng lượng riêng của chất lỏng, mà hai quả cầu có thể tích như nhau nên lực đẩy Acsimet giữa hai quả cầu bằng nhau.

    Câu 3: Đổi 100 cm = 1 m ; 88 cm = 0,88 m.

    a) Áp suất của thủy ngân lên đáy ống là:

    p = d x h = 136000 x 0,88 = 119680 (N/m2).

    b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là :

    p = d x h = 10000 x 0,88 = 8800 (N/m2).

    Không thể tạo được áp suất như trên.

    Câu 4 : Ta có : Vật nổi lên khi FA > P ; vật chìm xuống khi FA < P.

    Vậy lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật A lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật B

    Trọng lượng của vật B lớn hơn trọng lượng của vật A.

     

      bởi Nguyen Hien 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 .Một oto khởi hành từ HCM đi VT cách nhau 120km trong thời gian 3h tính tốc độ trung bình của oto , một oto khác đi với tốc độ 1,5m/s hỏi tốc độ oto nào nhanh hơn?
    2. Usain Bolt là vận động viên điền kinh lập kỉ lục thế giới đầu tiên với nội dung 100m trong tgian 9,72s sau đó liên tục lập những thành tích nổi bật. Hỏi khi chạy về đích vận động viên có thể dừng lại ngay không vì sao ?
    3 .Em hãy cho 1 ví dụ về tác dụng của lực ma sát vừa có lợi vừa có hại ?

    4 . Em hãy cho 1 ví dụ và giải thích về sự tồn tại của áp suất khí quyển ?.
    5. Nêu thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng gây áp suất trong lòng nó ?.
    6 . Khi oto tăng vận tốc đột ngột người trên xe ngã phía nào ? Giải thích.

      bởi Cam Ngan 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2:

    Vận tốc chạy của người đàn ông đó là :

    V=s:t= 100:9,72=10,28(m/s)

    Vậy người đàn ông đó không thể dừng lại ngay vì ông ta đang chạy một vận tốc rất nhanh

      bởi Nguyễn Xuân Tất Thắng 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nêu nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực

      bởi thi trang 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Theo nguyên lý Pascal.

    - Nếu diện tích S lớn hơn diện tích s bao nhiêu lần thì lực F cũng lớn hơn lực f bấy nhiêu lần

    \(\frac{F}{f}\) = \(\frac{S}{s}\)


     

      bởi Nguyen Thanh trung 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • so sánh chiều của lực ma sát so với chiều chuyển động của vật

      bởi Choco Choco 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ngược chiều

      bởi bùi thị huyên 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • người ta dùng 1 lực 400 N để kéo 1 thùng hàng lên cao 1 mét bằng mặt phẳng nghiêng dài 4 m biết khối lượng của vật là 80 kg. tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng

      bởi na na 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • help mehuhungoamngoam

      bởi Nguyễn Anh 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nếu cho 2 quả cầu có cùng thể tích, một quả đặc và một quả rỗng vào nước thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu có bằng nhau không ?

      bởi bach hao 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • do Pquả đặc>Pquả rỗng=> Vđặc >Vrỗng(1)

    FA đặc=Vđặc*dn(2)

    FA rỗng=Vrỗng*dn(3)

    từ(1)(2)(3)=>FA đặc>FA rỗng

    =>lực dẩy ac-si-mét tác dụng lên hai quả cầu không bằng nhau

      bởi Hồng Hồng 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khi xây nhà người ta thường xây móng thường có bản dày hơn tường nhà ? Tại sao lại không dúng chất nổ đánh bắt cá ? Khi điều khiển phương tiện gaio thông tại sao lại không được đi quá nhanh? Đề bảo vệ tốt cho động cơ xe máy ta cần tra dầu nhớt theo đinh kỳ , hãy giải thích việc làm đó

    m.n giúp mình với !!!!!!

      bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a/ Giảm áp suất tác dụng lên sàn nhà , tránh lõm

    b/ko bít

    c/Ko đc đi quá nhanh vì tránh tai nạn và khi xe phanh đột ngột , sẽ giảm bị ngã ( vì có quán tính)

    d.Để làm giảm ma sát , tăng độ trơn.

      bởi Nguyễn thị cẩm vy 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khúc gỗ hình lập phương có cạnh 0,4m và có khối lượng 40kg.

    A) Tính lực đẩy FA tác dụng lên khúc gỗ khi nhấn chìm xuống nước ?

    B) Khúc gỗ nổi hay chìm ? Vì sao ?

    C) Nếu nổi hãy tính chiều cao phần gỗ nổi ?

    ^^ Cảm ơn nhiều nhé ~!

      bởi Trần Thị Trang 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Ta có :

    Trọng lượng riêng của gỗ (dgỗ) là 8000 N/m3

    và Vkhúc gỗ = (0,4)3 = 0,064 (m3)

    => FA = dgỗ . Vkhúc gỗ = 8000 . 0,064 = 512 (N)

    b) Khúc gỗ sẽ nổi vì dnước > dgỗ ( 10000 N/m3 > 8000 N/m3)

    => FA > Pkhúc gỗ


     

      bởi Thảo My 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giúp tớ nhé :') Cảm ơn trước.

    Hai người xuất phát từ 2 địa điểm A và B cách nhau 27km, đi cùng chiều. Người đi từ A đi với vận tộc V1 = 12,5 m/s. Người đi từ B với vận tốc V2 = 36 km/h.

    a) Ai đi nhanh hơn ? Vì sao ?

    b) Sau bao lâu thì người đi từ A đuổi kịp B ? Xác định vị trí gặp nhau.

    ^^ Tớ chịu ý B. :v

      bởi Sasu ka 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 12,5m/s=45km/h

    a)người đi từ A nhanh hơn do v1>v2(45>36)

    b)ta có:

    khi người A đuổi kịp người B thì:

    S1-S2=27

    \(\Leftrightarrow v_1t_1-v_2t_2=27\)

    \(\Leftrightarrow45t_1-36t_2=27\)

    mà t1=t2 nên:

    \(9t_1=27\Rightarrow t_1=3h\)

    \(\Rightarrow S_1=135km\)

    vậy sau 3h người A đuổi kịp người B và vị trí gặp nhau cách A 135km

      bởi Nguyễn Bích Hồng 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vật có khối lượng 682,5g làm bằng chất có khối lượng riêng 10g/cm3 đc nhúng hoàn toàn trong nước . Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu

      bởi bach hao 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi 682,5 g = 0,6825 kg.

    10g/cm3 = 10000 kg/m3.

    Thể tích của vật là:

    D = \(\frac{m}{V}\) -> V = \(\frac{m}{D}=\frac{0,6825}{10000}=0,00006825\) (m3).

    Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:

    FA = d x V = 10000 x 0,00006825 = 0,6825 (N).

      bởi Trần Uyên 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • quán tính và ứng dụng của quán tính để giải thích 1 số hiện tượng trong đời sống?

     

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • dưới tác dụng của các lực cân bằng, một đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính
    VD: +khi đi trên xe buýt xe đang chạy mà dừng đột ngột sẽ làm cho hành khách lao về phía trước đó là do quán tính
    + khi đang đi thì vấp phải hòn đá ta sẽ ngã về phía trước là do quán tính

      bởi Nguyễn Phước 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần giảm ma sát?

    A. Phanh xe để xe dừng lại B.Khi đi trên nền đất trơn C.Khi kéo vật trên mặt đất D.Để ô tô vượt qua chỗ lầy

    2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

    A.Thổi hơi vào bong bóng, bong bóng phồng lên B.Qủa bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nó phông lên C.Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ D.Hút nước từ cốc nước vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ

    3.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần tăng ma sát?

    A.Các chi tiết máy bị bào mòn B.Trượt băng nghệ thuật C.Sàn nhà trơn trượt D.Cả A,B và C

    4.Khi xe chuyển động đều thì lực ma sát trượt giữa bánh xe với mặt đường:

    A.cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

    B.cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

    C.khác phương, cùng chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

    D.khác phương, ngược chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

      bởi Bi do 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần giảm ma sát?

    A. Phanh xe để xe dừng lại

    B.Khi đi trên nền đất trơn

    C.Khi kéo vật trên mặt đất

    D.Để ô tô vượt qua chỗ lầy

    2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

    A.Thổi hơi vào bong bóng, bong bóng phồng lên

    B.Qủa bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nó phông lên

    C.Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ

    D.Hút nước từ cốc nước vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ

    3.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần tăng ma sát?

    A.Các chi tiết máy bị bào mòn

    B.Trượt băng nghệ thuật

    C.Sàn nhà trơn trượt

    D.Cả A,B và C

    4.Khi xe chuyển động đều thì lực ma sát trượt giữa bánh xe với mặt đường:

    A.cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

    B.cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

    C.khác phương, cùng chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

    D.khác phương, ngược chiều, cùng cường độ với lực kéo của động cơ

      bởi Nguyen Huyen 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi xe máy đang chuyển động đều trên mặt phẳng nằm ngang thì áp lực do xe máy tác dụng lên mặt đường có độ lờn = bao nhiều?

      bởi Thanh Nguyên 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi xe máy đang chuyển động đều trên mặt phẳng nằm ngang.

    => Xe chuyển động vuông góc với mặt đường.

    => Áp lực do xe máy trên mặt đường có độ lớn bằng trọng lượng của xe máy đó.

      bởi Tuấn Tuấn 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc 1 bộ áo giáp

      bởi Nguyễn Phương Khanh 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp.Vì:
    -Trong cơ thể của con người, và cả trong máu của con người đều có không khí.
    -Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển.Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.
    -Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết.
    - Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.
     

      bởi Trần Quyên 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Câu nhận xét nào sau đây là đúng?

    • Chỉ khi vật bị nhúng trong chất khí thì mới chịu lực đẩy Acsimet.

    • Chỉ khi vật bị nhúng trong chất lỏng thì mới chịu lực đẩy Acsimet.

    • Khi vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí thì chịu lực đẩy Acsimet

    • Chỉ khi vật đặt trên mặt đất thì mới chịu lực đẩy Acsimet.

    Câu 2:

    Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm hoàn toàn trong dầu. So sánh lực đẩy Acsimet lên hai quả cầu ta thấy

    • lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau.

    • lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu rỗng lớn hơn

    • lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu đặc lớn hơn

    • lực đẩy Acsimet lên quả rỗng rất lớn so với quả đặc

    Câu 3:

    Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

    • Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

    • Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

    • Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người tăng.

    • Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

    Câu 4:

    Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có cùng khối lượng được nhúng chìm trong nước. Biết khối lượng riêng của gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của sắt. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn.

    • Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật không so sánh được.

    • Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn.

    • Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật bằng nhau.

    Câu 5:

    Phát biểu nào dưới đây là đúng?

    • Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để giảm áp suất khi cắt, thái,...được dễ dàng.

    • Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn đất.

    • Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất.

    • Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua.

    Câu 6:

    Phát biểu nào dưới đây là đúng?

    • Lực đẩy Acsimet luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

    • Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.

    • Lực đẩy Acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

    • Lực đẩy Acsimet có điểm đặt ở vật.

    Câu 7:

    Trong một máy thủy lực, người ta dùng một lực 3000N để nâng một chiếc xe nặng 9 tấn. Khi đó, pittông lớn có tiết diện gấp bao nhiêu lần tiết diện pittông nhỏ?

    • 15 lần

    • 20 lần

    • 40 lần

    • 30 lần

    Câu 8:

    nhôm, có trọng lượng riêng chì trọng lượng riêng được thả vào một bể nước. So sánh độ lớn lực đẩy Acsimet thấy

    • độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai khối chì lớn hơn

    • độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai khối là khác nhau

    • độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối nhôm lớn hơn

    • độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai khối là bằng nhau

    Câu 9:

    Một quả cầu bằng sắt có thể tích được nhúng chìm trong dầu, biết khối lượng riêng của dầu là

      bởi Suong dem 20/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.c

    2.A

    3.b

    4.A

    5.c

    6.d

    7.d

    8.d

    9.a

    10.A

      bởi Vũ Thành Trung 20/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON