YOMEDIA
NONE

Tính khối lượng thanh kim loại AB đồng chất tiết diện đều được đặt lên một giá thí nghiệm ?

Một thanh kim loại AB đồng chất tiết diện đều được đặt lên một giá thì nghiệm tại điêm O, đầu B treo một quả cầu hợp kim thể tích 1dm3 thì thanh AB thăng bằng.

a) tính khối lượng thanh AB cho biet KLR của hợp kim là 8,9g/m3, OA = 11/OB.

b) Nhúng quả cầu hợp kim vàu nước thì thanh AB mất cân bằng. Cần dịch chuyển giá thí nghiệm về phía nào và dịch bao xa để khôi phục sụ cân bằng. cho AB = 120 cm

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (39)

  • VC = 1dm3 = 10-3m3 ; OA = 11OB ; D = 8,9g/cm3 = 8900kg/m3.

    a) Hình vẽ:

    Cơ học lớp 8

    Thanh AB là một đòn bẩy có điểm tựa tại O. Các lực tác dụng lên thanh AB:

    - Trọng lượng thanh AB kí hiệu là PAB có điểm đặt tại trung điểm G của thanh AB, cánh tay đòn là OG.

    - Trọng lượng của quả cầu hợp kim cũng chính là lực căng của sợi dây, kí hiệu là PC, có điểm đặt tại điểm B, cánh tay đòn là OB.

    Trọng lượng của quả cầu hợp kim:

    \(P_C=10.D.V_C=10.8900.10^{-3}=89\left(N\right)\)

    Gọi a là độ dài đoạn OB. Ta có:

    \(OB+OA=AB\Rightarrow a+11a=AB\Rightarrow AB=12a\\ \Rightarrow GB=\dfrac{AB}{2}=6a\\ OG=GB-OB=5a\)

    Vì đòn bẩy cân bằng nên ta có điều kiện cân bằng của đòn bẩy:

    \(P_{AB}.OG=P_C.OB\Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{P_C}=\dfrac{OB}{OG}\\ \Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{89}=\dfrac{a}{5a}=\dfrac{1}{5}\\ \Rightarrow P_{AB}=\dfrac{89}{5}=17,8\left(N\right)\)

    Vậy khối lượng thanh AB là: \(m_{AB}=\dfrac{P_{AB}}{10}=1,78\left(kg\right)\)

    b) Hình vẽ:

    Cơ học lớp 8

    Khi nhúng ngập quả cầu hợp kim vào nước thì có lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu theo hướng từ dưới lên, làm cho thanh AB không còn cân bằng nữa và bị nghiêng về phía A. Muốn thanh AB cân bằng trở lại thì phải dịch chuyển giá thí nghiệm (điểm O) về phía điểm A, gọi độ dài đoạn cần dịch cuyển là x, vị trí mới của giá thí nghiệm là O'. Lúc này điểm tựa của đòn bẩy AB là ở O'.

    Lực tác dụng lên đầu B của thanh AB là:

    \(F=P_C-F_A=P_C-d_n.V_C=89-10^4.10^{-3}=79\left(N\right)\)

    Theo câu a thì AB = 12a và đề cho thêm AB = 120cm

    \(\Rightarrow a=\dfrac{AB}{12}=\dfrac{120}{12}=10\left(cm\right)\\ \Rightarrow O'B=OO'+OB=x+10\\ \Rightarrow O'G=GB-O'B=\dfrac{AB}{2}-x-10=60-x-10\)

    Đòn bẩy AB cân bằng nên ta có:

    \(P_{AB}.O'G=F.O'B\\ \Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{F}=\dfrac{O'B}{O'G}\Rightarrow\dfrac{17,8}{79}=\dfrac{x+10}{50-x}\\ \Rightarrow890-17,8x=79x+790\\ \Rightarrow100=96,8x\\ \Rightarrow x\approx1,033\left(cm\right)\)

    Vậy để thanh AB trở lại cân bằng thì cần dịch giá thí nghiệm về phía A một đoạn 1,033cm.

    Kết quả chỉ là tương đối thôi.

      bởi Nguyễn Quốc Thái 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Thế năng hấp dẫn là gì? thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào j ?

      bởi Bo Bo 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so vs mặt đất hoặc 1 vị trí khác đc chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn

    nó phụ thuộc vào khối lượng của vật và độ cao của vật so vs vật đc chọn làm mốc

    khối lượng của vật càng lớn và độ cao càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn

      bởi nguyễn thịnh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Viết công thức tính công suất ? Nói công suất cảu ô tô là 7500W có nghĩa như thế nào ?

    nói công suất của quạt là 60W có nghĩa như thế nào ?

      bởi Lan Anh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Công thức tính công suất là:

    \(P=\dfrac{A}{t}\)

    trong đó P là công suất đơn vị là W (oát)

    A là công thực hiện được, đơn vị là J (jun)

    t là thời gian thực hiện được công đó, đơn vị là s (giây)

    Nói công suất của ôtô là 7500W cóa nghĩa là trong một giây ôtô có thể thực hiện được một công có dộ lớn là 7500 J.

    Nói công suất của máy quạt là 60W có nghĩa là trong 1 giây máy quạt có thể thực hiện được một công có độ lớn là 60J.

      bởi Lê Thị Kim Thoa 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài thi số 3

    18:57
    Câu 1:

    Trong hình vẽ dưới đây biểu diễn vec tơ lực kéo . Mô tả nào sau đây là đúng về các yếu tố của véc tơ ?

    • Có phương hợp với phương nằm ngang một góc , chiều từ phải sang trái, độ lớn 40N

    • Có phương hợp với phương thẳng đứng một góc , chiều từ dưới lên trên, độ lớn 8 N

    • Có phương hợp với phương nằm ngang một góc , chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 8 N

    • Có phương hợp với phương nằm ngang một góc , chiều từ dưới lên trên, độ lớn 40N

    Câu 2:

    Cho hai lực và lực được biểu diễn như hình vẽ dưới đây. Hợp lực tác dụng lên vật bằng bao nhiêu?

    • 50N

    • 30N

    • 70N

    • 20N

    Câu 3:

    Khi xe đạp chuyển động lực ma sát nào là có ích?

    • Ma sát của má phanh với vành xe khi xe xuống dốc.

    • Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau.

    • Ma sát giữa các chi tiết máy với nhau.

    • Ma sát của má phanh với vành xe khi xe lên dốc.

    Câu 4:

    Sau khi dừng lại ở ngã tư đèn đỏ, lúc đèn xanh bật lên các xe máy thường tăng tốc nhanh hơn ô tô. Nguyên nhân là vì

    • xe ô tô có bốn bánh nên độ bám chắc hơn xe máy có hai bánh

    • xe máy khối lượng nhỏ hơn nên quán tính nhỏ, dễ thay đổi vận tốc trong thời gian ngắn

    • xe máy tăng ga trước xe ô tô

    • xe máy có động cơ khỏe tạo ra công suất lớn hơn công suất của động cơ ô tô

    Câu 5:

    Đặt một vật nặng hình hộp có khối lượng 40 kg lên một mặt phẳng nghiêng dài 4m, cao 1m. Áp lực do vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng là

    • 100N

    • 400N

    Câu 6:

    Một vật chuyển động theo hai giai đoạn liên tiếp. Đồ thị vận tốc theo thời gian được biểu diễn như hình vẽ dưới đây. Thông tin nào sau đây là sai?

    • Quãng đường vật đi được từ giây thứ 4 đến giây thứ 12 là 48m.

    • Vận tốc của vật tại giây thứ 10 là 6m/s.

    • Giai

      bởi Huong Duong 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì time có giới hạn với lại mình chỉ làm mấy câu mà mình biết làm, mong bạn thông cảm.

    Câu 9:

    Ta có:

    s= \(\left(\frac{d}{2}\right)^2.3,14=\left(\frac{2,5}{2}\right)^2.3,14=4,90625\left(cm^2\right)\)

    Áp dụng công thức máy dùng chất lỏng, ta được:

    \(\frac{F}{S}=\frac{f}{s}\\ =>S=\frac{F.s}{f}=\frac{35000.4,9065}{100}\approx1717\left(cm^2\right)\)

    Câu 8:

    v1= 15km/h

    v2=32000cm/h= 0,32km/h

    v3= 120000cm/phút= 7200000cm/h=72km/h

    v4= 108000km/h

    v5= 120m/s=432000m/h=43,2km/h

    => Sắp xếp tăng dần: v2;v1;v3;v5;v4.

      bởi Nguyễn Lan 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Treo một vật ngoài không khí thì số chỉ lực kế là , nhúng vật vào trong nước thì số chỉ lực kế là . Kết quả nào sau đây là đúng?

    Câu 2:

    Một vật có trọng lượng P được thả vào chất lỏng, lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là .Vật nổi lên khi

    Câu 3:

    Trong hình vẽ dưới đây biểu diễn vec tơ lực kéo . Mô tả nào sau đây là đúng về các yếu tố của véc tơ ?

    • Có phương hợp với phương nằm ngang một góc , chiều từ phải sang trái, độ lớn 40N

    • Có phương hợp với phương thẳng đứng một góc , chiều từ dưới lên trên, độ lớn 8 N

    • Có phương hợp với phương nằm ngang một góc , chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 8 N

    • Có phương hợp với phương nằm ngang một góc , chiều từ dưới lên trên, độ lớn 40N

    Câu 4:

    Hiện tượng nào dưới đây liên quan đến áp suất khí quyển?

    • Các hiện tượng đã nêu đều liên quan đến áp suất khí quyển.

    • Các bình pha trà đều có một lỗ nhỏ ở nắp để rót nước ra dễ dàng hơn.

    • Dùng ống hút nước vào miệng.

    • Bẻ một đầu ống nước cất dùng để tiêm rồi cầm ống dốc ngược xuống nhưng nước trong ống không chảy ra.

    Câu 5:

    Đặt một vật nặng hình hộp có khối lượng 40 kg lên một mặt phẳng nghiêng dài 4m, cao 1m. Áp lực do vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng là

    • 100N

    • 400N

    Câu 6:

    Trong h&ig

      bởi Bo bo 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 d

    2 b

    5c

    8 b

      bởi Ngọc Chinh 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D= 10,5g/m3 được nhúng hoàn toàn vào nước

    a, tìm thể tích của vật

    b, tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước= 10000 N/m3

    c, nếu thả vật đó vào thủy ngân thì vật nổi hay chìm? vì sao? cho trọng lượng riêng của thủy ngâ là 130000N/m3

      bởi truc lam 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi : 4200 g = 4,2 kg

    10,5 g/m3 = 10500 kg/m3.

    a)Thể tích của vật là :

    D = \(\frac{m}{V}\) -> V = \(\frac{m}{D}=\frac{4,2}{10500}=0,0004\left(m^3\right)\)

    b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là :

    FA = d x V = 10000 x 0,0004 = 4 (N).

    c) Vật đó nổi lên vì d Thủy ngân > d Vật

      bởi hoang thi viet hang 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • phát biểu định luật về công ?

      bởi Hoàng My 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.


      bởi nguyenthanh huyen 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Một tà ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2

    a, Tàu nổi lên hay lặn xuống? vì sao khẳng định được như vậy?

    b, Tính độ sâu của tàu ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3

    Bài 2: Một bình thông nhau có hai nhánh chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh thì thấy hai mặt thoáng chênh lệch nhau 18cm .Tính độ cao cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển và của xăng là 10300 N/m3 và 7000 N/m3

      bởi Phan Thiện Hải 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1:

    a) Tàu đang nổi lên. Ta khẳng định được như vậy do áp suất chất lỏng được viết bởi công thức: \(p=d.h\Rightarrow\) \(p\)\(h\) tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ \(d\). Mà \(d\) ở 2 địa điểm trên bằng nhau => Ở áp suất \(2,02.10^6N\)/\(m^2\) thì độ sâu sẽ sâu hơn ở áp suất \(0,86.10^6N\)/\(m^2\).

    b) Áp dụng công thức tinh áp suất chất lỏng: \(p=d.h\Rightarrow h=\frac{p}{d}=\frac{p}{10300}\)

    Gọi \(h_1;h_2\) lần lượt là độ sâu của tàu ở áp suất \(2,02.10^6N\)/\(m^2\) và ở áp suất \(0,86.10^6N\)/\(m^2\).

    => \(h_1=\frac{2,02.10^6}{10300}\approx196,1\left(m\right);h_2=\frac{0,86.10^6}{10300}\approx83,5\left(m\right)\)

    Bài 2: Tóm tắt

    \(h=18cm\)

    \(d_2=10300N\)/\(m^3\)

    \(d_1=7000N\)/\(m^3\)

    ______________

    \(h_1=?\)

    Giải

    Hỏi đáp Vật lý

    Ta có: \(p_A=p_B\Rightarrow d_2.h_2=d_1.h_1\Rightarrow d_2.\left(h_1-h\right)=d_1.h_1\Rightarrow10300h_1-7000h_1=10300h\)

    \(\Rightarrow3300h_1=10300.18\Rightarrow h_1\approx56,19\left(cm\right)\)

      bởi Michelle Selina 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp một đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn.Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường

    Bài 2: Một vận chuyển động từ A đến B, trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc trung bình 5m/s, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc 3m/s. Tính vận tốc trung bình của vật trên toàn bộ quãng đường AB

      bởi Bo bo 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2) Gọi s là quãng đường AB

    t1 là thời gian đi trên nửa quãng đường đầu

    t2 là thời gian đi trên nửa quãng đường sau

    s1 là nửa quãng đường đầu.

    s2 là nửa quãng đường sau

    s1 = s2 = \(\frac{s}{2}\)

    Thời gian xe chạy trên nửa quãng đường đầu là:

    t1 = \(\frac{s_1}{v_1}=\frac{s}{2.5}=\frac{s}{10}\)(s)

    Thời gian xe chạy trên nửa quãng đường sau là:

    t2 = \(\frac{s_2}{v_2}=\frac{s}{2.3}=\frac{s}{6}\)(s)

    Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là :

    \(v_{tb}=\frac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\frac{s}{\frac{s}{10}+\frac{s}{6}}=\frac{1}{\frac{1}{10}+\frac{1}{6}}=3,75\)(m/s)

      bởi Lê Thanh Nhật 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ví dụ thực tế về một vật không có cơ năng

      bởi Mai Thuy 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vd bàn, bảng, bút,...

      bởi Trần thị lan Anh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một miếng nhôm khối lượng 0.5kg ở nhiệt độ ban đầu t1=80*C vào lít nước ở t2=20*C. Biết NDR của nhôm là C1=880J/Kg.K; của nước C2=4200J/Kg.K

    a) Tính nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt ?

    b) Sau đó cho vào hỗn hợp đó 1 miếng đồng khối lượng 0.5kg được nung nóng tới nhiệt độ t3=60*C. Tính nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp. Biết NDR của đồng là C3=380J/Kg.K và chỉ có các chất trao đổi nhiệt với nhau

      bởi cuc trang 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mấy lít nc bạn

      bởi Nguyễn tùng chi 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thanh AB đồng chất có tiết diện đều, có chiều dài l= 40cm có thể quay quanh một trục cố định nằm ngang đi qua điểm Ở trên thành với OB= 3OA. Đầu B của thành chạm vào đáy của một cái chậu nằm ngang không có nước. Khi thanh cân bằng thì góc hợp giữa thành và phương ngang a= 30 độ. người ta đổ nước vào chậu cho đến khi thanh bắt nổi. (Đầu B không còn tựa tên đáy chậu.)

    a) Tìm độ cao nước cần đổ vào chậu ( tính từ đáy đến mặt thoáng) biết khối lượng riêng của thanh AB và nước lần lượt là 1120kg/m^3; 1000kg/m^3.

    b) Thay chất lỏng bằng một chất lỏng khác. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng thỏa mãn bài toán.

    Bn nào bit làm giải hộ mik vs!!!

      bởi An Nhiên 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ðể hiểu dc thì bạn câ`n che´p va`o tập theo trình tự của mình và vận dụng khả năng của bạn nha! Hi hi lúc save mình bị lỗi font nên hơi khó nhìn! O A B H â

    - Ðiểm I là mực nước để thanh bắt đầu nổi
    - x là đoạn thẳng phâ`n thanh kim loại kia bị ngập chìm ( x<OB) và x=IB.
    - Thanh chịu tác dụng của trọng lượng P ỏ trung điểm M của AB (MH la` ca´nh tay do`n cu?a P) va` chi?u lu?c Fa ta?i trung diê?m N cu?a IB (NK la` ca´nh tay do`n cu?a Fa).
    Theo diê`u kiê?n cân ba`ng cu?a do`n bâ?y thi` P.MH=Fa.NK (1) => D.S.AB.MH=Dn.S.x.NK => D.l.MH=Dn.x.NK
    => x=D/Dn . MH/NK . l (2)
    - Xe´t ca?p tam gia´c dô`ng da?ng OMH va` ONK ta co´ MH/NK=OM/ON ma` OM = AM-OA= 20-10= 10cm va` ON=OB-NB=30-x/2= (60-x)/2
    Thay MH va` NK va`o (2) => x=D/Dn . 10/(60-x)/2 . l => x = D/Dn . 20/(60-x) . l => x = 22.4/(60-x).l
    => x^2-60x + 896 = 0 . To´i dây ba?n gia?i phuong tri`nh bâ?c 2 la` ra x=28cm
    - Xe´t tam gia´c vuông IBE ta co´ IE=IB.sin30=28.sin30= 14 cm
    Va` EI la` mu?c nuo´c dâng tu` da´y lên dê? thanh ba´t dâ`u nô?i

    b) Xe´t x=D/Dn . MH/NK . l ta thâ´y dê? biê´t tro?ng luo?ng riêng châ´t lo?ng tô´i thiê?u câ`n la` bao nhiêu thi` mu?c nuo´c dâng tô´i da dê´n O ( ca´i na`y thi` nhi`n va`o công thu´c do Dn na`m o? mâ~u nên ca`ng nho? thi` x ca`ng lo´n) va` x=OB=30cm
    Thay x=30 va`o va` ti`m MinDn.

      bởi Hoàng Sa 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhóm h.s gồm ba người: Xuân, Thu và Đông tham dự trại hè bằng xe đạp thể thao lần lượt xuất phát từ cổng trường. Lúc 6h sáng Xuân rời khỏi trường đi đến trại hè với vận tốc 25km/h. Lúc 7h, Thu cũng đi theo cùng một đường với Xuân với vận tốc 15km/h. Đến 8h thì Đông cũng đi từ cổng trường theo cùng một đường với hai người bạn kia với vận tốc 40km/h.
    Hỏi đến mấy giờ thì Đông sẽ cách đều hai bạn đi trước và cách mỗi người bao nhiêu xa?

    Giúp mình nhanh nhé thanks

      bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đáp số :

    9 giờ 37 phút 30 giây

    Cách nhau 25,625km

      bởi Trần Đình 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối hộp đặc đồng chất, không thấm nước, có dạng hình lập phương cạnh a=20cm. Thả khối hộp vào một bể nước rộng, khi cân bằng một nửa khối hộp chìm trong nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0 = 1000 kg/m3.

    1. Tính khối lượng riêng D của chất làm khối hộp.

    2. Đặt nhẹ một vật khối lượng m lên trên mặt khối hộp, khi cân bằng phần nổi của khối hộp trên mặt nước có thể tích bằng 1/4 thể tích khối hộp. Tính m.

      bởi Ban Mai 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Khối hợp cần bằng là do trọng lực cân bằng với lực đẩy Ác si mét :

    \(F_A=P_{h\text{ộp}}\Leftrightarrow10.D_0.\frac{V}{2}=10.D.V\leftrightarrow D=\frac{D_0}{2}=500\frac{kg}{m^3}\)

    b) Hệ cần bằng là do trọng lực của hộp và của vật cân bằng với lực đẩy Ác-si-mét :

    \(\frac{F'}{A}=P_{h\text{ộp}}+P_{v\text{ật}}\\ 10.D_n.\frac{3V}{4}=10.D.V+10.m\leftrightarrow m=2kg\)

    Chúc bạn học tốt!!!

      bởi Nguyễn Sỹ Cảnh Hưng 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vật có khối lượng 4000g và có trọng lượng riêng là 10,5g/cm2 được nhúng hoàn toàn vào nước.

    a. tìm thể tích của vật

    b. tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m2

    c. nếu thả vật đó vào thủy ngân thì vật chìm hay nổi? tại sao? cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 130000N/m2

      bởi Hoai Hoai 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề của bạn, cái chỗ trọng lượng riêng là 10,5g/cm2 mình thấy sai sai thế nào ấy bạn :), sửa lại là "có khối lượng riêng là 10,5g/cm3" nhé.

    Đổi 4000 g = 4 kg ; 10,5g/\(cm^3\)=10500\(kg\)/\(m^3\).

    a) Thể tích của vật đó là :

    \(D=\dfrac{m}{V}\Rightarrow V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{4}{10500}=\dfrac{1}{2625}\left(m^3\right)\)

    b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi thả trong nước là :

    \(F_{An}=d_n.V=10000\cdot\dfrac{1}{2625}\approx3,8\left(N\right)\)

    c) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi thả vào thủy ngân là :

    \(F_{Atn}=d_{tn}\cdot V=130000\cdot\dfrac{1}{2625}\approx49,5\left(N\right)\)

    Trọng lượng của vật là :

    \(P=10\cdot m=10\cdot4=40\left(N\right)\)

    Ta thấy \(P< F_{Atn}\Rightarrow\) Vật đó sẽ nổi trên mặt thủy ngân.

      bởi nguyễn thị lộc 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Nhà Bình có trọng lượng là 300N, diện tích tiếp xúc của bàn chân với mặt sàn là 0,02m2. Tính áp suất do bạn ấy tác dụng lên mặt sàn

    2. Một vật có thể tích là 100cm^3 được thả chìm vào trong nước. Hãy tính lục đẩy Ac si mét tác dụng vào vật đó. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m^3

    (MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA)

     

      bởi thu hằng 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. p =f/s = 300/2.0,02 = 7500N (bình đứng 2 chân)

    2.pa = d.v = 10000.0,0001= 1N

      bởi Đặng Yến 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi thiết kế đập chắn nước, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì phương án nào trong các phương án dưới đây là hợp lí?

    • Phương án d

    • Phương án b

    • Phương án c

    • Phương án a

    Câu 2:

    Có 2 viên gạch giống hệt nhau được đặt trên mặt đất nằm ngang như sau: Hình A đặt nằm ngang, hình B đặt thẳng đứng. Áp suất của trường hợp nào sinh ra trên mặt đất lớn hơn?

    • Cả 2 trường hợp áp suất là bằng nhau

    • Áp suất trường hợp B nhỏ hơn áp suất trường hợp A 2 lần

    • Trường hợp B

    • Trường hợp A

    Câu 3:

    Tại sao các vận động viên nhảy cao và nhảy xa lúc rơi xuống tiếp đất phải co hai chân lại?

    • Co chân lại do phản xạ tự nhiên của con người

    • Theo quán tính, co hai chân lại thì tạo thêm được quãng đường để hãm cho vận tốc giảm từ từ, nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất, tránh chấn thương

    • Theo quán tính, co chân lại để bay được cao hơn, xa hơn

    • Khi co chân vận động viên tạo thêm được sức mạnh

    Câu 4:

    Kết luận nào sau đây không đúng đối với bình thông nhau?

    • Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

    • Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

    • Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

    • Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

    Câu 5:

    Một chiếc xuồng máy chạy xuôi dòng trên sông từ bến A đến bến B. Biết AB = 18 km . Vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 20 km/h. Nước chảy với vận tốc 4 km/h. Sau bao lâu xuồng đến bến B?

    • 15 phút

    • 45 phút

    • 20 phút

    • 30 phút

    Câu 6:

    Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ , một lúc sau áp kế chỉ . Nhận xét nào sau đây là đúng?

    • Tàu đang lặn xuống

    • Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang

    • Tàu đang từ từ nổi lên

    • Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

    Câu 7:

    Một bình chứa hai chất lỏng, lớp phía trên là cột dầu cao 5 cm và có = , lớp dưới là cột nước cao 10 cm có = . Áp suất gây ra ở đáy bình là

    • 14000 Pa

    • 140 Pa

    • 1400 Pa

    • 140000 Pa

    Câu 8:

    Cho trọng lượng riêng của

      bởi Mai Trang 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 là c nha bạn

      bởi Huỳnh Yến 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một quả cầu sắt có khối lượng 156g. biết khối lượng riêng của sắt và nước lần lượt là 7.8g/m3 và 1g/m3

    a. tính thể tích của quả cầu sắt

    b.nếu nhúng trong nước thì có trọng lượng là bao nhiêu

     

      bởi Đào Thị Nhàn 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • ta có công thức: D.V=m (ct1)

    Đổi 156g = 0,156kg

    7,8g/m3 = 0,0078kg/m3

    Từ (ct1) => m = 0,156.0,0078 = 0,0012168 m3

    Đổi 0,0012168 m3 = 1216,8 cm3

    câu a thôi, để suy nghĩ câu b

     

      bởi Trần Tuyết Nhi 11/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật làm bằng kim loại nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên 100m 3.nếu treo vật vào lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trong lượng riêng của nước là 10000N/m3

    A: tính lực đẩy acsimet tác dụng lên vật

    B: Xác định khối lượng riêng của chất làm vật

      bởi My Hien 20/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hình như sai đề đó bạn, nước trong bình dâng lên 100 cm3 mới đúng chứ

    Ta có dnước = 10000 N / m3, Vvật = 100 cm3= 0,0001 m3, Pvật = 7,8 N

    a) FA = d .V = 10000 . 0,0001 = 1 N

    b) d = \(\frac{P}{V}\) = \(\frac{7,8}{0,0001}\)= 78000 N /m3

    Mà d = 10 . D ==> D = 7800 kg / m3

      bởi Steven The 20/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa vật có khối lượng 100kg lên cao 1,2m bằng một lực kéo 300N. Biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 5m.Hãy tính :
    a) Công mà người cần thực hiện để đưa vật lên theo phương thẳng đứng
    b) Công mà người thực hiện khi đưa vật lên bằng mặt phẳng nghiêng
    c) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

      bởi Aser Aser 29/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài này hơi khó đó:

    a) Công người cần thực hiện để đưa vật lên theo phương thẳng đứng là:

    A1=P.h=10.m.h=10.100.1,2=1200(J)

    b)Công người cần thực hiện để đưa vật lên bằng mặt phẳng nghiêng là:

    A2=F.s=300.5=1500(J)

    c)Hiệu suất của mặt phằng nghiêng:

    H=A1/A2.100%=1200/1500.100%

    H= 80%

    Hơi giống bn trên nhưng mong bn thông cảm >.<

      bởi vũ hồng quý 29/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON