YOMEDIA
NONE

Tính độ dài quãng đường đi của học sinh đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ là 4,5km/h ?

Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ là 4,5km/h trong thời gian 20 min. Tính độ dài quãng đường đi của học sinh này

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (37)

  • Đổi \(20'=\dfrac{1}{3}h\)

    Độ dài quãng đường đi của học sinh này là:
    \(S=V.t=4,5.\dfrac{1}{3}=1,5\left(km\right)\)

    Vậy độ dài quãng đường của học sinh này đi là:\(1,5\left(km\right)\)

      bởi lê thị thủy tên 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một người đi xe đạp với tốc độ 12km/h từ nhà đến nơi làm việc. Cho biết quãng đường đi của người này là 4km. Tìm thời gian chuyển động

      bởi hà trang 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian người đó chuyển động là:
    \(t=\dfrac{S}{V}=\dfrac{4}{12}=\dfrac{1}{3}h=20'\)

    Vậy thời gian chuyển động của người đó là:\(20'\)

      bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một máy bay bay từ TP.HCM ra Hà Nội trong thời gian 1h45min. Cho rằng đường bay TP.HCM- Hà Nội dài 1400km. Tính tốc độ( vận tốc) của máy bay ra km/h và m/s
    cần gấp

      bởi Nguyễn Hiền 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vận tốc của máy bay bay từ TPHCM ra Hà Nội là:

    \(\dfrac{1400}{1,75}=800\left(\dfrac{km}{h}\right)\Leftrightarrow\dfrac{5}{18}.800=222,22\left(\dfrac{m}{s}\right)\)

    Chúc cậu học tốt :3 Cái trên là tớ tính theo công thức cô giáo đã cho ạ :)

    ~ Nếu thấy đúng, vui lòng tặng tớ 1 tk nhé?

      bởi Ngọc Minnh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai công nhân, hằng ngày phải chất các thùng sơn, mỗi thùng nặng 500N, lên xe tải, mỗi xe chở được 5 tấn, sàn xe cách mặt đất 0,8m. Một người chủ trương dùng ván nghiêng, rồi đẩy cho thùng sơn lăn lên

    a) Trong hai cách làm này, cách nào lợi hơn về công. Cách thứ nhất có lợi về mặt nào. Cách thứ hai có lợi về mặt nào

    b) Tính công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe.
    Bỏ qua ma sát trong các trường hợp

      bởi Bo Bo 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đầu bài bị thiếu" một người chủ trương khiêng thẳng thùng sơn lên xe". Bạn xem lại nhé mình nghĩ vậy.

    Giải

    a,+ Công trong hai cách làm này là như nhau.

    + Cách thứ nhất có lợi về đường đi

    + Cách thứ hai có lợi về lực

    b,

    Tóm tắt:

    m= 5 tấn= 5000kg

    s= 0.8m

    ---------------------------

    A= ?

    Trọng lượng các thùng sơn mà mỗi công nhân phải đưa lên xe là:

    P= m.10= 5000.10= 50000 N

    Công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy mộ xe là:

    A= P.s= 50000.0.8= 40000 (J)

    Đáp số: 40 000 J

    Mình cũng không chắc lắm. Chúc bạn học tốt

      bởi Trần Tuấn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối kim loại có trọng lượng p=25N,khi treo vật nào lực kế nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ giá trị F=13N
    A, Tính lực đẩy acsi mét của nước tác dụng lên khối kim loại ?
    B, Tính thể tích của khối kim loại.Biết khối lượng riêng của nước là D=1000 kg/m3

      bởi Hoa Hong 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • A,Vì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật bằng số chỉ của lực kế khi vật ngoài không khí trừ đi số chỉ của lực kế khi vật nhúng chìm trong chất lỏng ➜ Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên khối kim loại là:

    FA = Pkk - Pn = 25 - 13 = 12N.

    B,Ta có: dn = 10000N/m3

    Vì thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ chính bằng thể tích của vật đó ➜ Thể tích của khối kim loại là:

    FA = d.V ➜ V = \(\dfrac{FA}{d}\) = \(\dfrac{12}{10000}\) = 0,0012(m3).

      bởi Phạm Thảo 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các bạn làm giúp mình với, mình xin cảm ơn.
    Bài 1: Cuộc đua xe đạp toàn quốc đã khởi tranh với chặng đầu tiên quanh Phố đi bộ Nguyễn Huệ với tổng chiều dài 36km. Tay đua A hoàn thành chặng đua trong 57 phút và về đầu
    a) Chuyển động của A là chuyển động đều hay không đều? Vì sao?
    b) Tốc độ trung bình của tay đua B ở chặng 2 từ TPHCM đi Thị xã Đồng Xoài là 41,58km/h. Vậy A và B ai đi nhanh hơn? Vì sao?
    Bài 2: Một cái bàn gỗ có chân được gắn bánh xe và có khối lượng 50kg. Khi khóa bánh xe chưa mở, bạn Nam dùng sức kéo bàn theo phương ngang, chiều từ phải sang trái và độ lớn là 300N nhưng bàn vẫn đứng yên
    a) Kể tên các lực tác dụng. Biểu diễn véctơ các lực kéo đó.
    b) Khi khóa bánh xe được mở để bánh xe lăn trên sàn thì với lực kéo không đổi, Nam kéo bàn di chuyển dễ dàng, vì sao?
    Bài 3: Một bồn inox cao 1,5m đang chứa đầy nớc. Trọng lượng riêng của nớc là 10000N/m3m3
    a)Tính áp suất do nứớc gây ra đáy thùng
    b)Tính áo suất do nước gây ra tại một điểm cách đáy thùng 10cm
    c)Nếu cùng 1 lúc xả hai vòng thì nước chảy ở vòi nào mạnh hơn? Tại sao?
    Cảm ơn các bạn đã xem và giải bài nhiều lắm <3

      bởi can tu 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2:

    a) các lực tác dụng là: lực kéo, lực hút Trái Đất.

    Ta có : Trọng lượng của cái bàn gỗ là:

    \(P=10.m=10.50=500\left(N\right)\)

    Biểu diễn véctơ các lực kéo :

    F P > > 100N 100N b) Khi khóa bánh xe được mở để bánh xe lăn trên sàn thì với lực kéo không đổi, Nam kéo bàn di chuyển dễ dàng, vì sao?

    Giải thích :

    + Khi khóa bánh xe lại thì lực cản chuyển động của xe lớn nên dù lực kéo có lớn đến đâu thì cũng không thể di chuyển nổi cái bàn.

    + Còn khi mở khóa bánh xe ra thì lực ma sát lăn xuất hiện khiến xe lăn trên sàn với lực kéo không đổi và bạn Nam kéo bàn di chuyển dễ dàng hơn.

      bởi Phạm Ly 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dùng một palăng để đưa một vật nặng 200N lên cao 20cm, người ta phải dùng một lực F kéo dây đi một đoạn 1,6m. Tính lực kéo dây và công đã sinh ra. Giả sử ma sát ở các ròng rọc là không đáng kể.

      bởi sap sua 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi : 20cm = 0,2 m
    Ta có tỉ lệ:\(\dfrac{l}{h}\) =\(\dfrac{1,6}{0,2}\) = 8 (lần) =>Thiệt 8 lần về đường đi
    Vậy sẽ lợi 8 lần về lực
    => Lực kéo dây là: F = 200 : 8 = 25 (N)
    Công đã sinh ra là:A = F.s = 25. 1,6 = 40 (J)

      bởi Sứ Giả Tuyệt Mệnh 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kép một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.

    a) Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

    b) Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

    Chú ý: Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là : H = \(\dfrac{A_1}{A}\).100% = \(\dfrac{Ph}{Fl}\).100%

    trong đó: P là trọng lượng của vật,

    h là độ cao,

    F là lực kéo vật theo phương mặt phẳng nghiêng

    l là chiều dài mặt phẳng nghiêng

      bởi Anh Trần 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Công có ích của mặt phẳng nghiêng là : \(A_{ic}=Ph=500.2=1000J\)

    Công toàn phần của mặt phẳng nghiêng là :\(A_{tp}=Fl=125l\left(J\right)\)

    Do ko có lực ma sát nên \(A_{ic}=A_{tp}\) \(\Rightarrow1000=125l\Rightarrow l=\dfrac{1000}{125}=8\)(m)

    Vậy chiều dài mặt phẳng nghiêng là 8m

    b) Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là :

    \(H=\dfrac{A_{ic}}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{Ph}{Fl}.\%=\dfrac{1000}{150.8}.100\%\approx83,3\%\)

      bởi Nguyễn Thi Phương Thoa 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tại sao vận động viện cử tạ có thể nâng đc tạ nặng gấp đôi cơ thể đứa nào giúp t ms

      bởi minh thuận 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các nhà khoa học khi nghiên cứu về công năng vận động của cơ bắp đã phát hiện thấy: khi cơ bắp co lại, các sợi cơ từ dài biến thành ngắn, từ mảnh biến thành thô; quá trình đó sẽ phát sinh ra một lực lớn, trong vật lý gọi là sản sinh công. Đồng thời với việc sinh ra lực, cơ bắp cũng tiêu hao một năng lượng lốn trong cơ thể.

    Đương nhiên, công do một sợi cơ co lại sinh ra là không đáng kể, nhưng vô số sợi cơ liên kết với nhau khi co lại sẽ sinh ra một công rất lớn.

    => Tóm lại là vận động viên cử tạ có thể nâng được tạ nặng gấp đôi cơ thể vì các sợi cơ liên kết với nhau khi co sẽ sinh ra một công lớn.

    => Vận dụng kiến thức về công cơ học .

      bởi Phương ThảO 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chiều cao tính từ đáy tới miệng 1 cái ống nhỏ là 140 cm .Người ta đỏ nước vào ống sao cho mặt nước cách miệng ống 25cm , tính áp suất do nước tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách miệng ống 100cm ( biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3)

      bởi Tran Chau 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi: 140cm=1,4m ; 25cm=0,25m;100cm=1m

    Chiều cao cột nước trong ống là:

    h1=h-h2=1,4-0,25=1,15(m)

    Áp suất do nước tác dụng lên đáy ống là:

    p=h.d=1,15.10000=11500(Pa)

    chiều cao từ điểm A đến mặt nước là:

    hA=1-h2=1-0,25=0,75(m)

    Áp suất do nước tác dụng lên điểm A là:

    pA=hA.d=0,75.10000=7500(Pa)

      bởi Đoàn Ân 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 2:từ điểm A đến điểm B,một ô tô chuyển động đều với vận tốc v1.Đến B ô tô quay về A,ô tô cũng chuyển động đều nhưng với vận tốc và v2.xác định vận tốc trung bình của chuyển động cả đi lẫn về theo công thức nào sau đây ?
    A.Vtb =v1+v2 / 2
    B.Vtb=2v1v2/v1+v2
    C.Vtb=v1v2/v1+v2
    D.Vtb=2v1/v1+v2

      bởi Phan Thiện Hải 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phải lấy tổng quãng đường chia cho tổng thời gian đi để ra vận tốc trung bình chứ bạn !!

      bởi Trần Quyên 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 1: 1 ca nô đi ngang sông từ A đến B,với AB=400 m .do nước chảy nên ca nô đến vị trí C cách B 300m .biết vận tốc của nước chảy là 3m/s .tính thời gian ca nô chuyển động và vận tốc của ca nô so với nước?
    A.t=100s,v=4m/s B.t=50s , v=10m/s C.t=70s, v=4m/s D.Đáp án khác

      bởi An Nhiên 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 ca nô đi ngang sông từ A đến B,với AB=400 m .do nước chảy nên ca nô đến vị trí C cách B 300m .biết vận tốc của nước chảy là 3m/s .tính thời gian ca nô chuyển động và vận tốc của ca nô so với nước

    A.t=100s,v=4m/s

    B.t=50s , v=10m/s

    C.t=70s, v=4m/s

    D.Đáp án khác

      bởi Vũ Thành Trung 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3 và của xăng là 7000N/cm3.

      bởi Lê Nhật Minh 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(\Delta h=18mm=0,018m\)

    \(d_1=10300\)N/m3

    \(d_2=7000\)N/m3

    \(h=?\)

    Gọi chiêu cao của cột xăng là h (m)

    Lấy điểm A nằm trên mặt phân cách giữa xăng và nước biển; điểm B nằm trên nhánh còn lại của bình và nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang với điểm A

    Áp xuất tại điểm A là:

    \(P_A=d_2.h+P_0\) ( \(P_0\)là áp xuất khí quyển)

    Áp xuất tại điểm B là:

    \(P_B=d_1.H+P_0\)

    Vì A và B cùng nằm trên cùng 1 nửa mặt phẳng nằm ngang nên \(P_A=P_B\)

    => \(d_2.h+P_0\)= \(d_1.H+P_0\)

    => \(d_2.h\)= \(d_1.H\left(1\right)\)

    Ta có: \(h-\Delta h=H\) (2) Từ (1) và (2) => \(d_2.h=d_1.\left(h-\Delta h\right)\) => \(7000.h=10300.\left(h-0,018\right)\) => \(7000.h=10300.h-185,4\) => \(3300h=185,4\) => \(h\approx0,0562m=56,2cm\) Vậy chiều cao của cột xăng xấp xỉ 56,2 cm
      bởi Hằng Thu 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc V = 9 km/h. Lực kéo của ngựa là F = 200 N.

    a) Tính công suất của ngựa.

    b) Chứng minh rằng P = Fv.

      bởi hai trieu 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    V= 9km/h

    F= 200N

    _________________________

    a, Hỏi đáp Vật lý=? (J)

    b, Chứng minh rằng P= Fv

    Giải:

    a, Trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo xe đi được là:

    9km=9000m

    Công của lực kéo ngựa trên đoạn đường đó là:

    \(A=F.s=200.9000=1800000\left(J\right)\)

    Công suất của ngựa là:

    Hỏi đáp Vật lý=\(\dfrac{A}{t}=\dfrac{1800000}{3600}=500\left(W\right)\)

    b, Ta có:

    Hỏi đáp Vật lý= \(\dfrac{A}{t}\) => Hỏi đáp Vật lý=\(\dfrac{F.s}{t}=F.\dfrac{v.t}{t}=F.v\)

    Nên Hỏi đáp Vật lý= F.v

    Vậy:......................

      bởi pham anh cuong 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 người đi xe đạp trên 1 đoạn đường dài 1, 2 km hết 6 phút .Sau đó người đó đi tiếp 1 đoạn dường 0,6 km trong 4 phút rồi dừng lại . Tính vận tốc trung bình của người đó ứng với từng đoạn đường và cả đoạn đường ?

      bởi Nguyễn Anh Hưng 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường 1 là:
    \(V_1=\dfrac{S_1}{t_1}=\dfrac{1,2}{\dfrac{1}{10}}=12\)(km/h)

    Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường 2 là:
    \(V_2=\dfrac{S_2}{t_2}=\dfrac{0,6}{\dfrac{1}{15}}=9\)(km/h)

    Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường 1 và 2 là:
    \(V_{tb}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{1,2+0,6}{\dfrac{1}{10}+\dfrac{1}{15}}=10,8\)(km/h)

    Vậy...

      bởi Nguyễn Thanh Tùng 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thùng cao 1,2m đựng đầy nuwocs. Tính áp suất của nuwocs lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m.

      bởi thủy tiên 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cái này mới đúng nek bn

    Gọi điểm đó là điểm A

    khoảng cách từ điểm A lên đến mặt thoáng là

    hA=1,2m-0,4m=0,8m

    Ta có :trọng lượng riêng của nước là d=10000N/m3

    Vậy áp suất của nước lên điểm A là

    PA=d.hA=0,8.10000=8000Pa

    Áp xuất lên đáy bình là P=d.h=10000.1,2=12000Pa

    KL.....hihi bn tự kết luận nhé

      bởi Nguyễn Phương Thịnh 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360 m . Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc V1=5m/s .Nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc V2=3m/s

    a) sau bao lâu vật đến B?

    b) tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB?

      bởi Thuy Kim 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Thời gian vật đi trên nửa đoạn đường đầu là:
    \(t_1=\dfrac{S_{AB}}{2V_1}=\dfrac{360}{2.5}=36\left(s\right)\)

    Thời gian vật đi trên nửa đoạn đường thứ 2 là:
    \(t_2=\dfrac{S_{AB}}{2V_2}=\dfrac{360}{2.3}=60\left(s\right)\)

    Tổng thời gian để vật đi hết quãng đường AB là:
    \(t=t_1+t_2=36+60=96\left(s\right)\)

    b,Vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường là:
    \(V_{tb}=\dfrac{S_{AB}}{t}=\dfrac{360}{96}=3,75\)(m/s)

    Vậy...

      bởi Nguyễn Thị Phương Liên 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một bình có dung tích 500cm3 đựng nước tới 4/5 chiều cao của bình. Thả 1 vật A bằng kim loại vào bình thì thể tích nước tràn ra là 100cm3. Nếu treo vật A vào lực kế thì lực kế chỉ 15,6N.

    a)Tính thể tích vật A .

    b) Tính lực đẩy Ácsimet lên vật .Trọng lượng của nước là 10000N/m3.

    c)Tính trọng lượng riêng của vật

      bởi Spider man 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • b) Đổi: 200cm3 = 0,0002m3

    Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:

    FA = d . V = 10000 . 0,0002 = 2 (N).

    c) Trọng lượng riêng của vật:

    \(d_{vat}=\dfrac{P}{V}=\dfrac{15,6}{0,0002}=78000\left(\dfrac{N}{m^3}\right)\)

    Vậy: ...

      bởi Trần Nhơn 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai xe ô to chuyển động đều, cùng chiều trên 1 đường thẳng. Chúng cùng đi qua 1 vị trí A nhưng không cùng 1 lúc và xe 1 đi qua trước. Biết rằng khi xe 2 tới A thi xe 1 cách A 30km và sau đó khi xe 2 cách A 30km thì xe 1 cách A 50km. Mặt khác thời gian để 2 xe cùng chạy trên 1 đoạn đường dài 1 km thì hơn kém nhau 30s.

    a) Tìm vận tốc mỗi xe.

    b) Sau bao lâu kể từ khi qua A, xe 2 đuổi kịp xe 1

      bởi Chai Chai 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Đổi \(30s=\dfrac{1}{120}h\). Gọi \(t_1,t_2,v_1,v_2\) lần lượt là thời gian xe 1 đi 1km, thời gian xe 2 đi 1km, vận tốc xe 1 và vận tốc xe 2. Vì \(v_1< v_2\)

    \(\Rightarrow t_1>t_2\Rightarrow t_1-\dfrac{1}{120}=t_2\)

    Ta có: \(v_1=\dfrac{1}{t_1}\) (1)

    \(v_2=\dfrac{1}{t_2}=\dfrac{1}{t_1-\dfrac{1}{120}}\) (2)

    Vì khi xe 2 tới A thi xe 1 cách A 30km và sau đó khi xe 2 cách A 30km thì xe 1 cách A 50km => trong cùng một khoảng thời gian, khi xe 1 đi được 20 km (=50-30) thì xe 2 đi được 30km.

    Do đó, ta có: \(\dfrac{20}{v_1}=\dfrac{30}{v_2}\Rightarrow\dfrac{20}{\dfrac{1}{t_1}}=\dfrac{30}{\dfrac{1}{t_1-\dfrac{1}{120}}}\Rightarrow20t_1=30t_1-\dfrac{1}{4}\)

    \(\Rightarrow10t_1=\dfrac{1}{4}\Rightarrow t_1=\dfrac{1}{40}\)

    Thay vào (1) và (2), ta được \(v_1=40\) km/h; \(v_2=60\) km/h

    Vậy vận tốc của xe 1 là 40km/h, vận tốc xe 2 là 60km/h

    b, Ta có, quãng đường xe 1 đi trước xe 2 khi xe 2 đến A là 30km

    Hiệu vận tốc của 2 xe là: \(60-40=20\) (km/h)

    Thời gian xe 2 đuổi kịp xe 1 từ khi qua A là: \(30:20=1,5\) (giờ)

    Vậy sau 1,5 giờ kể từ khi qua A, xe 2 đuổi kịp xe 1

      bởi Lê Quỳnh Minh Thư 15/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF