YOMEDIA
NONE

Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại, hành khách trên xe sẽ như thế nào?

Câu 1: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?

A. Hành khách nghiêng sang phải
B. Hành khách nghiêng sang trái
C. Hành khách ngã về phía trước
D. Hành khách ngã về phía sau

Câu 2: Công thức tính vận tốc là:

A. v = t/s B. v = s/t C. v = s.t D. v = m/s

Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?

A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.
B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.
C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.
D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.

Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. Lực ma sát trượt.
B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát lăn.
D. Lực quán tính.

Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang phải
D. Đột ngột rẽ sang trái.

Câu 6: Đơn vị đo lực là:

A. kg B. lít C. mét D. Niutơn.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (33)

  • Câu 1: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?

    A. Hành khách nghiêng sang phải

    B. Hành khách nghiêng sang trái

    C. Hành khách ngã về phía trước

    D. Hành khách ngã về phía sau

    Câu 2: Công thức tính vận tốc là:

    A. v = t/s

    B. v = s/t

    C. v = s.t

    D. v = m/s

    Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?

    A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.

    B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.

    C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.

    D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.

    Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

    A. Lực ma sát trượt.

    B. Lực ma sát nghỉ.

    C. Lực ma sát lăn.

    D. Lực quán tính

    Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:

    A. Đột ngột giảm vận tốc

    B. Đột ngột tăng vận tốc.

    C. Đột ngột rẽ sang phải

    D. Đột ngột rẽ sang trái.

    Câu 6: Đơn vị đo lực là:

    A. Kg

    B. Lít

    C. Mét

    D. Niutơn.

      bởi Phạm Hiền 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • một chiếc xuồng máy chạy từ bến A đến B cách nhau 120km.Vận tốc của dòng nước khi nước yên lặng là 30km/h.Sau bao lâu xuồng đến B nếu

    a)Nước sông không chảy

    b) Nước chảy từ A đến B với vận tốc 5km/h

      bởi Trịnh Lan Trinh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(s_{AB}=120km\\ v_{xuồng}=30km/h\\ \overline{a)t_B=?}\\ b)v_{nước}=5km/h\\ t'_B=?\)

    Giải:

    a) Khi nước đứng yên thì thời gian xuồng đi đến B là:

    \(t_B=\dfrac{s_{AB}}{v_{xuồng}}=\dfrac{120}{30}=4\left(h\right)\)

    b) Vận tốc di chuyển khi nước chảy là:

    \(v=v_{xuồng}+v_{nước}=30+5=35\left(km/h\right)\)

    Thời gian đi đến B khi nước chảy là:

    \(t'_B=\dfrac{s_{AB}}{v}=\dfrac{120}{35}\approx3,4\left(h\right)\)

    Vậy:....

      bởi Phan Đặng Nguyên 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là các lực nào ?

    câu này dể không giúp mình đi

      bởi Tram Anh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các lực cần bằng tác dụng lên một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang là: Trọng lượng của vật đó hướng thẳng xuống dưới và phản lực (lực nâng) của mặt bàn hướng thẳng lên trên.

      bởi Đỗ Ngọc Liêm 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •   bởi sap sua 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Bểu diễn lực tác dụng lên vật nặng 0.5 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang.

    0,5 kg

      bởi Phạm Tuấn 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một học sinh đi xe đạp từ nhà tới trường. Sau khi xuất phát 15 phút, học sinh này phải tăng tốc thêm Δv = 3 km/h thì đến trường đúng giờ. Biết quãng đường từ nhà đến trường là 12 km và tốc độ trung bình là 16 km/h. Tìm tốc độ của học sinh trong 15 phút đầu.

      bởi Tra xanh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:
    t = 15' = 0,25h
    v' - v = 3km/h
    s = 12km
    Vtb = 16km/h
    ______________
    v = ?
    Giải:
    Thời gian người đó đi từ nhà --> trường theo dự định là:
    t' = s / Vtb = 12 / 16 = 0,75 (h)
    Ta có:
    v' - v = 3 (km/h)
    => v + 3 = v'
    Trong 15' đầu, quãng đường người đó đi được là:
    s1 = v . t = 0,25v (km)
    Thời gian còn lại so với dự định là:
    t" = t' - t = 0,75 - 0,25 = 0,5 (h)
    Quãng đường người đó đi tiếp đến trường sau 15' đầu là:
    s2 = v' . t" = (v + 3) . 0,5 = 0,5v + 1,5 (km)
    Ta lại có:
    Vtb = (s1 + s2) / (t + t") = 16
    Hay (0,25v + 0,5v + 1,5) / (0,25 + 0,5) = 16
    <=> v = 14 (km/h)
    Vậy vận tốc của người đó trong 15' đầu là 14km/h.

      bởi Trương Mi 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có thể nào 3 lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không? em hãy cho ví dụ minh họa

    bạn nào giúp mình vớikhocroi

      bởi thuy tien 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đc đó bn còn bn sử dụng hình vẽ nhá gợi ý sử dụng tổng hợp lực hoawcp phanatii chs lực mà nên sử dụng tổng hợp hơn.

      bởi Nguyễn Viết Nam 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi đưa một vật lên cao 2.5 phằng mặt phẳng nghiêng người ta thực hiện công là 3600j

    biết hiệ suất của mặt phẳng nghiêng là 0.75 chiều dài mặt phẳng nghiêng là 24m

    a tính trọng lượng của vật

    b tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên

    c tìm độ lớn của lực ma sát đó

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(h=2,5m\)

    \(A=3600J\)

    \(H=75\%\)

    \(s=24m\)

    _____________________________

    \(P=?\)

    \(A_{ms}=?\)

    \(F_{ms}=?\)

    BL :

    a) Trọng lượng của vật là :

    \(P=\dfrac{A}{h}=\dfrac{3600}{2,5}=1440\left(N\right)\)

    b) Công có ích thực hiện là :

    \(A_{ci}=P.h=2,5.1440=3600\left(J\right)\)

    Công toàn phần khi đưa vật lên là :

    \(A_{tp}=\dfrac{A_{ci}.100\%}{H}=4800\left(J\right)\)

    Công để thắng lực ma sắt khi kéo vật lên là :

    \(A_{ms}=A_{tp}-A_{ci}=4800-3600=1200\left(J\right)\)

    c) Độ lớn của lực ma sát là :

    \(F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{s}=\dfrac{1200}{24}=50\left(N\right)\)

    Vậy............

      bởi Vary's Vân's 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính có lợi trong cuộc sống và một ví dụ quán tính có hại

    giúp mình nhé vui

      bởi Tra xanh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vd quán tính có lợi : Nhờ có lực ma sát nghĩ mà xe đứng yên được

    Vd quán tính có hại : Ma sát trượt làm cho thùng hàng bị trầy hay rách khi đẩy trên sàn nhà

      bởi trần thanh thương 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một vật hình hộp chữ nhật có khối lượng 800g nằm yên trên sàn nhà

    a/ có mậy vectơ lực tác dụng vào vật ? kể ra? dựa vào đặc điểm nào mà vật chịu tác dụng của vectơ đó ? tính độ lón ( cường độ ) của các lực đó ?

    b/ hãy biểu diễn các vectơ lực đó ?

    giúp nhanh dùm mk nha đang gấp

      bởi Bảo Lộc 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Có hai lực vectơ là phản lực và trọng lực. Do vật đứng yên nên các lực tác động vào vật phải là hai lực cân bằng

    => Đó là phản lực và trọng lực

    800 g = 0,8 kg

    => Độ lớn của các lực đó là:

    0,8 . 10 . 2 = 16N

    b)

    P F 16N

      bởi Nguyen Duy 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • KT 1 tiết Vật Lý

    Câu 1 :

    Cho 3 vật, ô tô có vận tốc là 36km/h, người đi xe máy là 1800m/h, tàu hỏa là 14m/s

    Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh, chậm nhất ?
    Câu 2 :
    Biểu diễn véc tơ trọng lực của 1 vật, biết cường độ của trọng lực là 1500N ( tỉ xích tùy chọn )

    Câu 3:

    1 người đi xe máy từ A -> B dài 15km mất 40 phút và từ B-> C dài 25km mất 45 phút. Tính vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả quãng đường từ A->C

    Câu 4 :
    2 xe xuất phát cùng 1 lúc từ địa điểm A và B cách nhau 75km. Chuyển động ngược chiều để gặp nhau, xe 1 chạy với v=40km/h, xe 2 chạy với v=60km/h

    a, Tính đoạn đường 2 xe đi được. Tính khoảng cách giữa 2 xe sau 15 phút

    b, Xác định vị trí, thời gian 2 xe gặp nhau.

    Câu 5 :

    Giải thích vì sao lốp ô tô lại có các khứa rãnh ?

      bởi Nguyễn Vân 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Làm lại câu 5:

    Vác gân rãnh trên bánh xe có tác dụng làm tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường, đề phòng bánh trượt trên mặt đường nên lốp xe ô tô lại có khữa rãnh

    Câu 3:

    Đổi: \(40'=\dfrac{2}{3}h\)

    \(45'=\dfrac{3}{4}h\)

    Vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả quãng đường A đến C là:
    \(V_{tb}=\dfrac{S_{AB}+S_{BC}}{t_1+t_2}=\dfrac{15+25}{\dfrac{2}{3}+\dfrac{3}{4}}\approx28,2\)(km/h)

      bởi Vương Thiên Băng 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 xe máy và 1 ô tô cx khởi hành từ LK ➜ BH. Xe máy đi vs tốc độ 15m/s còn oto đi vs tốc độ 60km/h. Pk LK cách BH 54 km. Hỏi:

    a) Xe nào chuyển động nhanh hơn ?

    b) Xe nào đến trước? trước bao lâu?

      bởi Quế Anh 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Vận tốc xe máy từ m/s đổi ra km/h là:

    15m/s = \(\dfrac{15m}{1s}\) = \(\dfrac{0,015km}{0,000278h}\) = 53,96(km/h). (1)

    Ta lại có: vận tốc ô tô là 60km/h. (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ Xe ô tô chuyển động nhanh hơn.

    b)Thời gian để xe máy đi từ LK đến BH là:

    t = \(\dfrac{S}{V}\) = \(\dfrac{54}{53,96}\) = 1(h). (3)

    Thời gian để ô tô đi từ LK đến BH là:

    t = \(\dfrac{S}{V}\) = \(\dfrac{54}{60}\) = 0,9(h). (4)

    Từ (3) và (4) ⇒ Xe ô tô đến trước và đến trước: 1 - 0,9 = 0,1(h).

      bởi Phạm Hà Anh 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ba người đi xe đạp từ A đến B. Người 1 đi với vận tốc 8km/h, người 2 đi với vận tốc 10km/h và người 3 đi muộn hơn người 1 là 15 phút, muộn hơn người 2 là 30 phút và đuổi kịp người đi trước tại 2 nơi cách nhau 5km. Tính vận tốc người thứ 3

      bởi Tran Chau 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • A.......B.....C.

    BC=5km

    v1=8

    v2=10

    v3=?

    thoi gian nguoi 3 la t (km/h)

    thoi nguoi 2 la t2=t1+1/2

    thoi di nguoi 1 la t3=t+1/4

    tai B

    s3=S1<=>v3.t=8(t+1/ 4)=8t+2(*)

    tai C; s3=S2<=>v3t'=10(t'+1/2)=10t'+5(**)

    v3(t'-t)=BC=5(km)<=>10t'-8t=2

    t=(2-v3)/8

    10t'=2+8t=2+(2-v3)=4-v3

    (**)

    v3.[4-v3]/10=(4-v3)+5=9-v3

    4v3-v3^2 =90-10v3

    v3^2-14v3+90=0

    vo nghiem.

      bởi Trương Mỹ Yên 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Quả cầu kín làm bằng thép có trọng lượng 23,4N.Khi nhúng chìm hẳn vào trong nc thì TL của nó chỉ còn 18,4N.Hỏi quả cầu đó là rỗng hay đặc ? Biết KLR của thép là 7800kg/m3,KLR của nc là 1000kg/m3

    2) 1 khối hộp rỗng có KLR 600kg/m3 đc thả và nổi trong nước biết cạnh của khối hộp là 2dm

    a) Tính TL của khối hộp

    b) Khi khối hộp đã nằm yên trên mặt nước (1 phần chìm, 1 phần nổi) thì khối hộp chụi tác dụng của những lực nào? Tính cường độ của các lực đó

    c) Tính V phần chìm trong nước

    - Biết TLR của nước là 1000 N/m3

    - Biết nước tác dụng lên vật đó 1 lực đẩy, lực đẩy này có cường độ bằng TL của phần nước bị vật chiếm chỗ

      bởi Hong Van 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 :

    Goi F la trong luong cua vat trong nuoc

    Ta co : F = P - FA

    => FA =P-F=23,4-18,4=5 (N)

    Thể tích thực của quả cầu :

    V = \(\dfrac{F_A}{d_{nuoc}}\) =\(\dfrac{5}{10^4}\) =5. 10-4(m3)

    Thể tích của phần thép có trong quả cầu :

    Vthep =\(\dfrac{P}{d_{thep}}\)=\(\dfrac{23,4}{78.10^3}\)= 3. 10-4 (m3)

    Vi V > Vthep => Quả cầu rỗng

    Bai 2 :

    a)( Đây là khối gỗ hình lập phương )

    Thể tích khối gỗ :

    V =( 0,2 )3= 8. 10-3 (m3)

    Trọng lượng khối gỗ là :

    P = d. V = 10 .D.V = 10 . 600 . 8.10-3 = 48 (N)

    b) Vật chìm trong nước chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy FA

    P=FA=48 (N)

    c) Ta co : P =FA (cau b)

    <=> dnuoc. Vchim = 48

    <=> Vchim =\(\dfrac{48}{d_{nuoc}}\)=\(\dfrac{48}{10^4}\)=48 . 10-4 (m3)

    Vậy thể tích ...........

      bởi Trần Tuyết Nhi 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật xuất phát từ A chuyển động về B cách 600m với vận tốc 12km/h. Cùng lúc đó một vật khác chuyển động từ B về A, sau 28 giây thì hai vật gặp nhau. Tìm vận tốc của vật thứ hai và vị trí gặp nhau cách điểm vật thứ nhất xuất phát.

      bởi Nguyễn Minh Minh 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • đổi 28s = 7/900h

    600m=0,6km

    quãng đường vật thứ nhất đi trong 28 giây là

    7/900.12=0.09333333333(km)

    quãng đường còn lại là

    0,6-0.0933333333=0,50666666666(km)

    vận tốc vật 2 là

    0,5066666666666:7/900=65,143km/h

    Vậy vận tốc vật 2 là 65,143km/h

      bởi Trần Thị Gia Phúc 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, Hai người A, B chơi kéo co. Sợi dây cân bằng ở C. Xác định các lực tác dụng lên C?

    b, Hãy biểu diễn các lực đó.

      bởi Đặng Ngọc Trâm 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Các lực tác dụng lên C là lực kéo do người A tác dụng: phương nằm ngang;

    lực kéo do người B tác dụng: phương nằm ngang;

    lực hút Trái Đất: phương thẳng đứng từ trên xuống dưới;

    áp suất khí quyển: thẳng đứng từ dưới lên trên.

      bởi Tuấn Dũng 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có trọng lượng riêng là 15000N/m3.Nếu treo vật vào lực kế và nhúng hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 190 N .Hỏi vật treo ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu

      bởi thúy ngọc 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi P;V;d;\(P_n\)lần lượt là trọng lượng; thể tích; trọng lượng riêng; trọng lượng của vật khi bị nhúng trong nước và gọi FA;dn là lực đẩy Ácsimet và trọng lượng riêng của nc

    Theo đề bài ta có:\(P=P_N+F_A\)

    Ta có: vật bị nhúng hoàn toàn trong nc nên thể tích phần chìm trong nc bằng thể tích của vật

    \(\Rightarrow P=P_N+F_A\)Hay d.V = 190 + dn.V

    \(\Leftrightarrow15.10^3V=190+10^4V\)

    \(\Leftrightarrow\)15.103V - 104V =190

    \(\Leftrightarrow\)5000V=190\(\Leftrightarrow V=0,038\)(m3)

    \(\Rightarrow\)P=d.V=15.103.0,038=570 (N)

      bởi Nguyễn Thị Xuân Thương 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ba bình giống hệt nhau, chứa ba loại chất lỏng có thể tích bằng nhau. Hãy so sánh áp suất tại các điểm: điểm X ở đáy bình thứ nhất chứa nước biển, điểm Y ở đáy bình thứ hai chứa nước nguyên chất, điểm Z ở đáy bình thứ ba chứa dầu hỏa.

      bởi Lê Chí Thiện 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi h là độ sâu từ mặt thoáng chất lỏng tới đáy của mỗi bình.

    Ta có: dnước biển = 10300N/m3 ➜ áp suất tại điểm X là: pX = d.h = 10300h (1)

    dnước nguyên chất = 10000N/m3 ➜ áp suất tại điểm Y là: pY = d.h = 10000h (2)

    ddầu hỏa = 8000N/m3 ➜ áp suất tại điểm Z là: pZ = d.h = 8000h (3)

    Từ (1), (2) và (3) ⇒ pX > pY > pZ.

      bởi Nguyễn Tuyến 01/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON