YOMEDIA
NONE

Khi ôtô chuyển bánh thì động năng của nó tăng hay giảm?

1 Trả lời các câu hỏi về động năng

Giọt nào sau đây có động năng?

A Vật được gắn vào lò xo đang bị nén

B Vật được treo vào một sợi dây

C Quyển sách để trên bàn

D quả bóng đang bay về phía cầu môn

2 khi ôtô chuyển bánh thì động năng của nó tăng hay giảm Vì sao

3 An có khối lượng 40 kg Bình có khối lượng 45 kg trong giờ thi chạy hai bạn luôn chạy ngang nhau hỏi bạn nào có động năng lớn hơn Tại sao

4 trên đường đi học về Hùng đố Dũng khi tới nhà cậu ngồi học trong lớp chúng mình có động năng 0 Dũng nói động năng của chúng mình bằng không vì chúng mình ngồi yên trên ghế có chuyển động đâu

Hỏi bạn Dũng nói sai hay đúng Tại sao

b Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Nước ở trên cao có................. vì khi rơi xuống nó có thể thực hiện....................

Một lò xo bị nén có.................. Vì khi được buông ra lò xo có thể thực hiện.......................

Một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng gỗ có cùng đường kính cùng được đặt trên mặt bàn quả cầu bằng sắt có........................ lớn hơn................ quả cầu bằng gỗ vì khối lượng của nó.........................

2 khi em đi cầu thang từ tầng 1 lên tầng 5 trong 1 ngôi nhà thì thế năng trọng trường của em so với mặt đất có thay đổi không Tại sao

3 một viên gạch đặt ở tầng 10 có trọng trường hấp dẫn lớn hơn hay nhỏ hơn thế năng trọng trường của nó đặt ở tầng hai vì sao

4 bạn Thịnh nói thế năng trọng trường của một vật ở một vị trí nhất định luôn không thay đổi

Bà Vượng nói thế năng trọng trường của một vật ở vị trí nhất định luôn có thể thay đổi giờ ta chọn vật nào làm mốc để tính độ cao

Theo em bạn nào nói chính xác hơn Vì sao

5 một đèn chùm treo ở trần nhà cách mặt sàn 4,5 mét thế năng trọng trường của đèn chùm so với mặt sàn lớn hơn hay nhỏ hơn thế năng trọng trường của nó so với mặt bàn biết rằng bàn cao 1 mét

c

2 hai máy bay có khối lượng như nhau một chiếc bay ở độ cao 2 km với vận tốc 200 km tren giờ giết thứ hai bay ở độ cao 3000 mét với vận tốc 100 mét trên giây Hỏi máy bay nào có cơ năng lớn hơn Tại sao

3 hai vật có khối lượng như nhau được thả rơi từ cùng một độ cao hỏi thế năng động năng của chúng ở cùng một độ cao so với mặt đất có bằng nhau không

4 hai ôtô có cùng khối lượng đi từ Hà Nội về Ninh Bình ôtô a chạy với vận tốc 300 km trên giờ ô tô B chạy với vận tốc 15 mét trên giây Hỏi ô tô nào có cơ năng lớn hơn

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (35)

  • 2 khi em đi cầu thang từ tầng 1 lên tầng 5 trong 1 ngôi nhà thì thế năng trọng trường của em so với mặt đất có thay đổi không Tại sao

    => Vì thế năng trọng trường tăng do độ cao so với mặt đất tăng.

    3 một viên gạch đặt ở tầng 10 có trọng trường hấp dẫn lớn hơn hay nhỏ hơn thế năng trọng trường của nó đặt ở tầng hai vì sao

    => Vì Thế năng hấp dẫn của viên gạch ở độ cao tầng 10 lớn hơn độ cao so mốc nằm ngang ở đây là mặt đất lớn hơn

      bởi ngọc trâm 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1: Một em học sinh có khối lượng là 40 kg. Tính áp suất của em đó khi đứng hai chân trên nền nhà. Biết diện tích của một bàn chân ép lên nền nhà là 100cm2 .

    Câu 2: Để đóng 1 cái cọc lún sâu xuống đất người ta dùng 1 áp lực là 50N. Để áp suất mũi cọc tác dụng lên mặt đất là 105N/m2 thì diện tích mặt tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất phải bằng bao nhiêu cm2?

    Câu 3: Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 90m.

    a) Tính áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3 .

    b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu?

    Câu 8: Điền số thích hợp:

    a) .........mmHg = 100640N/m2

    b) 98600N/m2 = .........mmHg

    c) 84 mmHg = .........N/m2

    d) .........N/m2 = .........mmHg

    Câu 9: Nói áp suất khí quyển tại 1 nơi nào đó là 760 mmHg nghĩa là thế nào? Nếu tính theo đơn vị N/m2 thì áp suất khí quyển ở nơi đó là bao nhiêu?

      bởi Thanh Nguyên 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2: Để đóng 1 cái cọc lún sâu xuống đất người ta dùng 1 áp lực là 50N. Để áp suất mũi cọc tác dụng lên mặt đất là 105N/m2 thì diện tích mặt tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất phải bằng bao nhiêu cm2?

    GIẢI :

    Diện tích mặt tiếp xúc giữa đầu mũi cọc với mặt đất là :

    \(S=\dfrac{F}{p}=\dfrac{10^5}{5}=0,0005\left(m^2\right)=5cm^2\)

    Vậy diện tích tiếp xúc là 5cm2

      bởi Trần Thuỳ Linh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1

    Dưới tác dụng của một lực bằng 3000N một chiếc xe chuyển động đều trong thời gian 6p với vận tốc 30km/ Tính:

    a, quãng đường xe đi được theo đơn vị là mét

    b, Công và công suất của động cơ xe

    Giúp mình với hic

      bởi Lê Chí Thiện 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(F=3000N\)

    \(t=6p=360s\)

    \(v=30km/h=\dfrac{25}{3}m/s\)

    a) \(s=?\)

    b) \(A=?\)

    \(P=?\)

    GIẢI :

    a) Quãng đường xe đi được là :

    \(s=v.t=\dfrac{25}{3}.360=3000\left(m\right)\)

    b) Công của động cơ xe là :

    \(A=F.s=3000.3000=9000000\left(J\right)=9000kJ\)

    Công suất của động cơ xe là:

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{9000000}{360}=25000\left(W\right)=25kW\)

      bởi Nguyễn Thu Hằng 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.phát biểu định luật về công . Viết biểu thức tính công trong trường hợp vật di chuyển theo hướng của lực tác dụng

    2. phát biểu và viết biểu thức tính công suất

      bởi Nguyễn Trà Long 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Công cơ học là năng lượng sinh ra khi một lực \(\overset{\rightarrow}{F}\) tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển được một quãng đường là s

    Biểu thức : \(A=F.s\)

    Trong đó :

    A: công cơ học gọi tắt là công (J)

    F: Độ lớn của lực tác dụng (N)

    s: quãng đường mà vật di chuyển m)

    2. Công suất là đại lượng vật lí đặc trưng cho tốc đọ thực hiện công của 1 đối tượng nào đó.

    Biểu thức : \(P=\dfrac{A}{t}\)

    P: công suất (W)

    A : Công thức hiện (J)

    t: thời gian (s)

      bởi phuong ngan 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có CD: 10cm, CR: 5cm, chiều cao: 8cm được thả vào trong nước có d: 104N/m3

    a. Vật nổi hay chìm trong nước?

    b. Khi vật nổi hãy tính phần chiều cao của vật trên không khí.

    Giúp vs nhé.

      bởi Nguyễn Hiền 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Ta có: dgỗ = 8000N/m3

    Vì dv < dl (8000N/m3 < 10000N/m3) ➜ Khối gỗ nổi trong nước.

      bởi Hồ Sĩ Minh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật bằng gỗ nổi trong nước với thể tích là \(\dfrac{1}{4}\) thể tích của vật. Nếu nhúng vào dầu hỏa thì vật này nổi vs thể tích \(\dfrac{1}{6}\) thể tích của vật. Biết trọng lượng riêng của nc là 10000/\(m^3\) . TÌm trọng lượng riêng của gỗ và trọng lượng rieeg ủa dầu

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi V là thể tích của gỗ

    \(\Rightarrow\)Khi nhúng vào nước thì chìm \(\dfrac{3V}{4}\)

    Khi nhúng vào dầu thì chìm \(\dfrac{5V}{6}\)

    Vì gỗ nổi và nằm cân bằng trong nước nên \(F_{An}=P\)

    gỗ nổi và nằm cân bằng trong dầu nên \(F_{A_d=P}\)

    \(\Rightarrow F_{An}=F_{Ad}\)

    \(\Leftrightarrow d_n.\dfrac{3V}{4}=d_d.\dfrac{5V}{6}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{30000V}{4}=\dfrac{5d_d.V}{6}\)

    \(\Leftrightarrow180000V=20d_dV\)

    \(\Leftrightarrow180000=20d_d\Rightarrow d_d=9000\)N/m\(^3\)

    \(F_{Ad}=P\)

    \(\Leftrightarrow d_d\dfrac{5V}{6}=d_gV\)

    \(\Leftrightarrow45000V=6d_gV\)

    \(\Leftrightarrow d_g=7500\)(N/m\(^3\))

    Vậy....

      bởi Thảoo Nguyênn 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi xe đạp di chuyển giữa hai địa điểmA vá B. Vận tốc trong 1/3 thời gian đầu là 9km/h, trong 1/3 thời gian tiếp theo là 15km/h và trong 1/3 thời gian cuối là 12km/h.Tính vận tốc trung bình của người đó trên của người đó trên cả đoạn đường

      bởi Thanh Nguyên 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài nè tính vận tốc TB chứ ko pải TB vận tốc

    Gọi quãng đường AB là s

    Ta có:

    +Thời gian của người đó trong \(\dfrac{1}{3}\) quãng đường đầu là:

    \(t_1=\dfrac{s_1}{v_1}=\dfrac{\dfrac{1}{3}s}{9}=\dfrac{1}{27}s\)

    +Thời gian của người đó trong \(\dfrac{1}{3}\) quãng đường đầu là:

    \(t_2=\dfrac{s_2}{v_2}=\dfrac{\dfrac{1}{3}s}{15}=\dfrac{1}{45}s\)

    +Thời gian của người đó trong \(\dfrac{1}{3}\) quãng đường đầu là:

    \(t_3=\dfrac{s_3}{v_3}=\dfrac{\dfrac{1}{3}s}{12}=\dfrac{1}{36}s\)

    Vận tốc TB của người đó là:

    \(v_{TB}=\dfrac{s_1+s_2+s_3}{\dfrac{1}{27}s+\dfrac{1}{45}s+\dfrac{1}{36}s}=\dfrac{s}{\dfrac{47}{540}s}=\dfrac{540}{47}\approx11,5\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

      bởi Trần thị lan Anh 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • .Một vật trọng lương riêng 20000N/m3 nhúng vào trong nước thì nặng 150N. Hỏi ngoài không khí nặng bao nhiêu ? Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

      bởi Lê Văn Duyệt 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ta có: P - FA = 150

    \(\Leftrightarrow10m-d_nV=150\)

    \(\Leftrightarrow d_vV-d_nV=150\)

    \(\Leftrightarrow20000V-10000V=150\)\(\Rightarrow V=0,015\left(m^3\right)\)

    Trọng lượng của vật ngoài không khí là: \(P=0,015.20000=300N\)

    Vậy...

    ~ Đừng seen chùa cậu ơi :3 ~

      bởi QUỳnh Anh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính công để đưa 100 viên gạch lên lầu cao 4m biết mỗi viên gạch có khối lượng 1,6kg.

      bởi Bo Bo 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khối lượng gạch cần để đưa lên lầu là

    m1=m.100=1,6.100=160(kg)

    trọng lượng gạch cần đưa lên lầu là

    P=10.m=10.160=1600(N)

    công để đưa gạch lên lầu cao là

    A=P.h=1600.4=6400(J)

      bởi Ngọc Minnh 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây

    Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm móc để tính độ cao gọi là.................... vật có khối lượng...................... và ở..................... thì thế năng trọng trường của vật càng lớn

    Cơ năng của vật phụ thuộc độ biến dạng của vật gọi là....................... Vật bị biến dạng..................... thì thế năng đàn hồi càng lớn

      bởi bach hao 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm móc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường (hoặc thế năng hấp dẫn) vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn

    Cơ năng của vật phụ thuộc độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi Vật bị biến dạng càng lớn (càng nhiều) thì thế năng đàn hồi càng lớn.

      bởi Nguyen Hai 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điền từ thích hợp vào chỗ trống

    Cơ năng bằng tổng.......... và.......... của vật đơn vị của cơ năng là .................. và được ký hiệu là ...............

      bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điền từ thích hợp vào chỗ trống

    Cơ năng bằng tổng....động năng...... và.....thế năng..... của vật đơn vị của cơ năng là ........J.......... và được ký hiệu là .......W........

      bởi Nguyễn Chi 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: 1 người đi xe đạp trên \(\dfrac{1}{3}\) đoạn đường đầu đi với \(V=20\)km/h.đoạn đường còn lại đi với \(V_2\) không đổi . Biết \(V_{tb}=30\)km/h.\(V_2\)?

    Bài 2: 1 chuyển đoạng từ A đến B trong \(\dfrac{1}{2}\) thời gian đầu đi với vận tốc \(V_1\).\(\dfrac{1}{2}\) thời gian sau đi với \(V_2\). Tính \(V_{tb}\)? Biết \(V_1=25\)km/h,\(V_2=35\)km/h.

    Bài 3: Lúc 9h 2 ô tô đi từ 2 điểm A và B cách nhau 96km và đi ngược chiều nhau.Xe đi từ A với \(V=36\)km/h, xe đi từ B với \(V=28\)km/h.

    a, Khoảng cách 2 xe lúc 10h.

    b, Thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau .

      bởi Chai Chai 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1:

    Gọi S là độ dài \(\dfrac{1}{3}\)đoạn đường

    \(\Rightarrow2S\) là độ dài đoạn đường còn lại.

    Ta có:

    \(V_{tb}=\dfrac{S+2S}{t_1+t_2}=\dfrac{3S}{t_1+t_2}=30\)(*)

    Lại có:

    \(t_1=\dfrac{S}{V_1}=\dfrac{S}{20}\)

    \(t_2=\dfrac{2S}{V_2}\left(2\right)\)

    Thay \(\left(1\right),\left(2\right)\) vào (*) ta được:
    \(V_{tb}=\dfrac{3S}{t_1+t_2}=\dfrac{3S}{\dfrac{S}{20}+\dfrac{2S}{V_2}}=\dfrac{3}{\dfrac{1}{20}+\dfrac{2}{V_2}}=30\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{1}{20}+\dfrac{2}{V_2}=\dfrac{1}{10}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{2}{V_2}=\dfrac{1}{20}\Leftrightarrow V_2=40\)(km/h)

      bởi Huỳnh Nga 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một chiếc xuồng máy chạy từ A-> B cách nhau 120km, Vận tốc của xuồng khi nước yên lặng là 30km/h. Sau bao lâu xuồng đến Nếu

    a, nước sông không chảy

    b, nước chảy từ A->B với v=5km/h

      bởi Nguyễn Thủy 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    S=120km

    \(v_x=30\)km/h

    \(v_n=5\)km/h

    __________________

    a, \(t_x=?h\)

    b, \(t'_x=?h\)

    Giải:

    Thời gian xuồng đi trong khi sông không chảy là:

    \(t_x=\dfrac{S}{v}=\dfrac{120}{30}=4km\)/h

    b, Vận tốc thực của xuồng là:

    \(v'=v_x+v_n=30+5=35km\)/h

    Thời gian của xuồng với vận tốc 5km/h là:

    \(t'_x=\dfrac{S}{v}=\dfrac{120}{35}\approx3,4km\)/h

    Vậy:............................................

      bởi Trần Thị Thanh Nhã 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 2000kg lên cao 4m trong thời gian 5s.Tính: a) Trọng lượng của vật ? b) Lực tác dụng của cần cẩu ? c) Quãng đường vật di chuyển? d) Công nâng vật ? e) Công suất của cần cẩu ? f) vận tốc của vật ?

      bởi Lê Nhật Minh 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m=2000kg\)

    \(h=4m\)

    \(t=5s\)

    \(P=?\)

    \(F=?\)

    \(s=?\)

    \(A=?\)

    \(v=?\)

    GIẢI :

    a) Trọng lượng của vật là :

    \(P=10m=10.2000=20000\left(N\right)\)

    b) Lực tác dụng của cần cẩu là :

    \(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{20000}{2}=10000\left(N\right)\)

    c) Quãng đường vật di chuyển là :

    \(s=2h=2.4=8\left(m\right)\)

    d) Công nâng vật là :

    \(A=P.h=20000.4=80000\left(J\right)\)

    e) Công suất của cần cẩu là :

    \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{80000}{5}=16000\left(W\right)=16kW\)

    f) Vận tốc của vật là :

    \(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{8}{5}=1,6\left(m/s\right)\)

      bởi Vương Tề 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ô tô có khối lượng m = 1,2 tấn, công suất P = 13200 W chuyển động đều trên đường ngang với vận tốc v1 = 54km/h.
    a) Tính lực cản tổng cộng tác dụng lên ô tô
    b) Bây giờ ô tô lên dốc 1% ( cứ l =100m chiều dài thì lên cao h = 1m), lực cản vẫn như cũ, công suất không đổi. Tính vận tốc lên dốc của ô tô. Team lớp A phynit

      bởi can tu 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - m bảo ô tô dừng lại đi đừng chạy nữa :333 khỏi tính :vv

      bởi nguyễn thùy duyen 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bảo và giao cùng khởi hành từ thành phố AI. bảo đi xe máy khởi hành lúc 6h30 sáng với vận tốc 24km/h. sau đó 1h45p giao đi ô tô đuổi theo bảo với vận tốc 36km/h. Hỏi a) hỏi đến mấy giờ giaao còn cách bảo 6km

    b) hỏi đến mấy giời giao đuổi kịp Bảo? Chỗ hai người gặp nhau cách thành phố A bao nhiêu km

      bởi Thùy Trang 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi \(1h45'=1,75h\)

    a,Khi Giao bắt đầu đi ô tô đuổi theo thì Bảo đi được:

    \(S_1=V_1.t_1=24.1,75=42\left(km\right)\)

    Thời gian để Giao còn cách Bảo \(6km\) là:

    \(t_2=\dfrac{S_1-S_2}{V_2-V_1}=\dfrac{42-6}{36-24}=3\left(h\right)\)

    Thời điểm lúc Giao đuổi cách Bảo \(6km\) là:

    \(t=t_2+t_3+t_1=3h+6h30'+1h45'=11h15'\)

    b, Thời gian để Giao đuổi kịp Bảo là:

    \(t_4=\dfrac{S_1}{V_2-V_1}=\dfrac{42}{36-24}=\dfrac{7}{2}\left(h\right)=3h30'\)

    Thời điểm lúc Giao đuổi kịp Bảo là:

    \(t'=t_3+t_4+t_1=6h30'+3h30'+1h45'=11h45'\)

    Chỗ 2 người gặp nhau cách A là:

    \(S_3=V_2.t_4=\dfrac{36.7}{2}=126\left(km\right)\)

      bởi Hoàng Nhã 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cho mình hỏi bài này làm bằng cách nào vậy ạ:

    hai bến sông A và B cách nhau 60km .Một chiếc cano đi xuôi dòng từ A đến B rồi lập tức quay ngược dòng trở về A.Cho biết vận tốc của cano là 25km/h,vận tốc của nước là 5km/h .Tìm thời gian để cano đi từ A đến B rồi quay trở về Ahaha

      bởi hai trieu 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi khoảng cách từ A đến B là s .

    Vận tốc ca-nô ; dòng nước lần lượt là v ; v'

    Thời gian xuôi dòng và ngược dòng là t .

    Theo bài ra ta có :

    \(s=s_1+s_2=\left(v+v'+v-v'\right)t=60\)

    \(\Rightarrow t=\dfrac{60}{50}=\dfrac{6}{5}\)

      bởi nguyen le duong 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai xe khỏi hành cùng một nơi và đi quãng đưỡng 60 km. Xe thứ nhất đi với vận tốc 30 km/h, và đến nơi sớm hơn xe thứ hai 30 phút. Xe thứ hai khởi hành sớm hơn 1h nhưng nghỉ giữa đường 45 phút. Hỏi:

    a) Vận tốc của xe thứ hai

    b) Muốn đến nơi cùng lúc với xe thứ nhất, xe thứ hai phải đi với vận tốc bao nhiêu?

      bởi Anh Nguyễn 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian xe 1 đi đến nơi là: \(t_1=\dfrac{s}{v_1}=\dfrac{60}{30}=2h\)

    Thời gian xe 2 đi đến nơi là: \(t_2=2+1-0.75+0.5=2.75h\)

    Vận tốc xe thứ 2 là \(v_2=\dfrac{s}{t_2}=\dfrac{60}{2,75}\approx21\)km/h.

    Vì xe thứ 1 đến sớm hơn 30p nên 2 xe gặp nhau cùng nơi khi

    \(t_3=t_2-0.5=2.25\)

    \(\Rightarrow v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{60}{2.25}\approx26\)km/h

    Trần Thị Bảo Thư xem giùm em với

      bởi Kim Ngân Tống 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON