YOMEDIA
NONE

Phát biểu quy tắc và viết dưới dạng tổng quát của phép cộng hai phân số

1) Thế nào là hai số đối nhau? Cho ví dụ?

2) Thế nào là hai số nghịch đảo? Cho ví dụ?

3) Phát biểu quy tắc và viết dưới dạng tổng quát của phép công hai phân số

a) Cùng mẫu b) Khác mẫu

4) Phát biểu và viết dưới dạng tổng quát của:

a) Phép trừ hai phân số

b) Phép nhân hai phân số

c) Phép nhân hai phân số

5) Phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất của phép cộng và phép nhân hai phân số.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 2) Thế nào là hai số nghịch đảo? Cho ví dụ?

    Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích chúng bằng 1.

    Ví dụ: \(\dfrac{1}{7}\) là số nghịch đảo của \(7\) (\(\dfrac{1}{7}\)\(7\) là hai số nghịch đảo của nhau)

    3) Phát biểu quy tắc và viết dưới dạng tổng quát của phép công hai phân số

    a) Cùng mẫu

    Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu.
    \(\dfrac{a}{m}+\dfrac{b}{m}=\dfrac{a+b}{m}\)

    b) Khác mẫu

    Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu chung.

    4) Phát biểu và viết dưới dạng tổng quát của:

    a) Phép trừ hai phân số

    Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ

    \(\dfrac{a}{b}-\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}+\left(-\dfrac{c}{d}\right)\)

    b) Phép nhân hai phân số

    Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau

    \(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}\)

    c) Phép chia(?) hai phân số

    Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia.

    \(\dfrac{a}{b}:\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c}=\dfrac{a.d}{b.c};\) \(a:\dfrac{c}{d}=a.\dfrac{d}{c}=\dfrac{a.d}{c}\left(c\ne0\right)\)

    5) Phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất của phép cộng và phép nhân hai phân số.

    Phép cộng:

    a) Tính chất giao hoán: \(\dfrac{a}{b}+\dfrac{c}{d}=\dfrac{c}{d}+\dfrac{a}{b}\)

    b) Tính chất kết hợp: \(\left(\dfrac{a}{b}+\dfrac{c}{d}\right)+\dfrac{p}{q}=\dfrac{a}{b}+\left(\dfrac{c}{d}+\dfrac{p}{q}\right)\)

    c) Cộng với số 0: \(\dfrac{a}{b}+0=0+\dfrac{a}{b}=\dfrac{a}{b}\)

    Phép nhân:

    a) Tính chất giao hoán: \(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{c}{d}.\dfrac{a}{b}\)

    b) Tính chất kết hợp: \(\left(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}\right).\dfrac{p}{q}=\dfrac{a}{b}.\left(\dfrac{c}{d}.\dfrac{p}{q}\right)\)

    c) Nhân với số 1: \(\dfrac{a}{b}.1=1.\dfrac{a}{b}=\dfrac{a}{b}\)

    d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

    \(\dfrac{a}{b}.\left(\dfrac{c}{d}+\dfrac{p}{q}\right)=\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}+\dfrac{a}{b}.\dfrac{p}{q}\)

      bởi Dương Minh Chiến 14/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF