YOMEDIA
NONE

Chứng minh một số tự nhiên khác 0 có số ước lẻ là số chính phương

CMR một số tự nhiên khác 0 có số ước lẻ là số chính phương

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Giả sử 1 số tự nhiên (stn) N khác 0 có thể phân tích ra thừa số nguyên tố như sau :
    N=(p^a)(q^b)...(s^d) (p,q,...,s là số nguyên tố)
    Các ước số của N đều có dạng (p^a')(q^b')...(s^d') trong đó
    a' có a+1 khả năng (a'=0,1,2,...,a)
    b' có b+1 khả năng (b'=0,1,2,...,b)
    ..........................................
    d' có d+1 khả năng (d'=0,1,2,...,d)
    Vậy stn N có đúng (a+1)(b+1)...(d+1) ước.
    Nếu số ước của N là lẻ =>a+1,b+1,...,d+1 đều lẻ
    =>a,b,...,d đều chẵn =>N là số chính phương.
    ---------------------------------------...
    @Cách 2 :
    Ta thấy rằng nếu a là ước của stn M thì v=M/a cũng là ước của M.
    Và nếu b là ước của M (b > a) thì u=M/b cũng là ước của M và u < v.
    Như vậy nếu M có tất cả n ước và ta sắp xếp n ước đó từ nhỏ đến lớn
    a1 < a2 < a3 < ... < a(n) thì ta luôn luôn có :
    a1.a(n) = a2.a(n-1) = a3.a(n-2) = ... = M
    +Nếu n chẵn (n=2k) thì ta có :
    ..a1.a(2k)=a2.a(2k-1)=a3.a(2k-2)=...=
    =a(k).a(k+1)=M
    +Nếu n lẻ (n=2k+1) thì ta có :
    ..a1.a(2k+1)=a2.a(2k)=...=a(k).a(k+2)=
    =\(\left[a\left(k+1\right)^2\right]\) =M
    ..Vậy khi n lẻ thì M là số chính phương \(M=\left[a\left(k+1\right)^2\right]\)
    ---------------------------------------...
    @Đối với hs lớp 6, giảng bằng lời có lẽ tốt hơn :
    Nếu a là ước của M thì \(\frac{M}{a}\) cũng là ước của M.Như vậy :
    +Nếu M có số ước chẵn thì có thể chia tất cả các ước đó thành những cặp có tích bằng M và ko thừa ước nào.
    +Nếu M có số ước lẻ thì khi chia như thế vẫn còn thừa 1 ước ko thể "bắt cặp" với ước nào khác (để tạo thành cặp có tích bằng M), ta tạm gọi là s.Đặt t=\(\frac{M}{s}\).Rõ ràng t cũng là ước của M.Nhưng t ko thể lớn hơn s, vì như thế thì t và s sẽ tạo thành 1 cặp có tích bằng M nghĩa là s ko phải là ước "đơn độc" như đã nói trên.Và t cũng ko thể nhỏ hơn s (lý do cũng y như vậy).Vậy t=s tức là M=s.t=\(s^2\)=\(t^2\)
    Nói cách khác khi M có số ước lẻ thì M là số chính phương.

      bởi Tường Vy Phan 26/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF