YOMEDIA
NONE

Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành và nêu cấu tạo của hạt

1. quả và hạt do bộ phận nào tạo thành? Hạt gồm những bộ phận nào?

2. Qủa được chia thành mấy loại? Mỗi ***** 3 VD

3Vì sao nói cây có hoa là 1 thể thống nhất?

4 Rêu ,dương xỉ sinh sản bằng bộ phận nào?

5 Nêu cơ quan sinh sản của thông? Vì sao thông được gọi là cây hạt trần?

6Phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm?Mỗi ***** 3 VD

7 Thực vật được phân thành những bậc nào?Nguyên nhân gây suy giảm sự đa dạng thực vật ở VN?Nêu biên pháp để bạo vệ sự đa dạng của VN

8 Vi khuẩn dinh dương bằng cách nào? Vi khuẩn có lợi ,có hại như thế nào?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1. Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành? Hạt gồm những bộ phận nào?

    - Quả do bầu nhụy tạo thành.

    - Hạt do noãn tạo thành.

    - Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

    - Phôi gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

    - Chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở lá mầm hoặc phôi nhũ.

    2. Quả được chia thành mấy loại? Mỗi ***** 3 VD

    * Có 2 loại quả chính: quả khô và quả thịt.

    - Quả khô là khi chín vỏ khô, cứng và mỏng. VD: quả cải, quả đậu Hà Lan, quả chò,...

    + Có 2 loại quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

    + Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả sẽ tự nứt ra. VD: quả cải, quả bông, quả đậu,...

    + Quả khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả sẽ không nứt ra. VD: quả ớt, quả chò, quả bồ kết,...

    - Quả thịt khi chín mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. VD: quả cà chua, quả dưa hấu, quả xoài,...

    + Có 2 loại quả thịt: quả mọng và quả hạch.

    + Quả mọng: bên trong chứa đầy thịt quả. VD: quả chuối, quả đu đủ, quả cà chua,...

    + Quả hạch: có hạch cứng bao lấy hạt. VD: quả táo, quả mơ, quả mận,...

    3. Vì sao nói cây có hoa là 1 thể thống nhất?

    Nói cây có hoa hoa là một thể thống nhất vì:

    Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức nặng trong mỗi cơ quan.

    Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

    Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

    4. Rêu, dương xỉ sinh sản bằng bộ phận nào?

    - Cơ quan sinh sản: túi bào tử.

    - Sinh sản: bằng bào tử.

    5. Nêu cơ quan sinh sản của thông? Vì sao thông được gọi là cây hạt trần?

    - Cơ quan sinh sản là nón. Có 2 loại nón: nón cái và nón đực.

    - Cây thông đucợ gọi là cây hạt trần vì: cây thông không có quả, hạt nằm trong lá noãn hở nên gọi là cây hạt trần.

    6. Phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm? Mỗi ***** 3 VD

    Đặc điểm Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm
    Rễ chùm cọc
    Thân cỏ, cột gỗ, leo, bò, cỏ
    Gân lá song song, hình cung hình mạng
    Số cánh hoa 3 hoặc 6 cánh 4 hoặc 5 cánh
    Chất dinh dưỡng chứa trong phôi nhũ lá mầm
    Phôi của hạt có 1 lá mầm 2 lá mầm
    VD cây lúa, cây ngô, cây tre,... cây su hào, cây ớt, cây xoài,...


    7. Thực vật được phân thành những bậc nào? Nguyên nhân gây suy giảm sự đa dạng thực vật ở VN? Nêu biên pháp để bảo vệ sự đa dạng của VN?

    - Phân thành: Ngành - Lớp - Bộ - Họ- Chi - Loài

    Nguyên nhân:

    - Chặt phá cây xanh.

    - Đốt rừng.

    - Khai thác rừng bừa bãi.

    - Người dân ý thức kém.

    - ...

    Biện pháp:

    - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.

    - Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

    - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.

    - Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

    - Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.

    - Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.

    - Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

    8. Vi khuẩn dinh dương bằng cách nào? Vi khuẩn có lợi, có hại như thế nào?

    Vi khuẩn dinh dưỡng qua 2 hình thức: kí sinh và hoại sinh.

    Vi khuẩn có lợi:

    - Phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ.

    - Góp hình thành than đá.

    - Có ích trong nông nghiệp và công nghiệp.

    - Vi khuẩn lên men làm sữa chua.

    - ...

    Vi khuẩn có hại:

    - Làm hư hỏng thức ăn.

    - Gây bệnh cho con người và động vật.

    - ...

      bởi Đặng Văn Hùng 12/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF