YOMEDIA
NONE

Chất đường thi trong thơ Đường

chất đường thi trong thơ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Khái niệm Đường thi có từ thời Đường (618 – 907) – một triều đại được coi là có nhiều chính sách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Khái niệm Đường thi vẫn là một khái niệm co dãn, có khi được chỉ tất cả các bài thơ được sáng tác vào đời Đường của Trung Quốc (bất kể thuộc cổ thể hay cận thể), có khi lại chỉ tất cả các bài thơ làm theo thể Đường luật (bất kể được sáng tác vào lúc nào , ở Trung Quốc hay ở Việt Nam).

    Cách hiểu thứ nhất, Đường thi được hiểu trùng với phạm vi của một triều đại. Cuốn toàn Đường thi đã sưu tập được 48900 bài thơ của hơn 2200 tác giả sống trong khoảng thời gian từ năm 618 đến năm 907, và được sáng tác trên 3 thể chính : Thơ luật Đường, thơ Cổ phong và Nhạc phủ. Theo cách phân chia này thơ đường được chia làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 – 713), Thịnh Đường (713 – 766), Trung Đường (766 – 835), Vãn Đường (835 – 907). Nếu theo cách hiểu này, khái niệm Đường thi bị bó hẹp là thơ của một triều đại.

    Về cách hiểu thứ hai, có nghĩa là Đường thi trở thành một thể tài, có những nguyên tắc và chuẩn mực nhất định. Khái niệm Đường thi đồng nhất với khái niệm luật thi – một thể thơ mới ra đời vào thời Đường. Như vậy sẽ không còn bó hẹp về không gian và thời gian, chỉ cần những sáng tác đảm bảo quy tắc của luật thi đều là thơ Đường. Nhận thấy rằng tất cả những sáng tác vào thời Đường, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng bởi thơ Đường luật . Thời Đường có một sự vận động lớn trong thơ ca, mà luật thi là sản phẩm cao nhất của quá trình đó. Nên hiểu theo nghĩa phái sinh Đường thi là một thể loại thơ cũng là hợp l

      bởi Trương Việt Thái 17/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON