Tìm bài thơ về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa...của quê hương Quảng Bình
Một bài thơ về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa truyền thống lịch sử của quê hương quảng bình
Trả lời (1)
-
Lấy cho ba cái “đọi” đi con,
Con ngơ ngác “đọi” là gì ba nhỉ?
Ba cười lớn : thì "đọi" là cái chén,
Con cầm dùm thêm cái “rá” cho ba.
Đứng chôn chân miệng con cứ làu bàu,
“Đọi” với “rá” là gì con đâu hiểu.
Gốc QUẢNG BÌNH nhưng con nào có biết,
Tiếng quê mình vui “rứa” đó con ơi.
Và còn nữa “trục cúi” là đầu gối.
“Ót” là gáy con làm sao hiểu nổi?
“Trốc” là đầu càng thêm rối cho con.
Con gái quê ta khi tuổi còn son,
Tiếng Quảng Bình sẽ gọi là “con cấy”.
“Chí” là chấy sống ở trên cái “trốc”,
Thức ăn mốc gọi là “môốc” con à.
Dạy "mi" hoài “răng mi nỏ " nhớ ra.
“Hoọc a rứa” đúng thật là con ngốc.Con nhoẻn miệng vò tai và bứt tóc
Tiếng quê mình khó học quá ba ơi !
Mấy từ thôi đã kêu đất, kêu trời
Còn nhiều lắm “mần răng mi” thuộc được?
Biết không thể nên con đành xuống nước.
Hè về quê học cũng được nghe ba !
Hiểu ý con ba cất tiếng cười khà,
Tiếng Quảng Bình “nhà tui” hay rứađó.
“Bây” không đẻ ở miền quê nắng gió,
nhưng gốc là từ nơi đó sinh ra.
Dù ở mô hãy nhớ lấy lời ba,
tiếng Quảng Bình gắn với "Ngài" Quảng Bình
“Ngài” Quảng Bình rồi"cụng" về Quảng Bình
Cho con theo để “bày” tiếng quê mình,
Bởi dạy mại, “hắn” vẫn nói linh tinh,
Chê hắn dốt, hắn “mần” thinh “nỏ cại”
Thôi thì cũng tại hắn còn nhỏ dại,
Chấp mần chi khung hắn “hại” nỏ về.
Lỡ mai ni hắn nỏ biết “răng rứa mô tê"
"Hại" khi"nớ" có "ngài" chê, kẻ trách.Rồi một "bựa" hắn nách mang, tay xách,
túi, va ly chạy lách cách theo “tui”.
Hai cha con với vẻ mặt tươi vui,
Về quê nhé ! rủng rỉnh tiền trong túi.
Cả ngày trời,"đàng" không rồi "đàng" bộ
Về đến nhà hắn"nhoọc" toát mồ hôi.
Ai nói chi cũng vâng dạ cho rồi,
Bởi “nỏ” biết “mô, tê, răng, rứa,hỉ”.
Mấy người “nậy” O, Cậu cùng Dì, Dượng,
Xúm “chắc” vô hỏi hắn thấy mà thương:
“Mới đi về “có nhoọc” lắm"khung mi”
Nhớ ngồi nghỉ một “thí” rồi tắm “hí”.
Để “tau” xuống bếp nấu cho “đọi” cháo,
Cha con “bây” ăn cho khoẻ “con ngài”,
Trong “nớ” về “đàng ngái” lắm “phải khung”?
Dù “có ngái" "tau cụng mần" một chuyến...”
Khổ thân con. Hắn cứ ngồi ngơ ngác,
nỏ hiểu chi cũng gật đại cho rồi.
Gắng lên con dăm bữa nửa tháng thôi,
Con sẽ hiểu hết lời tình nghĩa đó Quê.
Quảng Bình quanh năm mưa, nắng, gió,
Vẫn còn nghèo với nhiều nỗi âu lo.
Nhưng tình người thì chẳng thước nào đo.
Trọn vẹn lắm như câu hò ví dặm ...bởi Hoàng Thị Thúy01/11/2018
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nói về tinh thần yêu nước, Hồ Chí Minh nhận định:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta". Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua văn bản Nước Đại Việt ta
05/05/2022 | 0 Trả lời
-
Em hqyx cho biết cái lí và cái tình trong văn bản Chiếu dời đô
06/05/2022 | 0 Trả lời
-
kết thúc tác phẩm có đoạn văn trên, tác giả viết:"Cho nên ta viết bài hịch này Để các người hiểu rõ bụng ta " Theo em,"các người"Được nhắc tới ở đây là những ai và "hiểu rõ bụng ta" là hiểu điều gì?
06/05/2022 | 0 Trả lời
-
nêu nội dung đoạn trích từ ''Lí Công Uẩn quả thật là một vị vua anh...ông tìm thấy mảnh đất phù hợp hơn.''
07/05/2022 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn:từ văn bản bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp.Em hãy nêu cảm nhận của mình về mục đích của việc học trong cuộc sống hiện nay
10/05/2022 | 0 Trả lời
-
Cách sắp xếp câu " giặc với ta la kẻ thù không đội trời chung, cá ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khac nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc" cho ta biết điều gì?
15/05/2022 | 0 Trả lời
-
17/05/2022 | 0 Trả lời
-
Viết mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn"
22/05/2022 | 0 Trả lời
-
24/05/2022 | 0 Trả lời
-
24/05/2022 | 0 Trả lời