YOMEDIA
NONE

Chứng minh Thuế máu là một văn bản tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp

Chứng minh thuế máu là một văn bản tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp qua 3 thời kì Chiến tranh và người bản sứ Chế độ lính tình nguyện Kết quả của sự hy sinh
ai giúp mình với mai kiểm tra HK II
Thanks ạ!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • “ Thuế máu” là chương mở đầu đầy máu và nước mắt trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Dưới ngòi bút nhân đạo cao cả của Nguyễn Ái Quốc, số phận của người dân thuộc địa hiện lên thật bi thảm, gieo vào lòng người đọc bao nỗi niềm thương cảm đến xót xa.

    Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở Châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vét của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, các nước đế quốc tranh nhau giành quyền lợi, đẩy nhân dân lao động ở nhiều nơi vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời vào thời kì ấy.

    “ Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng Pháp, với tư liệu phong phú, chính xác, với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác phẩm đã tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Tác phẩm cũng nói lên tình cảnh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới, từ đó bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để tự giải phóng, giành quyền độc lập. Sự ra đời của bản án là một đòn giáng tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, vạch ra con đường cách mạng và tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.

    “Thuế máu” là một cách đặt tên chương gây ấn tượng mạnh, có sức biểu cảm, khơi gợi rất cao. Đây là một thứ thuế vô lí, tàn bạo, trắng trợn đến tận cùng sinh mạng của những người dân thuộc địa. Chiến tranh phi nghĩa đối với bọn đế quốc là một cách để làm giàu nhanh nhất và bóc lột xương máu của người dân thuộc địa mà chúng tự phong cái nghĩa vụ khai hóa, bảo hộ. Đó là cuộc chiến tranh mang lại lợi nhuận lớn. Bóc lột sức lực, mồ hôi đã là một tội ác. Bóc lột xương máu lại là một tội lớn hơn. Bản chất độc ác ấy đã được vạch trần, phanh phui trên báo chí, bộ mặt của bọn thực dân hiện nguyên hình là “mặt người dạ thú”, tội ác của chúng được lôi ra ánh sáng, trước vành móng ngựa của lương tri. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương đầu của tác phẩm vừa theo lô gich thời gian, trọn vẹn một quy trình tội ác. Hình thức đầu cuối tương ứng trong kết cấu tạo nên sự va đập dữ dội trong tâm trí của người đọc.

    Phần một: Chiến tranh và “người bản xứ” – bộ mặt của bọn thực dân và số phận của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

    Qua ngòi bút của mình, Nguyễn Ái Quốc nêu bật sự đối lập trong trạng thái của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước chiến tranh và khi chiến tranh bùng nổ.

    Trước khi chiến tranh bùng nổ, người dân thuộc địa được các nhà cai trị gọi là những đứa “con yêu, những người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Để đạt được tham vọng đầy tội ác, chúng đã không từ thủ đoạn bỉ ổi,hạ mình, tâng bốc, vỗ về, phong tặng cho người dân thuộc địa những danh hiệu cao quý để dễ bề biến họ thành vật hi sinh bảo vệ quyền lực và lợi ích của chúng. Tác giả đã lật tẩy bộ mặt giả nhân giả nghĩa hèn hạ đó bằng việc đối lập thái độ của chúng đối với người dân thuộc địa trước và sau cuộc chiến tranh phi nghĩa mà tác giả mỉa mai là “cuộc chiến tranh vui tươi”. Trước chiến tranh, họ bị nhà cầm quyền coi là giống người hạ đẳng, bẩn thỉu, bị đối xử đánh đập như những con vật ghê tởm.

    Đến khi chiến tranh bùng nổ, họ lập tức biến thành những anh hùng của “đất mẹ”. Đó là thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân. Bằng giọng điệu mỉa mai, đả kích sâu cay, tác giả đã lấy lại chính các từ ngữ, hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân để lật tẩy bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng như những đòn gậy ông đập lưng ông một cách hiệu quả.

    Số phận của người dân thuộc địa được tác giả miêu tả rất cụ thể: “họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của học để vượt đại dương đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu. Tác giả kể bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất đầy xót ca, ngậm ngùi. Để vòng nguyệt quế và chiếc gậy của các quan toàn quyền lớn bé.. được tươi đẹp và vững chắc, người dân thuộc địa đã bị biến thành một thứ thuế máu vô cùng dã man và thương tâm. Để bảo vệ cho thứ công lí và tự do mà họ không hề được hưởng thụ, họ đã phải phơi thây trên các bãi chiến trường: kẻ thì vùi xác nơi đáy biển, người thì bỏ thây ở những miền hoang vu, kẻ thì chôn thân trong các bãi lầy, người thì kiệt sức trong các xưởng thuốc súng khạc ra từng miếng phổi.. tổng cộng, tám vạn người bản xứ đã bỏ mạng. Tác giả đã nêu lên một con số khủng khiếp về số người bản xứ bỏ mạng trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Phần hai: chế độ lính tình nguyện- các thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân.

    Trong khi chính quyền thực dân rêu rao về việc tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa thì sự thực “chế độ lính tình nguyện” đã được tác giả miêu tả một cách sống động: Nhà cầm quyền phải lùng ráp, săn bắt, cưỡng bức thứ vật liệu biết nói đi lính; các quan được dùng bất cứ mọi thủ đoạn, miễn là bắt đủ người; các quan tranh thủ chuyên bắt lính để xoay sở kiếm tiền, hoặc đi lính hoặc xì tiền ra; người bị bắt đi lính tìm mọi cách để trốn thoát, tự làm cho mình nhiễm bệnh nặng như bệnh mắt toét chảy mủ,.. để trốn lính. Không hề có sự tình nguyện nào, hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Bằng những dẫn chứng sinh động, hùng hồn và giọng điệu giễu cợt. mỉa mai, tác giả đã vạch trần các thủ đoạn bắt lính tàn bạo, trắng trợn, trơ trẽn của chính quyền thực dân Pháp.

    Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá của chính quyền thực dân bằng những câu hỏi từ: “nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn?Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại?”

    Trong phần này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố dối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa.

    Phần ba: kết quả của sự hi sinh- cách đối xử của chính quyền thực dân đối với những người đi lính sau chiến tranh.

    Sau khi đã đóng xong khoản thuế máu cho chính quyền thực dân, những người đi lính đã được ghi nhớ công lao, được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu có sức tố cáo lớn. Bộ mặt trơ tráo của chính quyền thực dân trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: họ bị lột hết của cải, đồ dùng cá nhân và được đối xử như súc vật trên tàu trở về nước. Họ được đón tiếp bằng bài diễn văn yêu nước rẳng:”bây giờ chúng tối không cần các anh nữa, cút đi”. Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa kết thúc thì các lời tuyên bố tình tứ của các nhà cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người lính từng được tâng bốc bây giờ mặc nhiên trở lại “ giống người bẩn thỉu” như trước đây.

    Bằng những hình ảnh chọn lọc, dẫn chứng sinh động, tác giả đã kịch liệt tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn nhẫn, trắng trợn của thực dân Pháp. Đến đây, chúng đã hiện nguyên hình là một lũ “cá mập thực dân” tàn bạo, bỉ ổi. thái độ căm phẫn của tác giả càng về sau càng được bộc lộ trực tiếp, mạnh mẽ và mãnh liệt hơn.

    Ba phần của chương được kết cấu theo trình tự thời gian: trước, trong, sau khi xảy ra chiến tranh, với cách sắp xếp như vậy, bộ mặt của chính quyền thực dân đã được vạch trần một cách toàn diện sâu sắc. Đổi lại, số phận của người dân nô lẹ cũng được phơi bày một cách đầy đủ và tột cùng của sự thảm thương.

    Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật châm biếm đả kích, sắc sảo. Lựa chọn và xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính gợi cảm và sức mạnh tố cáo, ngay cả ngôn ngữ cũng đậm màu sắc trào phúng, châm biếm.

    Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp chặt chẽ. các hình ảnh, sự kiện con số có tính xác thực được kết hợp với giọng kể mang đậm màu sắc trào phúng làm cho đoạn trích có tính hiện thực vừa mang tính biểu cảm cao, gợi lên những xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người đọc.

    Thuế máu đã vạch trần bản chất độc ác, bỉ ổi của thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm thứ thuế máu dã man và thương tâm trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nguyễn Ái Quốc đã lên án tội ác của chúng bằng những tư liệu phong phú, xác thực, hùng hồn.

      bởi Kane's Khang 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF