YOMEDIA
NONE

Cảm nhận về thi trung hữu họa trong đoạn Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối...

Người xưa nói " thi trung hữu họa", em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh tăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu nghững chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bị mất?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Nhắc đến Thế Lữ là người ta nhớ đến Nhớ Rừng ,một bài thơ đầy ý nghĩa. Nhớ rừng gợi tả lên nỗi u uất chán nản của một con hổ bị sa cơ ,phải ngang bày với lũ gấu “ dở hơi”. Lời nói ,nỗi nhớ của con hổ hay chính là của nhà thơ Thế Lữ. Bao trùm cả bài thơ là cả một nỗi nhớ lớn nhưng đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ rõ nhất là đoạn:

    “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
    Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
    Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu.”

    Nhớ rừng được in trong tập mấy vần thơ ,bài thơ mang nhiều hàm ý ,hình ảnh tráng lệ ,nhịp điệu du dương hào hùng. Nhà thơ mượn lời con hổ để nói về chính mình ,những hình ảnh sự việc đều là những gì mà nó đã trải qua. Nhưng hiện tại phũ phàng khi ngày tháng với nó bây giờ chỉ là “ gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt – Ta nằm dài trông ngày tháng dần trôi” và chịu “ ngang bầy với bọn gấu dở hơi”. Cuộc sống ấy càng làm cho nó nhớ đến nhà ,đến nơi nó từng là duy nhất và tất cả mà không một loài vật nào là không sợ nó. Đoạn thơ này miêu tả cuộc sống của con hổ khi chưa bị sa cơ.

    Hai câu thơ đầu thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi của con hổ về đêm trăng sau khi nó đã ăn uống no nê:

    “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

    Hình ảnh tuyệt đẹp với bờ suối và ánh trăng vàng huyền ảo lấp lánh trên suối. Hai từ “ nào đâu” thể hiện sự nuối tiếc hay cũng chính là nỗ nhớ da diết về quê hương của hổ. “ đêm vàng” gợi lên một hình ảnh tráng lệ mà nên thơ bình yên đến kì lạ. Hóa ra vị chúa sơn lâm của ta cũng có những phút giây êm đềm như thế. Đêm vàng kia là vàng của ánh trăng hay là những đêm huy hoàng của hổ. Trong khung cảnh tráng lệ đẹp đẽ ấy hổ đang trong tình trạng “ say mồi”. Hình ảnh “ đứng uống ánh trăng tan” thật đẹp. Ánh trăng kia chiếu trên dòng suối lơ đễnh mà mơ màng ,giữa không gian u mịch của rừng già nó hiện lên lung linh huyền ảo. Vị chúa sơn lâm say mồi đã uống tan ánh trăng trên dòng suối. Phải chăng ánh trăng quá đẹp và quá quen thuộc khiến cho con hổ không thoi nhớ đến.

    Tiếp đến hai câu thơ sau là nỗi nhớ của hổ về nhừng ngày mưa trên khắp rừng già sâu thẳm:

    “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

    Hết những đêm vàng thì đến những ngày mưa. Từ “ đâu” lại một lần nữa được cất lên thể hiện nỗi nhớ cào xé của con hổ. Qua những hình ảnh đẹp nay ta tưởng như trong làn mưa xối xả ấy vị chua sơn lâm của ta đang đứng lặng im nhìn giang sơn của mình. Đó phải chăng cũng là mọt hình ảnh đẹp trong đoạn thơ hay cũng chính là nỗi nhớ của con hổ? Mưa đến mang lại màu xanh cho cay rừng của chúa sơn lâm ,tiếng mưa réo rắt vui tươi và mạnh mẽ như tiếng gầm mưng vui của hổ.

    Thực tại u uất chán nản khiến nó nhớ về bình minh sau một giấc ngủ dài:

    “Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

    nắng bình minh len qua từng kẽ lá của cây làm cho cây xanh đẹp hẳn lên. Cái ánh nắng bình minh nhẹ nhàng ấm áp đó đã đánh thức vị chúa sơn lâm dậy sau giấc ngủ dài. Không những thế ánh nắng ấm áp ấy làm cho nó thức dậy với cảm giác vui vẻ hơn. Ánh sáng chưa đủ còn cả âm thanh nữa ,đó là tiếng của những chú chim nhỏ hót đón chào bình minh lên. Cũng vì thế cho nên giấc ngủ của con hổ khi thức dậy trở nên tưng bừng biết bao nhiêu.

    Đêm vàng trôi qua ,ngày mưa kéo đến rồi bình minh nắng gọi và đến hoàng hôn rực màu máu:

    “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

    Hai câu thơ như kể về một cuộc đi săn kết thúc ,hổ đi tìm nguồn thức ăn cho mình vào mỗi buổi chiều. Đó là những chuyến đi săn đầy vất vả ,máu lênh láng là thành quả mà nó đạt được cũng như thể hiện sức mạnh mà nó có. Câu thơ “ Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” thật đẹp nó gợi lên hình ảnh sau buổi chiều đi săn của hổ ,nó đợi mặt trời đỏ gắt kia lặn xuống để trở về với tổ ấm của nó.

    Điệp từ đâu qua các câu thơ được điệp đi điệp lại như thể hiện nỗi nhớ của hổ. Nỗi nhớ càng da diết bao nhiêu nó càng chán ghét hiện thực giả dối bấy nhiêu. Và đặc biệt là nó thấy tự hào về cảnh non nước hùng vĩ của rừng già cua nó. Đối với nó mà nói dù nơi nó đang ở có sử sang trang hoàng đến đâu hì cũng không thể sánh kịp rừng già của nó. Tất cả những nỗi nhớ ấy được con hổ cất lên thành một tiếng gầm gào than thở:

    “Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu”.

    Tiếng than thở ấy như vọng về rừng già sau thẳm của nó ,tiếng than hay tiếng gọi của hổ về quê hương nơi ở của mình.

    Như vậy có thể thấy đoạn trích đã thể hiện được hết cuộc sống hằng ngày và nỗi nhớ da diết của hổ. Sự uất hận ,chán ghét thực tại giả tạo làm cho nó càng thêm nhớ về nơi ở của nó. Nó khinh những cái nhân tạo quanh nó ,tuy bị sa cơ nhưng nó vẫn luôn hướng về cội nguồn nơi ở của nó. Đoạn thơ kết thúc bằng một tiếng thở dài ngao ngán vọng vào không gian.

      bởi Vary's Vân's 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF