YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của nhà trường trong sự trửơng thành của mỗi con người.

Vai trò của nhà trường trong sự trửơng thành của mỗi con người
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... 
    Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
    Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường. 
    Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
    Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
    Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh

      bởi Vũ Minh Khang 13/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... 
    Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
    Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường. 
    Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
    Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
    Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh

      bởi Yon Ni 15/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.

    Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.

    - Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực.

    - Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu.

    - Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    - Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.

    - Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.

    - Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
    => Tự viết thành bài hoàn chỉnh

      bởi Lê Trần Khả Hân 02/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON