YOMEDIA
NONE

Tác dụng của phép điệp ngữ là gì ?

Tác dụbg của điệp ngữ là gì vậy ạ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (6)

  • Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ

    1. Tạo ra sự nhấn mạnh.
    2. Tạo sự liệt kê Ví dụ: Còn trời, còn nước, còn non. Còn cô bán rượu anh còn say sưa. => Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.
      bởi Hoàng Mỹ Duyên 27/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Lời giải nha bạn

      bởi Trinh Huong 27/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điệp ngữ có tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. Làm cho câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng. Phép điệp từ là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.

      bởi Victor Blade 27/04/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Điệp ngữ có tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. 

    Làm cho câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng.

      bởi Phạm Phương Thảo 27/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Điệp ngữ có tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. 
    Làm cho câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng.

     

      bởi hoàng vinh 28/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tác dụng của điệp ngữ

    Tác dụng nhấn mạnh

    Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

    Ví dụ:

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

    (Bếp lửa – Bằng Việt)

    Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

    Tác dụng liệt kê

    Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

    Ví dụ:

    “Hạt gạo làng ta

     vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

     hương sen thơm

    Trong hồ nước đầy

     lời mẹ hát….

     bão tháng bẩy

     mưa tháng ba”

    (Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

    Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

    Tác dụng khẳng định

    Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

    Ví dụ:

    “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

    (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

    “Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.

      bởi Victor Blade 28/04/2020
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF