YOMEDIA
NONE

Phân tích cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài Công cha như núi ngất trời..

1. Phân tích cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao 1

''Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

2. Viết 1 đoạn văn khoảng 20 dòng làm rõ tình anh em trong bài ca dao:

''Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.''

3. Nghệ thuật đặc sắc trong bài ca dao và nêu tác dụng của nó.

''Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai''.

4. Viết một đoạn văn phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài ca dao:

''Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai''.

5. Viết một đoạn văn nêu lên cảm nghĩ của em về nỗi thương thân của người lao động trong xã hội cũ qua các hình ảnh ẩn dụ.

Các bạn giúp mình nha! (Thật tốt khi các bạn không coppy mạng)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • 1, a) Nghệ thuật:

    -Biện pháp nghệ thật so sánh.

    - Âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.

    - Thể thơ lục bát.

    - Gieo vần ở câu 2,3 : Đông, mông

    b) Nội dung

    -Công lao biển trời của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở con cái phải biết ơn, hiếu thảo,... với cha mẹ.

    2, Người Việt Nam đã từ rất lâu đời coi trọng tình gia tộc.Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau.Đó là đạo đức,là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm.Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau.Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn...hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đã là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai cũng cần.Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, mọi người phải biết thương yêu nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi ngày càng diễn ra nhiều sự việc đau lòng về mối quan hệ gia đình. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do, tình huống nào có thể thay đổi được.Tình anh em mãi mãi thắm thiết.

    3,a) Nghệ thuật:

    - Một vài nét so sánh.

    - Dùng một số tiếng địa phương

    - Đảo ngữ pháp trật tự.

    b) Nội dung:

    -Ca ngợi vẻ đẹp, sự bát ngát, mênh mông của cánh đồng lúa.

    -Ca ngợi hình ảnh của người con gái trong độ tuổi thanh xuân, tràn đầy sức sống...

    Mình chỉ biết có bao nhiêu thôi, ko chép mạng đâu, yên tâm hen...

    ~~~CHÚC BN HỌC TỐT~~~

      bởi Nguyễn Khánh Nhật 05/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
    Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng ** đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:
    Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
    Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
    Vì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:
    Cá không ăn muối cá ươn
    Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
    Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.

      bởi Thu Thu 28/07/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF